Trẩy Hội về đất Phật chùa Hương (năm 1992 |
Ông cha ta có câu “Ơn trả-nghĩa đền” hay “Đền ơn đáp nghĩa cha mẹ”, đa số con cái đều nhớ ghi công ơn sâu nặng của cha mẹ ; nhưng câu đó chỉ mới đúng một phần thôi đối với trên 2 triệu con cái hư hỏng đua đòi; bởi là do gần đây xuất hiện khá nhiều vụ việc những đứa con nhẫn tâm hành hạ cha mẹ già khiến cho dư luận xã hội rất bất bình. Các giá trị truyền thống đạo hiếu của dân tộc phải chăng đã bị những đứa con bất hiếu này coi thường và nhân tính trong chúng đang bị tha hóa trầm trọng.
Về thăm quê nội (năm 1997) |
Nếu chúng ta gõ vào google dòng chữ “con ngược đãi cha mẹ” lập tức sẽ có rất nhiều kết quả được tìm kiếm. Số lượng kết quả khổng lồ này cho thấy hiện trạng con ngược đãi, hành hung cha mẹ đã xảy ra tại không ít gia đình.
Nhiều vụ việc con cái hành hạ cha mẹ đã được báo chí vạch trần trước công luận. Nhưng trong thực tế xã hội vẫn đang còn tồn tại khá nhiều sự việc con ngược đãi cha mẹ khá đau lòng ở những mức độ khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau, nhẹ thì chửi mắng, nói láo, coi thường cha mẹ, nặng thì đánh đập, hành hạ, thậm chí đuổi mẹ đi không nuôi dưỡng chăm sóc.
Sự thật bất nhẫn này đã tạo nên hồi chuông báo động về đạo đức của những người con và nỗi đau buồn của những đấng sinh thành hàng ngày đang phải chịu đựng nghịch cảnh bị con cái ngược đãi thậm tệ.
Cuộc đời của những người được làm cha làm mẹ như một nốt nhạc buồn trong bản nhạc đời nghiệt ngã mà số phận đã an bài. Nhưng tiếc rằng, kẻ soạn ra bản nhạc buồn ấy lại chính là người con mà mẹ đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, rồi hy sinh cả đời nuôi khôn lớn. “Thật bất công khi cha mẹ cả đời tần tảo nuôi con, hy sinh vì con, đến cuối đời lại bị con cái hắt hủi”. Người ta nói rằng “nước mắt chảy xuôi” là như vậy. Người ta thường nói “một mẹ nuôi được 10 con, chứ 10 con chưa chắc nuôi được một mẹ” bởi có nhiều con nhưng tỵ nạnh nhau chăm sóc. Tuổi thơ ai khi đi học cũng học thuộc lòng câu: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Nhưng không phải ai cũng làm được như thế.
Mục đích của cha mẹ chúng ta khi cho con cái đến trường học là gì? Chắc chắn là học kiến thức, học những điều hay lẽ phải, học những thứ mà những nơi khác không có được… Và cuối cùng ai cũng mong con mình đi học để làm một người sống tốt có ích cho xã hội, vì chí ít cũng học được nhân cách làm một con người.
Người Việt Nam ta có câu ca:
“Mưa trời ngập chảy ra sông
Nhớ công dưỡng dục ra công đáp đền
Gió đưa cành trúc la đà
Mẹ cha còn sống Phật Đà hiện thân.”
Nhớ công dưỡng dục ra công đáp đền
Gió đưa cành trúc la đà
Mẹ cha còn sống Phật Đà hiện thân.”
Mẹ mang nặng 9 tháng 10 ngày. Mẹ có thể chấp nhận hi sinh tính mạng mình để dành sự sống cho con.
Cha mẹ thức khuya dậy sớm chăm bẵm con từ lúc hình hài còn đỏ hỏn. Những khi con khóc, những lúc con ốm, cha mẹ bồn chồn, lo lắng. Cha mẹ vất vả, tảo tần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” chỉ mong cho con được cơm no áo ấm, học hành tiến bộ, sống có đạo đức.
Tấm lòng thơm thảo của cha mẹ sẽ không ai hiểu nổi nếu chưa được làm mẹ cha. Cảm ơn tạo hóa đã ban tặng cho những người con được sống trong tình thương bao la của mẹ, sự che chở vững chắc của cha.
Có lẽ, những ai từng chịu cảnh thiếu mẹ, vắng cha hoặc mồ côi cha mẹ mới thấm thía sự “đói lòng” khát hơi ấm mẹ cha. Và vẫn còn văng vẳng đâu đây lời khuyên làm day dứt lòng bao đứa con: “Những ai có mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng làm buồn lên mắt mẹ nghe con!”
Thế nhưng, trong xã hội ngày nay lại có nhiều đứa con bất hiếu, vô ơn. Lời dịu dàng của mẹ được chúng đáp trả lại bằng những lời chửa bới thô tục. Bàn tay nhẹ nhàng của mẹ được chúng đối đáp bằng bàn tay, bàn chân đánh đập thậm tệ. Đôi mắt già nua của mẹ bị chúng hành hạ đến nhòa lệ. Đó có phải là hành động cư xử đúng đắn của một con người đối với con người, của người con đối với cha mẹ? Không. Đó không thể là bản chất, là hành vi của con người có đạo đức, có văn hóa. Nó mang đầy thú tính. Ở những đứa con bất hiếu đó phần Con đã lấy át phần Người rồi. Đau lòng biết bao!
Chẳng biết rằng khi “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đối với cha mẹ mình, trong đầu óc của những đứa con bất hiếu có phút giây nào nghĩ đến những tháng ngày mẹ cha nhọc nhằn nuôi dưỡng con không. Có lẽ trong đầu chúng chỉ tự cao nghĩ chúng là kẻ mạnh, khỏe chân, khỏe tay. Kẻ mạnh áp bức kẻ yếu. Và con cái của những đứa con bất hiếu khi nhìn thấy cảnh cha mẹ ngược đãi ông bà sẽ nghĩ ra sao?
Biện minh cho hành động ngược đãi có kẻ còn nói lúc trước do cha mẹ có lỗi này nọ với con cái nên bây giờ nó có quyền ngược đãi ...
Đành rằng cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái, nhưng con cái cũng phải ý thức được trách nhiệm của mình là phụng dưỡng cha mẹ. Dù cuộc sống có cực khổ thế nào, dù cha mẹ có sai sót với mình thế nào, nếu có thì phận làm con cũng phải báo đáp cái ân nghĩa sinh thành.
Những chuyện đẫm nước mắt do con cái ngược đãi cha mẹ (trích từ các bài báo đã đăng).
+ Câu chuyện của cụ Trần Thị S mong sau khi chết được gặp con...
Chuyện được ghi ở Trung tâm Bảo trợ Xã hội III (thôn Miêu Nha, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ở tuổi 85, cụ Trần Thị S. không còn nhớ rõ mình đã ở Trung tâm này được bao nhiêu năm. Cho đến tận hôm nay, trong trí nhớ của cụ vẫn hằn sâu về sự bạc đãi của người thân. Sự bất hiếu vô tâm của máu mủ ruột rà đã khiến cụ S. phải tha phương cầu thực. Đôi mắt nhìn xa xăm, cụ S. tâm sự có lẽ cụ chỉ biết gửi trời xanh: “Giờ thì tôi ngấm lắm câu của người xưa “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng. Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”. Cả đời chắt chiu nuôi con, nuôi cháu khôn lớn thành người, đến khi về già bệnh tật, ông nhà tôi qua đời thì chúng hắt hủi tôi. Nếu như người dưng nước lã thì đã đành, đằng này lại là máu mủ thân tình nên thật đau đớn xót xa. Dù thế nào, tôi cũng cố gắng tìm gặp chúng một lần nữa để hỏi xem tại sao chúng lại đối xử với tôi như thế?”. Cụ S. cười chua chát, nói với chúng tôi: “Ở trong này còn vui hơn ở nhà… con tôi, vì mọi người trong này sống rất tình cảm”. Nói thế chứ, nhiều đêm nằm ngủ cụ vẫn mơ thấy mình đang sống trong căn nhà cũ với con cháu. Tỉnh giấc, cụ lại khóc khi nghĩ “ngày mình ra đi không biết các con có về không?”
+ và Chuyện buồn của cụ Trần Thị H.
Sự nhẫn tâm của con gái ruột, kẻ đã ruồng bỏ, đuổi cụ ra đường để chiếm ngôi nhà. Không nơi nương tựa, cụ H. phải vào Trung tâm Bảo trợ xã hội III sống nốt đoạn đời ngắn ngủi còn lại. Lúc sắp qua đời, cụ H. còn nắm chặt trong tay tấm ảnh đen trắng nhạt nhòa chụp hình cụ và cô con gái khi còn bé. Lời nói cuối cùng của cụ H. với các nhân viên là lời nhắn yêu thương dành cho đứa con bội bạc: “Mẹ thương con lắm, mẹ không trách gì con đâu”.
+Đuổi cha mẹ đi để khỏi phải nuôi dưỡng.
Các cụ ta ngày xưa có câu “trẻ cậy cha, già cậy con”; . Ông Nguyễn Văn H và bà Phan Thị Th (ở huyện Văn Lâm - Hưng Yên) có 4 người con. trong đó có một người con trai là Nguyễn Văn B. Sau khi các con ông H lập gia đình, ông bà H sống cùng vợ chồng người con trai trong ngôi nhà và mảnh vườn mà ông cha để lại. Khi ông bà H về già, con dâu lo lắng sẽ bị chia nhà chia đất cho các cô em chồng nên đã xúi chồng đuổi bố mẹ ra khỏi nhà. Anh B nghe vợ và đã đuổi bố mẹ đi. Khi mấy người em xúm vào khuyên nhủ, anh B liền đoạn tuyệt bố mẹ rằng "ông bà không phải là bố mẹ tôi".
+ Sống chết thế nào cũng ở cùng con trưởng.
ông Phạm Viết Đ và bà Nguyễn Thị Th (ở phường Thụy Khuê, quận Ba Đình), đều đã trên 80 tuổi cũng bị anh Phạm Tiến M, người con trai trưởng hắt hủi, ngược đãi. Anh M thường văng tục với bố mẹ, nói năng thiếu đạo đức. Các con anh vì thế cũng rất hỗn hào với ông bà. Người con trai út ở bên cạnh nhìn thấy bố mẹ mình sống buồn tủi như vậy, tha thiết mời bố mẹ về sống cùng vợ chồng mình, nhưng vợ chồng ông Đ nhất quyết không nghe. Ông bà nói rằng, sống chết thế nào cũng ở cùng con trai trưởng. Nhưng không chịu được sự hắt hủi, hỗn hào của con trai trưởng, ban ngày vợ chồng ông Đ đành phải sang nhà anh con út để ăn uống. Tối, ông bà lại về nhà con trai trưởng để ngủ, như vậy vẫn không phải mang tiếng với hàng xóm là có con cháu bất hiếu!
+Nuốt đắng cay vào trong lòng.
Câu chuyện của vợ chồng cụ Quý (phường Thổ Quan, quận Đống Đa,Hà Nội). Nguyên nhân là do cụ nghe con dụ: “Bố bán ngôi nhà đi, rồi ở với đứa nào thì ở”, ông đã bán ngôi nhà ấy được 1.000 lượng vàng, sau đó chia hết cho con cái. Sau khi xây nhà xong, các con ông đứa làm ăn thua lỗ, đứa đánh bạc mất hết nhà cửa, đuổi ông ra khỏi nhà”. Bố mẹ có bao nhiêu tiền, lao động bao nhiêu cũng chỉ vì con cái. Nhưng khi nghe con cái bán hết tài sản thì cuối cùng cũng khó sống với con, nhất là khi bố mẹ tới tuổi già trái tính trái nết, hay bất đồng quan điểm giữa hai thế hệ, cuối cùng bị con đẩy bố mẹ ra đường.
+Không nuôi báo cô mẹ.
ở xã Đông Văn ,Đông Sơn, Thanh Hóa, có Cụ bà đã 80 tuổi, có năm người con trai nhưng ai cũng đối xử tệ bạc với cụ. Khi con cái cụ yên bề gia thất, cụ về ở cùng vợ chồng anh con trai út trong căn nhà tổ tiên. Sau khi dốc hết tiền cho con thì mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Thấy mẹ già không giúp được việc gì nữa, lại hết vốn liếng dưỡng già, sợ mai kia mẹ ngã bệnh, ốm đau thì mọi chuyện đổ lên đầu nên vợ chồng cậu con trai đã thoái thác trách nhiệm nuôi mẹ. Ngày nào vợ chồng cũng chửi rủa cụ là “đồ ăn bám”, “nuôi báo cô chứ được lợi lộc gì”. Mấy năm ròng rã, cụ đành cắn răng nín nhịn trong sự đay nghiến của con mà không dám nói ra sợ dân làng cười chê. Cuối năm 2000, những người con trai cụ họp gia đình bàn bạc, phân chia việc nuôi mẹ theo định kỳ. Họ bàn nhau mỗi người nuôi mẹ 6 tháng, cứ thế luân phiên cho đến khi cụ qua đời. Song cũng chẳng được bao lâu, những người con của cụ lại đùn đẩy việc nuôi mẹ cho người con út, vì anh được thừa kế, hưởng thụ cả gia tài tổ tiên cha mẹ để lại, nên phải có trách nhiệm nuôi mẹ. Đùn đi đẩy lại mãi không xong, họ bàn nhau làm cho cụ cái lều lợp lá ở góc vườn nhà con út, rồi mỗi tháng mỗi người đóng góp chút tiền nuôi mẹ. Nhưng cái khoản “đóng góp nuôi mẹ” cũng thất thường. Lúc đau yếu, thiếu ăn cụ vẫn phải cậy nhờ vào sự trông nom của con gái, con rể.
+Có nhà nhưng phải ra đình làng để ở.
Chuyện của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Quý (82 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (78 tuổi) ở thôn Đồng Lư , xã Đồng Quang,huyện Quốc Oai, Hà Nội. Có tới 7 người con mà vẫn phải ở nhờ nơi đình làng của thôn. Đã 7 năm nay, mọi người ở đây cũng đã quen với hình ảnh hai ông bà già lủi thủi ở đình làng, cụ ông lọ mọ mang vó ra đồng kiếm con cua con cá bán kiếm tiền mua gạo. Mấy người con trai chẳng ai nhòm ngó ông bà, cũng chẳng giao lưu với ai. Nguyên nhân: Theo cụ Quý, khi giá đất lên cao, các con bảo cụ bán bớt đi mảnh đất ở để xây nhà. Năm 1999, cụ Quý đồng ý bán đất, đưa hết tiền cho các con. Nhưng sau khi nhà cao cửa rộng, người con trai cả Nguyễn Văn Trượng lại quay sang tỏ thái độ hắt hủi bố mẹ. Cụ Quý bảo: "Khi thằng Trượng thay đổi tính nết, vợ chồng tôi sang ở cùng đứa con trai út nhưng chỉ được mấy hôm nó cũng kiếm cớ. Nó bảo tại tôi không chia tài sản gì cho nó, nên chẳng việc gì phải nuôi vợ chồng tôi".
Cụ Quý ngán ngẩm kể: "Từ năm 2004 đến nay chúng nó đã đón tôi về mấy lần nhưng chỉ mấy bữa tôi lại phải chạy đi chạy lại hết anh lại em. Khi còn ở thôn Đồng Lư thì thằng anh bảo tôi lên rừng (Lương Sơn-Hòa Bình) ở với thằng em cho không khí trong lành. Lên Hòa Bình được một thời gian, tôi có chăn nuôi được hơn trăm con gà, đến ngày thu hoạch thì thằng em lại bảo: "Thôi, ông về quê mà sống, ở đó còn có họ hàng, anh em và tổ tiên chứ ở đây thì có ai". Cứ như thế đã bốn lần cụ phải ra đi rồi lại trở về như những người vô gia cư.
Cuối cùng, cả hai cụ đành quyết định ra ở nhờ đình làng. Cũng từ đó, mấy người con trai bỏ mặc, không hỏi han đến. Chỉ có cô con gái út sinh năm 1978 - Nguyễn Thị Thoa lấy chồng cùng làng qua lại giúp đỡ.
Nhà báo tiếp xúc với anh con trai trưởng Nguyễn Văn Trượng thì anh này một mực nói rằng: Không đời nào anh đón ông bà về. Ông bà muốn sống ở đâu thì mặc, không quan tâm. Thậm chí Nguyễn Văn Trượng còn tuyên bố: "Có về đây thì tôi đập chết". Chị Hiền - vợ anh Trượng cũng bảo, không thể sống chung được với ông bà.
+Lập di chúc sớm bị con cướp nhà.
Bất ngờ trước lá đơn bày tỏ nỗi đau xót của bà cụ Nguyễn Thị Ngừng (88 tuổi), trú ở thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Nơi ấy là vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, nên cụ Ngừng không chỉ là cơ sở nuôi giấu, tiếp tế lương thực, thực phẩm, mà còn động viên chồng con thoát ly cầm súng chiến đấu.
Là vợ và là mẹ liệt sĩ bị vợ chồng người con gái ngược đãi, chiếm đoạt nhà đất, khiến bà cụ phải sống nhờ nơi khác. Năm 1978, cụ Ngừng dốc hết số tiền dành dụm, xây dựng một căn nhà mái ngói, vách xây 48m2 trên thửa đất ông bà để lại. Hơn 10 năm sinh sống ở đó, sức khỏe giảm sút, cụ Ngừng phải xuống nhà người con trai Trương Ngọc Hoàng, ở TP Tuy Hòa để chữa bệnh.
Cũng từ đó, vợ chồng người con út Trương Thị Đỉnh - Nguyễn Thành Hiếu trông coi nhà của cụ Ngừng, nhưng họ lại tự ý tu sửa nâng cấp căn nhà lên 100m2 vào năm 1994, rồi kê khai đăng ký hồ sơ địa chính để được UBND huyện Tuy Hòa trước đây cấp "sổ đỏ" vào năm 1998.
Bốn năm sau, vợ chồng con gái "thuyết phục" cụ lập di chúc cho tặng căn nhà và đất vườn. Di chúc đó đã được UBND xã Hòa Mỹ Tây chứng thực ngày 26-2-2002. Theo quy định pháp luật dân sự, di chúc đó chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế sau khi cụ Ngừng qua đời. Cũng từ đó, vợ chồng con gái dựa vào "chứng cứ pháp lý" hai "sổ đỏ" để trở mặt, ngược đãi bà mẹ già yếu chiếm nhà đuổi mẹ ra khỏi nhà. Và hiện nay cụ phải đi thưa kiện để đòi lại nhà.
Và Câu trả lời cho những sự ngược đãi cha mẹ.
Thứ nhất là do đời sống xã hội tạo ra:
Về Giáo dục: Do giáo dục gia đình chưa được đề cao , còn ảnh hưởng của lối sống phong kiến trọng nam khinh nữ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Các bậc cha mẹ đa phần là giáo dục theo kiểu bao bọc, bao dung. Họ dành tất cả mọi thứ tốt nhất cho con cái mà không "dành dụm" cho mình một ít vốn cho tuổi già. Họ hy sinh hết cho con cái, mong được "cậy con" khi về già. và một phần do mâu thuẫn thế hệ khi cùng sống chung đông người trong một mái nhà.
Về Kinh tế (Chủ yếu): Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hành vi ngược đãi bố mẹ; chủ yếu liên quan đến vấn đề tài sản, đất đai nhà cửa, tiền vốn; do thừa kế không đều hoặc làm di chúc sớm dẫn đến con cái thấy cha mẹ hết tài sản buông xuôi trách nhiệm.(đây chính là sản phẩm của nền kinh tế thị trường mang đến).
Về lối sống do xã hội mang đến: Ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội: con cái nghiện ngập, rượu chè, cờ bạc .
Chưa Là tấm gương sáng trong chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ: Để con cái không ngược đãi mình khi về già thì cha mẹ cần làm gương cho các con: Tấm gương mình phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ mình (tức là ông, bà của các con mình); Phải thường xuyên tuyên truyền trong xã hội trước hết phải tôn trọng bố mẹ mình, tôn trọng người cao tuổi trong xã hội; đền ơn đáp nghĩa những người có công.
Về luật pháp: Nhiều luật gia cho biết, theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai... xử những vi phạm của những người con còn quá nhẹ chưa đủ răn đe nên ngược đãi cha mẹ của con cái chưa giảm.Cho nên xã hội cần có biện pháp giáo dục, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm và cần bổ sung xây dựng bộ luật đủ mạnh để ngăn chặn và đẩy lùi ngược đãi cha mẹ.
Thứ hai về Tâm linh:
Lý giải về các hiện tượng vi phạm đạo đức, luân lý xã hội dưới cái nhìn của đạo Phật, Đại sư Ấn Quang đã diễn giải hết sức rõ ràng và sâu sắc. Trích dẫn nguyên văn của ngài:
“Con cái có bốn nhân: báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ.
“Con cái có bốn nhân: báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ.
Báo ân là con đối với cha mẹ đời trước có mang ân, vì báo ân nên đến làm con, trọn đời phục dịch nhọc nhằn, khiến cho song thân khi sống còn được phụng dưỡng an vui, lúc qua đời được chôn cất, cúng tế. Cho đến hoặc con làm những việc giúp nước an dân, danh nêu thanh sử, để cho thiên hạ đời sau nhân kính người mà mến trọng cả cha mẹ như các ông: Tăng Lỗ Công, Trần Trung Túc, Vương Quy Linh, Sử Đại Thành... Đời nay những con thảo cháu hiền đều thuộc về hạng ấy.
Báo oán là cha mẹ đối với con đời trước có điều phụ nghĩa, nó mới đến làm con để báo oán. Khi còn nhỏ con đã sanh lòng ngỗ nghịch, lớn lên lại gây họa làm lụy cho cha mẹ; khi song thân còn sống, không cung phụng, lúc chết, để nhục lây đến kẻ cửu tuyền. Thậm chí có khi, con nắm quyền chức trọng yếu rồi làm điều trái phép, khiến cho nhà cửa nát tan, dòng họ diệt tuyệt, mồ mả bị đào xiềng, để thiên hạ đời sau nhân thóa mạ người mà ghét luôn cả cha mẹ, như bọn Vương Mãng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tần Cối...
Trả nợ là đời trước con có thiếu tiền của nơi cha mẹ, vì trả nợ nên đến làm con, nếu số thiếu nhiều thì trả đến mãn đời song thân, thiếu ít hoặc đến nửa chừng rồi đi. Như con học vừa thành danh thoạt chết mất, buôn bán mới được lợi bỗng lìa trần.
Đòi nợ là đời trước cha mẹ có thiếu tiền nơi con, nay nó đến làm con để đòi lại. Như số nợ nhỏ thì cha mẹ chỉ tốn tiền cho con ăn mặc, thuốc men, học hành, cưới gả, và dạy bảo đủ điều muốn cho mai sau thành lập, nhưng vì kỳ hạn đã mãn, nó liền qua đời. Nếu số nợ lớn, có khi đứa con xài phá tiêu tan hết sự sản của cha mẹ mới thôi."
Vậy theo cách kiến giải hết sức thuyết phục trên cùng với các ví dụ song song so le về hiện tượng cha mẹ ngược đãi con cái và ngược lại cho thấy:
Cha mẹ ngược đãi con cái kiếp trước, kiếp sau bị con cái ngược đãi.
Con cái ngược đãi cha mẹ kiếp này, kiếp sau bị cha mẹ ngược đãi.
Luân hồi nhân quả như bánh xe quay vòng khó thể kết thúc.
Báo oán là cha mẹ đối với con đời trước có điều phụ nghĩa, nó mới đến làm con để báo oán. Khi còn nhỏ con đã sanh lòng ngỗ nghịch, lớn lên lại gây họa làm lụy cho cha mẹ; khi song thân còn sống, không cung phụng, lúc chết, để nhục lây đến kẻ cửu tuyền. Thậm chí có khi, con nắm quyền chức trọng yếu rồi làm điều trái phép, khiến cho nhà cửa nát tan, dòng họ diệt tuyệt, mồ mả bị đào xiềng, để thiên hạ đời sau nhân thóa mạ người mà ghét luôn cả cha mẹ, như bọn Vương Mãng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tần Cối...
Trả nợ là đời trước con có thiếu tiền của nơi cha mẹ, vì trả nợ nên đến làm con, nếu số thiếu nhiều thì trả đến mãn đời song thân, thiếu ít hoặc đến nửa chừng rồi đi. Như con học vừa thành danh thoạt chết mất, buôn bán mới được lợi bỗng lìa trần.
Đòi nợ là đời trước cha mẹ có thiếu tiền nơi con, nay nó đến làm con để đòi lại. Như số nợ nhỏ thì cha mẹ chỉ tốn tiền cho con ăn mặc, thuốc men, học hành, cưới gả, và dạy bảo đủ điều muốn cho mai sau thành lập, nhưng vì kỳ hạn đã mãn, nó liền qua đời. Nếu số nợ lớn, có khi đứa con xài phá tiêu tan hết sự sản của cha mẹ mới thôi."
Vậy theo cách kiến giải hết sức thuyết phục trên cùng với các ví dụ song song so le về hiện tượng cha mẹ ngược đãi con cái và ngược lại cho thấy:
Cha mẹ ngược đãi con cái kiếp trước, kiếp sau bị con cái ngược đãi.
Con cái ngược đãi cha mẹ kiếp này, kiếp sau bị cha mẹ ngược đãi.
Luân hồi nhân quả như bánh xe quay vòng khó thể kết thúc.
Làm sao kết thúc?
Cho nên, người tu học biết lý nhân quả, sợ tội. Tin vào nhân quả không dám bất hiếu, hoặc ngược đãi con cái để gieo nhân lành, trồng quả ngọt. Có thể chấm dứt được vay trả nghiệp báo luân hồi.
Cho nên, người tu học biết lý nhân quả, sợ tội. Tin vào nhân quả không dám bất hiếu, hoặc ngược đãi con cái để gieo nhân lành, trồng quả ngọt. Có thể chấm dứt được vay trả nghiệp báo luân hồi.
Các lời khuyên của người cao tuổi đối với các bậc làm cha làm mẹ:
Sự tha hóa đạo đức của những đứa con bất hiếu này không chỉ cho các bậc sinh thành phải đau lòng rơi lệ mà nó con là nỗi đau của cả xã hội. Một xã hội chỉ thực sự hạnh phúc, văn minh khi người với người cư xử với nhau đầy lòng nhân ái, con phải luôn nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Theo lời khuyên của các bậc cao tuổi như sau:
1- Cha mẹ cần có sự chăm sóc của con cái nhưng các cụ nên chuẩn bị cho mình điều kiện khi về già. Đó là có nhà ở cố định dù nhà to hay nhỏ, một khoản kinh tế nào đó để duy trì cuộc sống dưỡng lão cho mình.
2- Để con cái không ngược đãi mình khi về già thì cha mẹ cần làm gương cho các con.
3- Những đứa con bạc đãi cha mẹ là những đứa con bất hiếu, không có trách nhiệm với gia đình thì không thể thương yêu nó mãi mà nên để Pháp luật trừng phạt nó.
4- Hành động ngược đãi bố mẹ là hành động vô đạo đức, cần lên án. Cần giáo dục thế hệ trẻ ngày nay cần quan tâm hơn nữa đến người già. Trước hết phải tôn trọng bố mẹ mình, tôn trọng người cao tuổi trong xã hội.
5- Nguyên nhân chủ quan: Ở những bi kịch trên, ngoài nguyên nhân con cái bất hiếu còn phải tính đến sai lầm của những bậc cha mẹ. Trong quan hệ cha mẹ - con cái, con cái - cha mẹ xuất hiện yếu tố không cân bằng. Cha mẹ luôn cho con cái nhiều hơn những gì con cái có thể mang lại cho cha mẹ. Dẫn đến không coi trọng cha mẹ mà coi trọng vật chất hơn tình cảm con người.
Do vậy, cần Báo Hiếu cha mẹ, nếu không thì “sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy”. Mình đối xử với cha mẹ không tốt thì con cái sau này lại đối xử với mình như vậy bởi “gây nhân nào gặp quả ấy” ./.
Ngô Lê Lợi- Hà Nội 27/9/2011.
Xem bài mới nhất: Người mẹ già và 6 đứa con bạc ác
Xem bài mới nhất: Người mẹ già và 6 đứa con bạc ác
ANTĐ - Tôi,
một người mẹ năm nay đã 71 tuổi, vô gia cư và sống nương nhờ cửa Phật tại một
ngôi chùa nhỏ, mặc dù tôi có 6 người con cả trai lẫn gái. Bi kịch của tôi là bị
các con ruồng bỏ những năm tháng tuổi già cuối cuộc đời...
Bức thư của tôi không phải là lời trách móc hay oán thán cuộc đời. Cũng
không thể nào oán trách những đứa con của tôi sinh ra. Dù chúng có đối với tôi
như thế nào tôi vẫn là mẹ chúng, mà tình cảm mẹ con không thể nào mất đi được.
Tôi đã quyết định xuống tóc vào chùa, có lẽ đây là lần cuối cùng trong đời, tôi
muốn sẻ chia câu chuyện của mình để tìm ra lời giải đáp cho bi kịch đau đớn này
mà suốt những năm tháng cuộc đời tôi phải chịu đựng để yên lòng về với Phật.
Tôi, một người mẹ năm nay đã 71 tuổi, vô gia cư và sống nương nhờ cửa Phật tại
một ngôi chùa nhỏ, mặc dù tôi có 6 người con cả trai lẫn gái. Bi kịch của tôi
là bị các con ruồng bỏ những năm tháng tuổi già cuối cuộc đời...
Hai vợ chồng tôi lấy nhau xuất thân đều là những người lao động, suốt cả
những năm tháng tuổi trẻ là chuỗi ngày dài triền miên những tính toán mưu sinh
cho cuộc sống. Ngày xưa ở thôn quê, cha mẹ chúng tôi đều khuyến khích sinh
nhiều con để sau khi tuổi già trông mong vào sự chăm sóc của chúng. Vợ chồng
tôi sinh được 6 người con cả nếp lẫn tẻ. Cuộc sống tuy bươn chải nhọc nhằn
nhưng lòng tôi luôn bình yên vì có một người chồng mẫu mực và những đứa con mà
tôi - một người mẹ hết sức thương yêu. Cuộc sống của tôi tưởng chừng như trôi
qua êm đẹp...
Vợ chồng tôi ngày một già đi, các con ngày một lớn và bay ra khỏi vòng tay
cha mẹ. Không giàu có để cho các con của ăn của để, vợ chồng tôi cố gắng lo
lắng cho các con đi học hết phổ thông. Đứa con trai cả của tôi học được đến đại
học, những đứa khác thì học nghề hoặc ra đời đi làm lo cuộc sống. Vốn là những
người lao động, chúng tôi không mong con cái phải học cao hay giàu sang phú
quý, chỉ cần có cuộc sống bình thường là chúng tôi yên lòng. Các con tôi không
học cao, cũng không phải phá phách hay có thói hư tật xấu. Chúng cũng biết lo
cho cuộc sống của bản thân, 6 đứa con dần lập gia đình và 5 đứa ra ở riêng.
Chúng tôi ở với người con trai cả trong ngôi nhà hai vợ chồng tôi tạo dựng từ
những ngày còn khỏe mạnh. Tuổi đã cao, vợ chồng tôi mở một cửa hàng nhỏ bằng
tiền chúng tôi dành dụm được để không trở thành gánh nặng cho con cái.
Cuộc sống luôn có nhiều va chạm giữa cha mẹ và con cái, nhất là khi chúng
đã lập gia đình. Tôi coi đó là điều bình thường khi bên cạnh tôi luôn có chồng
tôi bầu bạn những năm tháng tuổi già. Bi kịch của tôi bắt đầu từ lúc chồng tôi
mắc bệnh tai biến đột ngột ra đi năm ông 70 tuổi. Đến bây giờ đã tròn 5 năm kể
từ ngày chồng tôi qua đời, tôi bị những đứa con của chúng tôi sinh ra ngược đãi
và ruồng bỏ trong suốt thời gian đó.
Tôi có thói quen vào chùa niệm Phật kể từ khi chồng tôi mất. Và cũng kể từ
ngày đó thời gian ở lại chùa của tôi nhiều hơn, có khi 2, 3 hôm tôi không về
nhà, không phải tôi không muốn về mà mỗi lần về nhà tinh thần tôi lại trở nên
suy sụp. Sự việc xảy ra khi một hôm đứa con trai của tôi bảo rằng: "Người
mẹ bốc mùi khai làm con khó chịu. Ban đầu tôi nghĩ đó là một lời nhận xét hết
sức bình thường của các con. Hằng ngày tôi đều tắm rửa sạch sẽ kể cả mỗi lần đi
đâu đó về, nhưng dù bà cụ già như tôi có tắm rửa sạch đến cỡ nào, tôi vẫn bị
các con chê. Đầu tiên chúng bảo tôi có mùi khó chịu, sau đó là chê tôi bốc mùi
khai, mùi thối. Con dâu và cháu thấy tôi ngồi ở đâu là tránh xa chỗ đó, chúng
bắt tôi phải ăn bát riêng, đũa riêng, uống nước trong cốc riêng không dùng
chung với chúng. Những biểu hiện, những hành động của các con thực sự làm tôi
bối rối. Chúng chê tôi, nói tôi bẩn thỉu, hôi thối ngay cả trong bữa ăn. Mỗi
khi gặp ai nói về tôi là chúng chẳng tiếc lời bêu rếu mẹ đẻ của chúng. Tôi thực
sự cảm thấy rất xấu hổ khi đứng trong nhà mình trước mặt con cháu, mỗi ngày
chúng lại chê tôi nhiều hơn.
Có hôm đứa con dâu tôi lôi hết quần áo của tôi trong tủ vứt ra trước sân
bảo rằng quần áo của tôi dính những thứ bẩn thỉu ở ngoài đường ảnh hưởng tới
cháu. Sống chung một nhà với đứa con trai chính tôi sinh ra mà tôi thấy như ở
nhà người lạ. Tôi còn nhớ như in đứa con trai cả của tôi nói: "Con còn
phải lo cho vợ con, mẹ đi sang nhà mấy đứa khác mà ở". Nó đã đuổi mẹ nó ra
khỏi căn nhà của cha mẹ nó xây dựng cả cuộc đời. Trước khi chồng tôi mất, căn
nhà vẫn đứng tên hai vợ chồng tôi, dự tính của chúng tôi cũng là để lại cho con
cái sau này còn có chỗ thờ phụng, nhưng không ngờ trước khi tôi kịp nói, con
trai tôi đã có ý định đuổi tôi ra khỏi nhà.
Tôi không biết làm thế nào trước lời nói đó của con trai, mỗi ngày đôi mắt
tôi lại mờ đi vì khóc nhiều. Mỗi lần nhắc đến là tôi không cầm được lòng mình.
Tôi không dám tâm sự điều này với bất kì ai, gia đình tôi sẽ mang tiếng vô
phúc. Ngày tôi đi ra khỏi nhà con trai cả, tôi đã muốn tìm cách đi theo chồng
tôi sang bên kia thế giới. Tuổi đã cao, sức khỏe yếu dần, tôi không thiết sống
nữa. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ cô đơn những năm tháng tuổi già. Giờ phút
này muốn dựa dẫm về tinh thần vào các con, muốn một lần nữa làm các con tôi
hiểu ra sai lầm của chúng, tôi tìm đến nhà những đứa con khác với hi vọng một
điều kỳ diệu cuối cùng trước khi quyết định giã từ trần thế.
Nhưng dường như các con tôi không hề để ý, chúng coi tôi như một vật vướng
chân. Hai đứa con trai thứ đùn đẩy việc nuôi tôi, chúng nghĩ rằng mẹ chúng cầu
cạnh các con vì hai bữa cơm kẻo đói. Nhìn thấy các con mệt mỏi như có gánh nặng
tôi tủi thân không đành lòng ở lại, tôi tìm đến hai đứa con gái đã lấy chồng,
nhưng vì hoàn cảnh gia đình chồng không mấy khá giả, con tôi từ chối cho mẹ đến
nhà thăm dù chỉ là một buổi chiều. Các cháu ngoại của tôi luôn nhìn tôi như một
người xa lạ, chúng quá bé để có thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra.
Mỗi lần ốm đau người thăm nom tôi không phải là sáu đứa con rứt ruột sinh
ra mà là một người bạn già cùng hoàn cảnh neo đơn. Những cú điện thoại cho các
con mỗi lúc bệnh, tôi chỉ nhận lại được từ chúng cái tặc lưỡi chua chát:
"Ôi giời, tôi cũng ốm không đi làm được chứ chả phải mỗi mình u". Năm
2011 tôi nằm bệnh viện vì chứng bệnh xương khớp, tiền dành dụm không đủ trả viện
phí, tôi thiếu năm trăm ngàn để làm thủ tục ra viện. Gọi điện cho đứa con gái
hỏi mượn, nó nói rằng: "U mượn gì nhiều tiền lắm thế, tôi lấy đâu ra".
Hôm đó, một người bệnh nhân chung phòng đã trả giúp tôi năm trăm ngàn viện
phí, tôi cảm thấy tủi nhục vô cùng. Tôi thực sự suy sụp trước cách đối xử với
chính mẹ mình của các con tôi. Một người mẹ thành công khi sinh ra và dạy dỗ
con cái nên người, ấy thế mà các con tôi không thể hiểu được một chữ hiếu giản
dị. Ngày trước chúng tôi không bao giờ đối xử như vậy với cha mẹ, hay là tôi đã
tạo nghiệp gì ở kiếp trước bây giờ phải trả giá đắt?
Niềm an ủi lớn nhất bây
giờ của tôi là được nghe kinh Phật, được làm những công việc vặt trong chùa.
Niềm hạnh phúc là được các vị sư trong chùa động viên an ủi. Không có nhà chùa
và Phật chắc có lẽ tôi đã kết liễu tâm hồn già nua, xát muối này ở một nơi tối
tăm nào đó. Họ là những người xa lạ nhưng tình cảm hơn cả tình mẹ con của tôi
bây giờ. Chỉ cần nhìn các vị sư thầy mỉm cười, lòng tôi đã được vơi bớt đi đau
đớn bi kịch gia đình. Giờ tôi đã chuyển hẳn vào chùa ở, bên cạnh tôi hầu hết là
những người già neo đơn không con cái chăm sóc, chúng tôi thường an ủi nhau
vượt qua đau khổ và quên đi nhưng thật sự nỗi lòng của một người mẹ như tôi
không thể nào giải thoát nổi. Tôi không thể hiểu tại sao mình lại có một bi
kịch đáng sợ như thế ở cái giây phút gần đất xa trời. Thầy trụ trì chùa nói
rằng, nếu tôi muốn xuống tóc đi tu tại chùa thì tôi phải quên hết mọi vướng bận
cuộc đời. Có lẽ tôi là người già cố chấp tôi vẫn chưa tìm ra được một cách để
quên đi bi kịch này.
(Đăng lại từ báo An ninh thủ đô-Thứ hai
08/10/2012)