|
Bạn Ngô Văn Long và Tác giá- Trên đỉnh Núi Cấm (thành phố Hà Giang ngày 11/9/2012) |
Nhân ngày huyện Hoàng Su Phì vinh dự đón
nhận Bằng di tích Quốc gia ruộng bậc
thang Hoàng Su Phì, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và Ngày hội văn hóa
thể thao các dân tộc toàn huyện lần thứ V được anh em phòng Tài nguyên-Môi trường mời lên thăm huyện; biết tin Bạn Ngô Văn Long (trưởng phòng thi
đua các huyện thị-Ban thi đua khen thưởng tỉnh-trực thuộc Sở Nội vụ Hà Giang) và
Lại Trần Hà (Chánh văn phòng Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư) mời ra thăm
thành phố Hà Giang.
|
Tác giả và Bạn Lại Trần Hà (chụp trên đỉnh núi Cấm ngày 11/9/2012) |
Nếu ai một lần vào mùa thu mà đến
thăm Hà Giang thì đẹp lắm. Trời se se
lạnh, và từ Tuyên Quang ngược Hà Giang
hai bên đường là những dãy đồi núi thấp trong tầm mắt; càng lên cao thì phong
cảnh càng đẹp với những cánh đồng
ruộng bậc thang ánh lên những màu
vàng rực rỡ của ấm no và hạnh phúc. Bên trái dòng sông Lô lúc ẩn lúc hiện mang
màu xanh của nước.
Bạn Long nói “Đã
đến thị xã Hà Giang thì nên lên núi Cấm”! Nói là Cấm nhưng du khách lại thoải
mái trèo lên. Khi về công tác ở Hà Giang năm 1997; Bác Vũ Ngọc kỳ-nguyên ủy
viên Trung ương Đảng-Bí thư tỉnh ủy Hà Giang đã có một ý nghĩ thật tuyệt vời mà
nay đã thành hiện thực là xây dựng hoàn thành một con đường du lịch lên đỉnh
núi Cấm.
Núi Cấm là địa điểm lý tưởng nhất để nhìn ngắm toàn
cảnh thị xã Hà Giang từ trên cao.Đi lên núi duy nhất chỉ có thể đi bằng xe gắn
máy và đi bộ. Xe máy chỉ đi một đoạn ngắn thôi sẽ phải bỏ lại xe. Sau
một đoạn đường rải đá răm ngoằn nghèo và dốc, từ từ leo bộ lên đỉnh núi Cấm. Từ đây lên đỉnh
núi chỉ mất 40’ nhưng đây cũng là thời gian lý thú vì từ vị trí nào trên đường
đi, du khách cũng có thể ngắm nhìn thị xã ở nhiều góc độ khác nhau, như đi trên trời ngắm nhìn thành phố Hà Giang
sương xuống trong chiều tà đẹp lắm.
Trên đường lên núi Cấm đi qua một ngôi chùa mới
xây dựng song và có cả nhà sư trụ trì; dừng lại dăm phút viếng chùa thấy lòng
thanh thản nhẹ nhõm trong chiều tà như ...đang về đất Phật.
Đi tiếp theo từng bậc, từng bâc, lên gần đỉnh núi
sẽ thấy những tường thành cũ kỹ, rêu
phong in dấu một thời chống giặc ngoại xâm. Chính nơi đây trong những năm
tháng chống lại “cuộc chiến tranh lấn
chiếm biên giới phía Bắc” nhân dân các dân tộc Hà Giang đã vận chuyển vũ khí và
đạn dược để phục vụ Bộ đội chốt chặn đánh giặc từ trên cao điểm trên cao này.
Nay đã thành một di tích lịch sử của thành phố Hà Giang. Từ trên đỉnh núi Cấm
ta thấy không khí trong lành, cỏ cây xanh mát, gió trời lồng lộng, phút chốc đã
khiến mọi mệt mỏi, ưu phiền trong lòng tan biến.
Từ trên cao, phóng tầm mắt nhìn xuống, thị xã đẹp
như một bức hoạ với những mảng màu ấm áp, nhạt dần về phía núi xa xa mờ sương…
thành phố trải dài trong một thung lũng hẹp được bao bọc bởi những dãy núi cao
ngất. Ngay giữa lòng thị xã, sông Miện, sông Lô mềm mại uốn lượn về xuôi. Bên
dòng Lô nối đôi bờ của thị xã là hai cây cầu Yên Biên 1 và Yên Biên 2 lại chợt
nhớ về bài hát “Hà Giang mến yêu”...nơi đây cũng là nơi hẹn hò của nhiều đôi
trai gái và hạnh phúc khi thấy Hà Giang ngày một phát triển: mảnh đất phên dậu
nơi cực Bắc hùng cường và vững chắc.
Đứng trên đỉnh núi Cấm, phía sau lưng lồng lộng
bàn thờ Phật, phía trước mặt là cảnh sắc đất trời bao la, lòng người chợt dịu
lại, bao nhọc nhằn bon chen đều trở nên vô nghĩa… thấy sao yêu tha thiết non
nước quê mình.(chợt nghĩ nếu thành phố Hà Giang quy hoạch một nơi để thắp hương
thì hay biết mấy: hiện nay trên đỉnh núi có nhiều chỗ thắp hương quá nên tập trung-trang nghiêm-không nên dàn trải ở đỉnh núi Cấm!)
Đến Hà Giang thì mới biết lên Hà Giang đi mùa nào
cũng thấy đẹp,mỗi mùa có một vẻ đẹp khác nhau. Bạn vào phía Tây của tỉnh (cách
thị xã 100 km) sẽ qua ba huyện: Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Xín mần. Ở các huyện
phía Tây này vẻ đẹp và du lịch là những ruộng bậc thang.
Ruộng
bậc thang ở huyện Hoàng Su Phì Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất
dốc của rất nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Do ở các vùng cao, miền núi
hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách
chọn các sườn đồi, núi có đất màu bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng. Sau
đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao
hơn về. Ngay bên ven đường ô tô Bắc Quang-Hoàng Su Phì-Xín Mần là ruộng bậc
thang xã Nậm Ty, xã Thông Nguyên của người Dao đỏ; ruộng bậc thang xã Bản Luốc, xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người
Nùng; gần hết huyện Hoàng Su Phì là thấp thoáng ruộng bậc thang xã Bản Phùng
của người La Chí trên lưng chừng các ngọn núi rất đẹp.
Nếu du
khách đến Hoàng Su Phì còn được đến điểm Panhou ; Pan hou thuộc thôn Làng Giang, xã Thông
Nguyên điểm du lịch sinh thái Pan Hou do
Công ty TNHH Khám phá Khánh Hòa đầu tư xây dựng và khai thác với tổng vốn đầu
tư 96 tỷ đồng, đã đầu tư 30 tỷ đồng triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn I. Hiện
khu du lịch PAN HOU đã đưa vào sử dụng 26 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn và có các dịch vụ tắm lá thuốc
“Người Dao” do người Dao Hái từ trên các đỉnh núi cao.
Vào đến Huyện Xín Mần ta thấy bãi đá cổ Nấm Dẩn
thuộc xã Nấm Dẩn, chênh vênh trên triền núi cao quanh năm mây phủ, khu di
tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn năm. Khác với di tích đá
cổ ở Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Nấm Dẩn còn được ít người biết đến nhưng về mức
độ tập trung của di tích và vẻ đẹp các hình vẽ cùng những điều bí ẩn quanh các
phiến đá thì không kém phần hấp dẫn. Huyện Xín Mần đã cho xây dựng tại đây một
nhà sàn văn hóa làm nơi đón khách về thăm di tích bãi đá cổ. Có khá nhiều hãng du lịch lữ hành đưa di tích này vào là điểm đến trọng điểm
trong chương trình du lịch đi bộ, thăm các bản làng ở Hà Giang.
Từ Hà Giang nếu du khách đi lên phía cực Bắc còn có
khá nhiều điểm du lịch lý thú như: Cột cờ Lũng Cú, Cao nguyên đá Đồng Văn, Dinh họ Vương, Núi đôi Quản Bạ, Chợ tình Khau
Vai…
Từ thị xã Hà Giang, theo quốc
lộ 4C ngược lên phía Bắc khoảng 160km, du khách sẽ đến xã Đồng Văn, huyện Đồng
Văn. Từ đây, tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa nối liền hai xã Lũng Cú -
Đồng Văn khoảng 40km, du khách sẽ đến với đỉnh Lũng Cú.
Từ xa, Lũng Cú hiện ra thật sinh động: một
vùng đất với 3/4 là đá, nổi bật lên là cột cờ Tổ quốc có hình dáng giống cột cờ
Hà Nội, trông xa giống như một ngọn tháp; xung quanh là phong cảnh núi rừng
hùng vĩ, trùng điệp... Khi tới gần, vẻ đẹp nơi đây càng rõ nét hơn: một
cột cờ được dựng trên đỉnh núi Rồng (tên là Long Sơn), dưới chân cột có khắc
phù điêu mang rõ nét hoa văn của trống đồng Ðông Sơn, lá cờ Tổ quốc tung bay
phất phơ trong gió và in bóng xuống mặt hồ Lô Lô xanh biếc. Đến đây, du khách
sẽ có dịp được tận hưởng bầu không khí trong lành, tìm hiểu về những nét văn
hóa truyền thống đặc sắc của một số dân tộc.
Cao nguyên đá Đồng Văn thuộc huyện
Đồng Văn, một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang, cách thị xã Hà Giang
146km. Đây là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh,
Đồng Văn, Mèo Vạc. Ngày nay được gọi là “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng
Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của
UNESCO chính thức công nhận là “Công viên địa chất Toàn cầu” - danh hiệu duy
nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Hãy đi một chuyến thăm Hà Giang - miền núi luôn có những điều
thú vị hấp dẫn khách du lịch và thăm các
phiên chợ vùng cao. Mỗi huyện có một chợ họp duy nhất một phiên ngày Chủ nhât;
sẽ mang đến cho bạn những điều mới lạ đó, ở đây bán rất nhiều và có những sản vật của địa phương; sẽ tìm thấy ở phiên chợ này những món quà rất
thú vị cho chuyến du lịch, hàng hoá ở chợ
rất nhiều phong phú và mang đặc
trưng của vùng cao Hà Giang, những món hàng như : Mật ong, hay váng đậu tương,
thảo quả khô, măng khô, thịt trâu, thịt bò khô nuôi rừng...rất khoái khẩu. Đặc
biệt ở đây có chè shan tuyết , củ cải đường sấy khô, được trồng ở độ cao từ 800m đến trên 1200m được khách du lịch chọn mua khá nhiều,
ngoài ra còn rất nhiều thứ khác bạn có thể mua làm quà.
Chia tay Bạn Ngô Văn Long và Lại Trần Hà về Hà Nội trên tuyến xe có
giường nằm chất lượng cao của Công ty
Hải Vân (có Trụ sở ở Khu Nam Trung Yên-Trung Kính-Hà Nội) chạy 2 chiều: Hà
Nội-Hà Giang và ngược lại. Đúng với quảng cáo của công ty là xe chất lượng cao “Không
chở quá lượng khách, đội ngũ lái xe, tiếp viên chuyên nghiệp, tận tình, chu
đáo; Công ty có Dịch vụ đặt chỗ rất thuận tiện, ưu tiên người có tuổi và phụ nữ
trẻ em, phụ nữ có con nhỏ rất được ưu tiên ghế ngồi”. Nếu bạn lên Hà Giang mời
hãy đặt chỗ để thấy mức thuận tiện và “Một hành trình-trọn niềm tin”.
(Ngô Lê
Lợi- Hà Giang: Nhớ ngày lên thăm bạn : 15/9/2012)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HÀ GIANG THÁNG 9-2012
|
Thành phố Hà Giang phát triển cả hai bên sông Lô
|
|
Trên đỉnh núi Cấm
|
|
Thành phố Hà Giang nhìn từ núi Cấm
|
|
Dòng sông Lô chảy từ nguồn về thành phố Hà Giang
|
|
Chợ trung tâm của thành phố Hà Giang rất nhiều hàng và rẻ |