ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Tại sao khi sinh nhật không nên sát sinh?


Theo Phật giáo không có chủ trương mừng sinh nhật, ngay cả lúc đức Thế Tôn còn tại thế Ngài cũng nghiêm cấm hàng đệ tử tổ chức ngày sinh của Ngài và cũng không cho phép đệ tử của Ngài để tâm vào những việc vô ích như vậy.

        Có người đặt câu hỏi rằng: “Đức Phật đã nghiêm cấm tổ chức ngày sinh cũng như ngày mất của Ngài vậy tại sao những người theo đạo Phật vẫn làm?!”. Xin thưa, việc kỉ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn  cũng không ngoài mục đích làm cho chúng sinh thấy và hiểu được cuộc đời cũng như công hạnh rạng ngời vĩ đại của bậc Chánh Đẳng Giác. Đồng thời làm tăng trưởng thiện tâm đối với người có nhân lành, khuyến tấn họ noi theo gương sáng của đức Thế Tôn mà tinh tấn hành trì, cũng nhờ nhân duyên này khiến cho kẻ tà tâm giảm dần nghệp ác, phát lồ sám hối, hành thiện tích đức chuộc lại lỗi lầm. Việc làm lợi lạc cho hữu tình như thế mà không đáng làm ư?

        Dẫu rằng sinh thời đức Thế Tôn không cho phép làm những điều đấy, vì không muốn ngoại đạo dèm pha, và vì những việc làm đấy không có lợi ích gì trong việc tu tập. Ngày nay chúng ta cách Phật đã xa, nhắc đến danh hiệu Phật còn có người vẫn không biết huống chi thông hiểu và thực hành giáo pháp của Ngài, vì lẽ đó mà chư Tổ  đã tùy phương tiện mượn hình ảnh ngày đản sinh của Đức Từ phụ để nhắc nhở tôn vinh cuộc đời và hạnh nguyện bất khả tư nghì của Ngài, hầu mong chúng sinh có thể cảm niệm được ân đức cao dày này, phát tâm Bồ đề tin sâu Tam Bảo, hành thiện tích đức gieo nhân Phật pháp cho đời này và mãi những đời sau.


        Còn chúng ta, chưa thoát khỏi hệ lụy của kiếp luân hồi, một khi tám ngọn gió độc thế gian (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) và trôi lạc trong “sinh-già –bệnh-chết” với bao nỗi khỏ;thổi tới là thân tâm xiêu vẹo ví như nhà tranh trước bão lớn, hầu hết những việc chúng ta làm trước tiên là nghĩ đến cái lợi cho riêng ta hoặc vả chăng là cho những người thân mà ta yêu quí. Khi chưa thoát ra được những trói buộc đó thì liệu việc chúng ta làm có lợi ích gì cho ai không, hay trong cái vui chốc lát đó mà hậu quả lại khôn lường. Chưa hết, có nhiều người tiền bạc có thừa, nhân ngày sinh ấy mà giết mạng những sinh vật khác để làm tiệc thiết đãi bạn bè, ăn uống no say mà đâu biết rằng nghiệp báo sẽ mang trong nhiều kiếp, bởi lẽ lấy sinh mạng của kẻ khác để nuôi thân mình đã là không thể mà lại còn kêu gọi bạn bè chung vui, ca hát say sưa trên nỗi đau của chúng sinh khác, liệu có bất nhẫn lắm không? Ta đánh dấu ngày sinh…lại giết bao chúng sinh khác là sao? Để ăn mừng…? 

        Phật dạy trong 8 cái khổ của kiếp người “sinh khổ” đứng đầu, vậy mà chúng ta lại lấy cái khổ làm vui, ăn mừng trong cái ngày đầu tiên của chuỗi dài đau khổ, thật quá đau thương! Đã thế lại còn gieo biết bao nhiêu nghiệp chướng, oán cừu, mang lấy vô số khổ đau từ cái “sinh nhật” ấy.
Chúng ta dù là Phật tử hay không phải Phật tử, nếu là người có trí thì nên suy ngẫm. Riêng đối với đệ tử Phật gia thì cố nhiên phải biết 8 cái khổ ấy là gì, và phải quán niệm về sự vô thường của kiếp người, mượn ngày sinh ấy để mà quán chiếu về sự hoại diệt biến đổi khôn lường của thân tứ đại mong manh này, quán chiếu để thấy rõ hơn, sâu sắc hơn về lời dạy của đức Thế Tôn từ đó mà nỗ lực tu tập cầu mong thoát ly sinh tử, đây chính là món quà sinh nhật quý giá nhất mà chỉ có sự tinh tấn của cá nhân cộng với sự gia trì của Tam Bảo chúng ta sẽ có được.

        Còn  là một người con có hiếu, hãy làm lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ….  bằng cách mang đến cho họ những giây phút an lành trong cuộc sống, vâng lời và phụng dưỡng hết lòng, và bạn cũng nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách thực hành tám con đường chân chính (quan điểm chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính), làm mô phạm cho con cháu trong gia đình, làm yên lòng ông bà, cha mẹ. Đồng thời hãy hướng cho họ một đời sống tâm linh chân chính, quay về nương tựa nơi Phật, Pháp và Tăng gieo chút duyên lành cho đời sống tương lai và tạo dựng sự bình an vững chãi trong tâm hồn ở giây phút hiện tại. Làm được ít nhiều trong số những điều đó bạn cũng đã xứng đáng được gọi là người con có hiếu.

 Nhữn người còn trẻ  thông minh thì hãy dành một chút suy nghĩ về nỗi cực khổ của bố mẹ bạn. Họ đã từng cưu mang chúng ta trong dạ, nuôi ta lớn lên với bao nhiêu đắng cay khó nhọc. Vậy mà giờ đây ta trả ơn họ bằng cách gây thêm cho họ bao nhiêu phiền muộn chỉ vì muốn bằng bạn bè, muốn cho mọi người thấy ta cũng sành điệu như ai, biết ăn mặc đúng phong cách xìtin, biết xài đồ hiệu v.v… mà ta đã gây áp lực với bố mẹ, có nhiều trường hợp trộm cắp tài sản gia dình hoặc giết bố mẹ chỉ vì muốn có tiền để tổ chức sinh nhật cùng bạn bè.
Sao bạn không tự hỏi rằng nếu khi bạn có gia đình rồi có con, và con của bạn đối xử với bạn như chính bạn đã đối xử với bố mẹ bạn thì lúc đấy tâm trạng của bạn sẽ như thế nào? Bạn sẽ làm gì với con bạn?
        Chỉ cần dành cho vài phút để ý nghĩ này thoáng qua trong tâm trí sẽ cảm nhận được điều muốn chia sẻ là gì? Thay vì đi cùng chúng bạn ăn uống thâu đêm, vui đùa lãng phí thì  hãy tổ chức một buổi tiệc trà và thêm vào đó là một chiếc bánh kem nhỏ nhắn do chính bạn mua hoặc làm từ tiền quà sáng, hoặc tiền mà bạn có được một cách chân chính, rồi quây quần bên bạn là bố mẹ, người thân trong gia đình và những đứa bạn thân nhất. Và xin bạn đừng quên rằng ngày sinh bạn cũng là ngày bạn nên hứa với lòng sẽ nỗ lực làm việc tốt/kinh doanh tốt hay  học tốt, vâng lời bố mẹ thầy cô, quí mến giúp đỡ bạn bè và luôn biết yêu thương muôn loài. Làm được như thế thì chắc chắn ngày sinh  sẽ vô cùng ý nghĩa, đừng nên nghĩ về quà/ăn uống  và sẽ giận nếu cha mẹ/người thân không mua quà về trong ngày sinh nhật.
        Hy vọng có thể chia sẻ đôi điều cùng mọi người, để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc tổ chức sinh nhật hay mừng lễ thượng thọ cho ông bà bố mẹ. Cần nhất là tránh sát sinh, đừng gây áp lực cho người thân của bạn và cũng nên chi tiêu có chừng mực nhất là trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước như hiện nay. Và xin bạn nhớ cho: “những gì bạn gieo hôm nay nó sẽ trổ quả trong ngày mai”. Ăn uống/tiêu pha lãng phí kiếp này kiếp sau sẽ tái sinh ở những nước nghèo khổ và nhiều dịch bệnh?

            Đại sư Liên Trì khuyên 7 việc không nên  sát  sinh:


1. NGÀY SINH NHẬT KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH

Cha mẹ đau đớn, sinh ra ta vất vả. Ngày sinh ra ta chính là ngày mẹ ta chết dần đi. Vì vậy nên phải cấm tuyệt việc sát sinh, nên ăn chay, làm nhiều điều thiện, cầu cho cha mẹ tăng thêm phúc thọ. Cớ sao lại quên nỗi vất vả của cha mẹ mà nỡ lòng sát hại sinh linh?

2. SINH CON KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Không có con ắt phải buồn lo, sinh được con thì rất vui. Sao không nghĩ xem, loài cầm thú cũng biết yêu thương con, cớ sao mình sinh con ra lại khiến cho con của loài khác phải chết? Như vậy có thể yên tâm được sao? Than ôi đứa trẻ vừa mới sinh ra, đã không vì nó tích đức mà lại sát sinh, thế chẳng là mê muội lắm sao?

3. CÚNG GIỖ KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Khi cúng giỗ người đã khuất hoặc tảo mộ vào tiết xuân thu đều nên cấm việc sát sinh để tạo phước đức. Trong tự nhiên sẵn có tám loại thực phẩm quý để dâng cúng, đâu thể bới xương cốt dưới cửu tuyền lên mà ăn sao? Sát sinh để dâng cúng chính là đại bất hiếu!

4. HÔN LỄ KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Việc cưới hỏi ở thế gian, có đủ nghi lễ thì thành chồng vợ, nào có phụ thuộc vào việc sát sinh? Khi lập gia đình là đã bắt đầu nghĩ đến việc sinh con. Trước lúc sinh con mà làm việc giết hại, quả là nghịch lý. Như vậy là ngày lễ tốt lành mà lại làm việc hung dữ, giết hại, chẳng phải là mê muội lắm sao?

5. ĐÃI KHÁCH KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Ngày lành cảnh đẹp, chủ hiền đãi bạn rau, gạo, quả, trà không trở ngại chi đến cảnh trí nhà Phật. Cớ sao lại giết hại mạng sống? Cùng cực béo ngọt, vui ca say sưa với cốc chén, giết hại oan uổng bao mạng sống trên mâm ăn! Than ôi! Người có tấm lòng, nhìn thấy như vậy chẳng buồn lắm sao?

6. CẦU AN KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Người đời có thói quen sát sinh để tế thần, mong thần phù hộ. Không nghĩ rằng mình tế thần là muốn tránh cái chết, cầu sự sống, nhưng giết hại mạng sống loài khác để mong cho mạng mình sống lâu quả thật là nghịch lý, tàn độc hung ác.

7. BUÔN BÁN KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Phàm là con người ai cũng phải vì cơm ăn áo mặc. Hoặc phải đi săn bắt, hoặc phải xuống nước bắt cá, mò tôm, hoặc phải giết trâu, bò, lợn, chó... cũng chỉ vì kế sinh nhai. Nhưng xét lại, những người không làm các nghề này cũng vẫn có cơm ăn áo mặc, đâu vì thế mà phải chết đói chết rét? Làm nghề sát sinh ắt sẽ chịu quả báo bị giết hại. Lấy việc giết hại mà được giàu có thì trăm người chẳng có lấy một! Ngược lại còn phải chịu ác báo trong nay mai, không có gì nguy hại hơn thế. Sao không cố gắng thay đổi nghề nghiệp, chọn những cách sinh nhai hiền lành chẳng phải tốt hơn sao?
Người Phật tử phải luôn tâm niệm bảy điều này để làm kim chỉ nam trong đời sống hằng ngày.
Người giữ giới không sát sinh được thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp. Nếu dốc hết sức làm việc phóng sinh, lại thêm chuyên tâm niệm Phật, không những tăng trưởng phước đức mà còn nhất định sẽ được tùy nguyện vãng sinh, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, tiến lên địa vị không thối chuyển.

Trong lịch sử đã có nhiều vị lãnh đạo đất nước và các vị vua không tổ chức sinh nhật; Vua Đường Thái Tông cả đời không tổ chức ăn mừng sinh nhật?

 Đường Thái Tông mặc dù thân cao quý là thiên tử nhưng lại không tổ chức mừng sinh nhật linh đình, bởi ông cho rằng ngày này là ngày mẹ ông phải chịu bao khổ nạn. Cho nên ông thường vào ngày sinh nhật của mình mà đẫm lệ khóc thương. Đặc biệt, tấm lòng hiếu thảo biết ơn này, đã lưu lại văn hóa truyền thống báo hiếu cho hậu thế?

(Theo nhiều sách) HCM ngày 28-10-2018.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Lời cha dậy 30 năm trước…?


Cha còn nhớ, 20 năm trước, vào cái ngày cha chuẩn bị lên đường ra thành phố học nghề và lập nghiệp, ông nội con đã gọi cha lại và dặn rằng: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Không biết khi con lấy vợ ta có còn sống trên đời không. Nên trước khi con đi, ta phải dặn con rằng: Một người vợ lý tưởng mới có thể giúp gia đình ấm êm, hạnh phúc, hòa thuận. Nhưng “người tính không bằng trời tính”, chuyện vợ chồng là do duyên số thôi. Nhưng ta vẫn có mấy lời dạy con trước khi chọn người bạn đời của mình.”
Đến nay đã hơn 30 năm, nhưng những lời ông căn dặn ta ngày đó vẫn luôn luôn đúng. Và bây giờ, con trai của ta cũng đã trưởng thành và nhanh thôi con sẽ lập gia đình. Cha thấy mình cần phải có trách nhiệm trao lại những lời từ ông nội cho con,

1. Cuộc đời này cái gì cũng có giá của nó, kể cả việc con chọn vợ
Lựa chọn một người phụ nữ xinh đẹp làm vợ, con phải chấp nhận cô ấy ăn chơi, tiêu xài.
Lựa chọn một người phụ nữ biết kiếm tiền, con phải chấp nhận cô ấy không có nhiều thời gian cho gia đình.
Lựa chọn một người phụ nữ biết chăm sóc gia đình làm vợ, con phải chấp nhận cô ấy không biết kiếm tiền.
Lựa chọn một người phụ nữ vừa tài giỏi, vừa xinh đẹp, con phải chấp nhận sẽ có hàng trăm người đàn ông khác vây quanh vợ con.
Lựa chọn một người phụ nữ độc lập, tài giỏi, dũng cảm, kiên cường làm vợ, con phải chấp nhận sự ngang bướng của cô ấy.
Lựa chọn một người phụ nữ sinh ra trong gia đình giàu có, con phải chấp nhận tính tiểu thư của cô ấy. Ngược lại, một cô gái chân phương, giản dị thì phải chấp nhận không phải điều gì cô ấy cũng biết.
Con thấy không, cái gì trong cuộc đời cũng có giá của nó hết. Đừng hi vọng cuộc sống này con muốn là sẽ có được những điều hoàn hảo, kể cả hôn nhân và hạnh phúc.

2. Một người vợ để chung sống cả đời cần những “tính xấu” như thế này con ơi
Ở cái tuổi 20, con sẽ thích hẹn hò với cô gái coi con là của riêng. Con sẽ để mắt đến những cô nàng chỉ suốt ngày lo lắng về vẻ bề ngoài, từ bộ móng tay, mái tóc, làn da và vẻ đẹp hình thể là quan trọng nhất.
Thêm 1-2 tuổi, con lại bị thu hút bởi những cô gái chỉ quan tâm đến sự nghiệp và công việc của mình. Và như vậy, cô ấy đang hẹn hò với con nhưng con chẳng bao giờ có tên trong tương lai của cô ấy.
Thêm 1-2 tuổi nữa, khi đã ra trường và tự lo được cho bản thân, con lại chỉ thu hút được những cô gái chỉ mong đợi vật chất. Khi cô ấy cho đi, cô ấy luôn mong được nhận lại.
Cô ấy rất sợ khi cho con biết những bí mật sâu thẳm nhất, cô ấy không vui khi nói về hôn nhân, cô ấy sợ hãi phải nấu ăn cho con, cô ấy không sẵn sàng thỏa hiệp và luôn cố gắng để thay đổi tính nết của con. Cô ấy chẳng quan tâm điều gì ngoài việc con cho cô ấy được bao nhiêu.
Đó là tất cả những người phụ nữ để yêu, để hẹn hò chứ không thể lấy làm vợ. Cuộc đời con sẽ gặp nhiều người phụ nữ khác nhau, có người sẽ muốn bên con trọn đời nhưng chắc chắn không ít người chỉ muốn nhìn vào ví tiền vào gia cảnh của con mà thôi.
Người muốn gắn bó với con cả đời, cô ấy không cần lo lắng về móng tay của mình mỗi khi vào bếp nấu nướng và chăm chút cho con.
Cô gái để lấy làm vợ luôn quan tâm đến sự nghiệp và tương lai của con hơn vật chất con đem lại. Cô gái để lấy làm vợ luôn hiểu và trân trọng gia đình, bạn bè và chính con người thật của con.
vậy, hãy chọn một cô gái sẵn sàng chia sẻ những bí mật sâu thẳm nhất với con, sẵn sàng chia sẻ ước mơ và niềm đam mê của cô ấy. Khi đó, cô ấy mới thực sự tin tưởng vào con.
Hãy tìm một cô gái thường cằn nhằn về cách tiêu xài của con, thường giận con vì về muộn hay ca thán vì mùi thuốc lá, bia rượu nồng nặc. Một người vợ để chung sống cả đời cần những “tính xấu” như thế.
Hãy ở bên cạnh người con gái khiến con cảm thấy cuộc sống bình yên, vì họ mà con thay đổi, vì họ mà con yêu thương hơn là một cô gái đẹp. Cái đẹp có thể làm con bị thu hút rất nhanh nhưng sắc đẹp nào rồi cũng phải phai nhạt.

3. Cuối cùng, hãy nhớ: “Đàn ông không tốt, đừng mong đàn bà tận tụy”
Dù cô gái đang bên cạnh con là để yêu hay để cưới thì con hãy nhớ, phải tuyệt đối phải tôn trọng và nâng niu họ. Kể cả những người phụ nữ đã đi qua đời con, con cũng đừng bao giờ buông lời than trách. Dù hạnh phúc hay khổ đau thì họ cũng đã là một phần tuổi trẻ của con rồi.
Làm đàn ông khi yêu một người phụ nữ, hãy đem lại cho cô ấy cảm giác an toàn. Nếu lúc 2 người cãi vã, gây sự cũng đừng vội buông lời chia tay. Lúc ấy, hãy xoa dịu cô ấy bằng tình yêu của con. Hãy cho cô ấy thấy con xứng đáng là người đàn ông được cô ấy tin tưởng như thế nào….Cũng đừng để người phụ nữ con yêu phải khóc, phải tủi thân một mình. Bởi khi phụ nữ đã im lặng, họ sẽ tìm cách rời xa con.
Sẽ có thời điểm, con phân vân giữa nhiều cô gái, yêu một cô gái xinh đẹp hay cô gái hiểu mình? Con ạ, lúc đó hãy nhớ giữ lấy cô gái nào từng làm mình khóc. Đó chính là người phụ nữ con yêu.

Và cuối cùng, khi chọn vợ, con đừng đặt bao nhiêu tiêu chuẩn này kia. Xã hội bình đẳng, đàn ông cần thời gian để gây dựng sự nghiệp thì phụ nữ cũng vậy, họ cũng cần thời gian để sống cuộc đời của riêng mình. Quan trọng con phải là một người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ, nếu cô ấy yêu con sẽ nỗ lực trở nên hoàn hảo hơn.

Và đừng quên lời cha dặn: “Đàn ông không tốt, đừng mong đàn bà tận tụy”...?

(theo Bố Phan Anh)


Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Pháp sư Tịnh Không nói về người bệnh ốm đau lâu ngày?

(Tam Thánh Tây Phương)

Trong nhiều bài kinh chúng ta cũng thường thấy hình ảnh đức Phật bị bệnh tật, bị  bệnh. Đúng vậy đã có thân thì phải có bệnh. Vậy bệnh từ đâu đến? đức Phật dạy bệnh tật cũng do nhân quả sinh ra, do nghiệp lực tác thành. Sau khi đọc qua bài Kinh Miếng Đá Vụn, chúng ta sẽ thấy được một hình ảnh mô tả rất cụ thể và sinh động về một sự việc xảy ra khi chân của Đức Phật  bị miếng đá bể đâm phải vào chân.

Đó là một sự việc rất thường tình, rất bình thường, rất giản dị của đức Phật trong những lúc Ngài bị những chướng ngại ác pháp của môi trường nhân quả tấn công vào xác thân vô thường.
Những lần đức Phật bị bệnh trên cái thân tứ đại vô thường này, thì tâm tư của Đức Phật không hờ biểu lộ một chút sợ hãi hoặc lo lắng gì cả.

Về thân thì những cảm thọ rất đau đớn khốc liệt đang hoành hành liên tục hiện hữu trên xác thân của Phật, mà về tâm thì Đức Phật  chỉ hướng đến đó là “chính niệm tỉnh giác”. Chúng ta hãy xem cách thức, phương pháp đức Phật làm chủ vượt qua những cảm thọ của bệnh tật  “Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não”.

Phương pháp mà đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh tật đó là Phật chỉ dùng phương pháp “Chánh Niệm Tỉnh Giác”. Trên thân này dù cảm thọ đau đớn khốc liệt đến đâu thì Ngài vẫn không  sợ hãi, vẫn không  lo lắng, vẫn không  bị tác động, vẫn không  bị chi phối bởi những cảm giác, cảm thọ đau đớn khốc liệt đang hiện hữu trên thân của Ngài. 

Đời sống sinh hoạt của đức Phật rất bình thường. Hằng ngày, đức Phật vẫn sống một đời sống “phạm hạnh” trong sạch hoàn toàn. Sống với ba y một bát, ngày ăn một bữa, không cất giữ tiền bạc, đức Phật là một du tăng khất sĩ nên không có nơi nào là chùa, tịnh xá, để Ngài tạm trú  lâu dài, Ngài thường đi du tăng từ chỗ này đến chỗ kia để đem giáo pháp giác ngộ sự thật của khổ đau đến cho chúng sanh có đầy đủ nhân duyên tiếp nhận chánh pháp.
     
     Pháp sư Tịnh Không nói về những người ốm đau lâu ngày không khỏi (không do bệnh ung thư).Là những  “người sống không ra sống mà chết không ra chết”.Những người này thường bị ốm do một hoặc nhiều bệnh và thường nằm hay ngồi một chỗ ngắn thì 2-3 năm dài thì hàng chục năm; có người dầm dề tại chỗ; có người ăn rất ít mà chỉ tốn tiền thuốc; có người không tốn tiền thuốc nhưng lại ăn rất khỏe “ăn như hùm đổ đó” con cháu phục dịch rất khổ; làm“khuynh gia bại sản”? Trong thực tế con cháu có gia đình  người bệnh còn khênh người bệnh ra ngoài trời “Xin ông trời có mắt cho người bệnh đi sớm”; có gia đình còn đục mái nhà cho mưa nắng rọi vào mong người bệnh sớm ra đi?

Tại sao lại như vậy; Những người này theo Pháp sư Tịnh Không:

Thứ nhất là do nhiều đời trước nhiều kiếp (hay ngay trong đời này) nợ nần nhiều nên “oan gia trái chủ” đến đòi nợ? Và hành cho con nợ ốm đau dài ngày?

Thứ hai: Do trong nhiều đời nhiều kiếp đã tu và làm nhiều điều thiện lành hay ngay trong đời này; do vậy vẫn  còn một chút “phước báu” muốn hưởng nốt rồi mới “đi được”?

Gặp phải những cảnh trên; theo hóa giải của PS Tịnh Không; là gia đình của người  bệnh nên “Khai thị” cho người bệnh là phải biết “Tu Phật” và “Tu Phước”( các tôn giáo khác cũng thực hiện tương tự theo cách của Phật giáo). Tu Phật là niệm Phật và Tu Phước là làm nhiều việc từ thiện.Trước tiên “nói để” người bệnh biết đến Phật-Pháp vì đã là con người thì ai cũng phải trải qua quá trình “Sinh-Già-Bệnh-Chết”. Đối với người bình thường có cuộc sống an lạc thì quá trình bệnh cũng ngắn rồi “đi theo ông bà tổ tiên” hoặc người  đã “Tu Phật”thì “đi” rất nhanh không làm khổ con cháu; quá trình “ Già” thường dài hơn và vẫn có cuộc sống khỏe-sống vui-sống có ích.

    Hóa giải của PS Tịnh Không đối với người bệnh mắc nợ  trong nhiều đời nhiều kiếp hay đời này mắc nợ nhiều thì  đều “phải trả” trước khi “ra đi”; cho nên phải hướng dẫn để người bệnh đồng ý “tu Phật và Quy y”; sau đó xem người bệnh có còn tài sản gì không (nếu quy trị giá là tiền là tốt nhất); nếu người bệnh không còn thì con cháu phải bàn nhau giúp người bệnh ; việc đầu tiên là sử dụng một phần tài sản đó  đến cúng dường “tam bảo”; sau đó là làm từ thiện ngay trong xóm làng hay địa phương mình, như  giúp  người nghèo, góp xây trường học, góp quĩ khuyến học, quĩ từ thiện…Những việc này phải thông tin để người bệnh biết và hàng ngày hướng dẫn người bệnh “niệm phật A DI Đà”; nên để tượng Phật A Di Đà hoặc tượng Tam thánh Phật (Tượng A DI ĐÀ-QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT-ĐẠI THẾ CHÍ-BỒ TÁT) trước mặt người bệnh để  nhìn thấy. Làm được như vậy thời gian ngắn người bệnh sẽ “vãng sanh” về nước Cực Lạc của Đức  Phật  A DI ĐÀ. Còn người "còn Phước báu" khi đã hưởng "hết phước" cũng mau siêu thoát về về nước Cực Lạc của Đức  Phật  A DI ĐÀ;

(Trường hợp những người bệnh trên chưa hết số sẽ khỏi bệnh) ./,


 (Ngô Lê Lợi- TP Hồ Chí Minh ngày 24/10/2018)

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Ai là là người không nên đứng mũi chịu sào?



Bỏ tiền vào hòm công đức (Ruộng Phước Điền)

Có hai loại người không nên làm người đứng đầu hay chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực quản lí nhà nước hay doanh nghiệp; là:

Loại người thứ nhất là người mệnh VCD?
Loại người thứ hai là ít phước?
Loại người thứ nhất là người mệnh VCD?  Không có khả năng quyết đoán: Ở đây  không nói về tài năng (có học hoặc không có học)  mà nói về môi trường làm việc. Người có mệnh VCD (tức là không có chính tinh thủ mạng) phải vay mượn và tuỳ thuộc vào chính tinh ở cung xung chiếu, và khi đã phải tuỳ thuộc tức là không có căn bản vững, hoặc nói nôm na là không có gốc. Nếu không được cung xung chiếu có sao tốt lại phải hướng sang hai cung hợp chiếu (Tài và Quan) mà ảnh hưởng sẽ yếu hơn nhiều và do đó môi trường của Mệnh lại càng bấp bênh hơn nữa. Vì vậy, dù cho người Mệnh VCD  có tài năng, thông minhn cũng  rất dễ bị thăng trầm về sự nghiệp khi gặp Đại tiểu hạn giao động mạnh, không khác gì căn nhà không có cửa bị cơn gió lốc thổi thốc vào làm tan tác cả căn nhà, kể cả   có Tuần Triệt án ngữ cũng ảnh hưởng ít nhiều.
 Khó đóng vai trò chính: Không nên giữ vai trò chính trong bất cứ lĩnh vực, cảnh ngộ nào, từ xã hội, gia đình cho đến hôn nhân.Nếu tự mình lập doanh nghiệp hay giao chức “trưởng” không nên làm “trưởng”; mà có nhận thì cũng nên  làm cấp “phó” thì yên thân, nếu làm chính dễ bị mất chức. Kinh nghiệm cho thấy  ngay trong gia đình cũng vậy, người Mệnh VCD cần phải là con thứ hoặc nếu chẳng may là con trưởng thì cần cho em làm các công việc chính còn mình chỉ là “phụ tá” thì tốt hơn. Đó là một điểm “cần ghi nhớ” của  người Mệnh VCD. Kể ra cũng chẳng có gì khó hiểu, vì khi căn nhà trống  thì ta cần có một cái vật gì đó che bớt cho khuất gió, tuy hơi trở ngại nhưng đỡ bị tan tác khi có gió mưa lớn. Về người cũng vậy, nếu có người khác “đứng mũi chịu sào” thì khi gặp trách nhiệm lớn lao mình làm phó đâu có chịu lỗi nhiều hoặc gánh vác nhiều, dù cho mình có nhiều khả năng chăng nữa. Còn về hôn nhân tuy không đặt vấn đề trách nhiệm nhưng phải có cái gì đó “án ngữ“ gián tiếp, ví như Tuần, Triệt vậy; Mệnh VCD đòi hỏi người vợ phải đứng mũi chịu sào và gách vác công việc cho nhà chồng.
Khó thành danh sớm: Đa số người Mệnh VCD khó phát khi còn trẻ, mà từ trung tuổi thì mới làm nên và có danh; người Mệnh VCD cũng đừng bao giờ qúa thất vọng khi thấy sự nghiệp, công danh của mình phát chậm, miễn là những đại vận từ trung vận trở đi không sẽ tốt. 
Khả năng vươn lên kém:Do hay gặp thất bại chở nên trở nên ngại xông xáo tiến lên, dù có tài ba lỗi lạc đến đâu cũng vậy. Và nhiều khi muốn có cuộc sống lệ thuộc vào một việc gì đó rất sợ gặp thất bại. Còn cụ thể tiến thủ về việc gì còn phụ thuộc vào cung mượn/ xung chiếu.Khi mình nhờ  các cung chiếu thì mình phải chịu ảnh hưởng của cung đó, nếu không muốn nói là lệ thuộc và khi đã ở cảnh ngộ như thế thì làm sao phải giữ vững được lập trường. 
 Ưu điểm của Mệnh VCD: Do thất bại nhiều có thể nói là kinh nghiệm nhiều ; nhưng cũng tiếp nhận dễ dàng những tinh hoa của cuộc đời  do khả năng tìm hiểu, tò mò, kiên nhẫn của mình, mức độ thành công tùy theo các cách tốt trong tử vi. Do vậy  người Mệnh VCD  khôn ngoan sắc sảo là thế; Nhưng trong “phép” dùng người thì nên dùng người Mệnh Vô Chính Diệu vì họ rất chịu khó học hỏi, có lương tâm nhà nghề, có óc cầu tiến, nhưng không nên giao  vai trò chủ chốt mầ nên giao làm cấp “phó” để cho họ khỏi bị mất chức. Người Mệnh VCD cũng ít bị tai nạn chứ không phải là chẳng bao giờ bị tai nạn. Sở dĩ họ được điểm may như vậy là vì Mệnh Vô Chính Diệu khi gặp Đại tiểu hạn Sát Phá Liêm Tham và hung tinh đắc địa lại phát mạnh, trong khi Mệnh có chính tinh lại không hợp và có khi còn bị nguy hại. Như vậy là Mệnh VCD đã bớt đi một số yếu tố tai hại vì đã quen với hung tinh.
Vì theo nguyên tắc chỉ có hung tinh mới gây ra tai ương nhiều hơn các sao khác, vì các bại tinh chỉ gây thất bại hoặc bịnh hoạn chứ ít khi đem đến tai nạn như hung tinh. Như vậy kể ra cũng công bằng vì người Mệnh VCD thường hay khổ về tinh thần thì ít ra cũng phải bớt được tai ương nhiều. Dễ thích ứng với hoàn cảnh Mệnh VCD  chẳng khác gì Mệnh trung lập, do đó đỡ bị gặp bước đường cùng. Vhí dụ như hạn gặp Tuần, Triệt hoặc Thiên Không đối với Mệnh có chính tinh (nhất là sao Tử-Phủ) thì rất tai hại, bất lợi nhưng đối với Mệnh VCD lại hay vì không khác gì nhà cửa đang trống trải bị gió thốc vào nay lại được lắp cửa ngõ đàng hoàng (tức là Tuần Triệt, Thiên Không) thì căn nhà yên ổn biết bao. Người có Mệnh  VCD  luôn luôn gặp gập ngềnh trên đường đời bù lại gặp hoàn cảnh nào cũng thích ứng được rồi dần dần ổn định.
            Ví dụ: một lá số Mệnh VCD. Người này được đào tạo bài bản ở nước ngoài về một ngành nông nghiệp; gia đình có tiền; về nước thành lập một công ty về nông nghiệp sau hai năm thì phá sản? Và bây giờ đang làm tự do…?
Loại người thứ hai là ít phước? 
Loại người ít phước là như thế nào? Trong việc tu phước, thì phước báo do chúng ta tu được đó, được chia làm 2 loại: Âm đức và Phước đức. Người tích âm đức thì bản thân người đó và con cháu đời sau sẽ nhờ âm đức này mà được tiêu tai giải nạn, gặp dữ hoá lành, công thành danh toại, gia tộc hưng vượng. Người tích phước đức thì bản thân người đó và con cháu đời sau được hưởng thụ những tiếng thơm và niềm vui vật chất. Vậy âm đức và phước đức là gì?
Âm đức là làm việc tốt mà không để cho người khác biết, hay lặng lẽ đi làm, đây gọi là âm đức. Âm đức thì quả báo dày. Điển hình là những nhà hảo tâm giấu tên, những người hoằng pháp lợi sanh...Những việc làm như chăm sóc người gặp nạn, che chở người bị truy đổi hãm hại, cứu giúp kẻ khó khăn, đóng góp xây cầu, làm đường và các công trình công cộng, vì lợi ích của mọi người mà sẵn sàng xả thân đi làm....đều được xem là những việc làm tích luỹ âm đức. " Để vàng lại cho con cháu, chưa chắc con cháu đã giữ nổi. Để sách lại cho con cháu, chưa chắc con cháu đã đọc nổi. Không bằng để âm đức mờ mờ bên trong mà lâu dài cho con cháu".
Nếu chịu khó quan sát trong cuộc sống vài ba thế hệ trong một gia tộc nào đó ở quanh ta, thì dấu vết của âm đức rất khó tẩy xoá, phủ nhận.
Câu chuyện: Một người học ở Đức về nước với ngành Kiến trúc sư (KTS). Ông rất tài trong việc tư vấn và bán bất động sản. Do mới về chưa có vốn và kinh nghiệp nên làm giúp việc cho một công ty môi giới bất động sản(BĐS). Ông giám đốc công ty BĐS là người ít học và ngoại giao kém bù lại; lại có tiền do thừa kế nghề của cha mẹ để lại. Công ty BĐS do có ông KTS tư vấn làm ăn rất phát đạt thu tiền lời rất lớn; ông giám đốc phó thác công việc quản lí công ty cho ông KTS; ngày hay đi làm các công việc phước thiện. Ông KTS  này thấy công ty BĐS làm ăn dễ quá mà lời nhiều; nên sau một thời gian có kinh nghiệp xin nghỉ việc về quê bàn với anh em ở quê để mở  công ty BĐS. Công ty của ông KTS sau vài năm mở ra làm ăn thất bại; buôn bán không may nên lỗ và phá sản; tiền hùn hạp của anh em thua lỗ hết phải tha phương kiếm kế sinh nhai. Ông KTS đã tìm đến gặp Thầy Thích Giác Hạnh trụ trì chùa Phước Hội.  Hòa Thượng Thích Giác Hạnh (húy danh là Nguyễn Văn Não) sinh năm 1937 ,quê tại Long An. Xuất gia năm 14 tuổi cùng với Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Thiện Bình tại chùa Thiên Phước (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Thầy Thích Giác Hạnh trả lời “Ông giám đốc BĐS là người không có học nhưng làm giám đốc công ty làm ăn phát đạt là do có Đại phước, cả dòng họ mấy đời làm thiện, bản thân ông ấy có tiền lại làm thiện nên công ty không những phát triển mà còn lời nhiều do có phước. Còn anh KTS “thiếu phước”; cả họ là nông dân làm còn chưa đủ ăn lấy đâu ra tiền làm phước cho nên phá sản là vậy? Cho nên anh chưa đủ phước duyên thành lập công ty chỉ nên đi làm thuê thì có lương mà sống và tập làm phước  đi... thì đời này đỡ khổ và có tiền trả nợ”?

(Ngô Lê Lợi- 22/10/2018-  TP Hồ Chí Minh)


Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Giàu và Nghèo dưới góc nhìn của Phật giáo?


Tôn Giả Ca Diên Chiên

Họ nghèo vì biếng nhác, vụng về, đau ốm… thì đã đành. Nhưng có người đã hết sức cố gắng, đã làm đủ mọi cách nhưng vì nhiều lý do khác nhau chi phối nên vẫn không thoát được nghèo túng, thậm chí có người nghèo đến nỗi gần như mạt. Cái nghèo khó luôn bó lấy cái khôn ngoan nên có lúc họ gần như cùng quẫn. Vẫn biết “cùng tắc biến” nhưng “biến” không phải lúc nào cũng “thông” nên nghèo khó và lận đận cứ quay vòng lẩn quẩn mãi.

Mấy ai biết rằng, chúng ta giàu có hôm nay là do nhân lành của bố thí ngày trước. Và mấy ai ngộ ra rằng, sự nghèo khó trong hiện tại là do nhân ác nơi quá khứ trộm cướp của người. Nên người giàu muốn về sau tiếp tục khá giả giàu sang thì cần bố thí, san sẻ nhiều hơn. Còn người nghèo muốn đổi đời thì trước hết nên thành tâm sám hối nghiệp chướng rồi phát tâm công quả, bố thí (ngoài bố thí trong khả năng, rất cần tùy hỷ thí) và chí thú làm ăn lương thiện may ra mới khá lên được.

Thế nên, giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên quá tự ti và làm quấy làm càn. 

Hãy chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã được thực hành, thực hành nhiều rồi lại thành hạnh địa ngục, hạnh ngạ quỷ, hạnh súc sanh, nếu sanh trong loài người rất là nghèo túng, áo không đủ che thân, cơm chẳng đầy miệng như là việc ăn trộm.

Này các Tỳ-kheo! Nếu có người ý thích trộm cắp lấy tài vật của người khác, liền đọa trong ngạ quỷ, súc sanh; nếu sanh trong loài người rất là nghèo túng. Vì sao thế? Vì đoạn dứt nghiệp sống của người khác. Thế nên này các Tỳ-kheo, hãy học đừng lấy của chẳng cho. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

- Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã được thực hành, thực hành nhiều rồi hưởng phước trong loài người, hưởng phước trên trời, được chứng Niết-bàn, như là bố thí rộng rãi.

Này các Tỳ-kheo! Nếu có người rộng hành bố thí, ở đời hiện tại được sắc đẹp, được sức lực, được đầy đủ, trên trời, trong loài người hưởng phước vô lượng. Thế nên, các Tỳ-kheo, nên hành bố thí, chớ có tâm keo kiệt. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Ngũ giới, 
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.185)


Rõ ràng, cuộc sống hiện tại của mình là do chính phước nghiệp của mình chi phối. Nhân quả - Nghiệp báo luôn gắn bó chặt chẽ với nhau như bóng theo hình. Suy nghiệm sâu sắc chúng ta sẽ thấy, giàu hay nghèo đều có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên hay tự nhiên, không do hên xui may rủi, tự thân mình tài giỏi hay vụng về chỉ là tác nhân trong hiện tại còn có sự chi phối mãnh liệt của nhiều tác nhân quá khứ nữa.

    Thấy được như vậy rồi, người đệ tử Phật sống có trách nhiệm với bản thân mình, tin tưởng sâu sắc vào nhân quả, tôn trọng tài sản của người khác, quyết không lấy bất cứ thứ gì dù nhỏ như cây kim ngọn cỏ nếu không được cho, nhất là thận trọng với các nguồn lợi có được dễ dàng vốn không phải do công sức mình làm ra. Chỉ thực hành chừng ấy thôi, người đệ tử Phật đã làm được rất nhiều trong quá trình tu dưỡng và hoàn thiện tự thân cũng như đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh.Trong bối cảnh đời sống xã hội mà trộm cướp như rươi, tham nhũng là quốc nạn thì nhận thức và tu dưỡng bản thân về “giàu và nghèo” theo như lời Phật dạy có ý nghĩa căn cơ trong việc thiết lập nền tảng đạo đức cho cộng đồng. Chỉ cần tu tập hạnh “đừng lấy của chẳng cho” và “nên hành bố thí, chớ có tâm keo kiệt” thì đã góp phần không nhỏ đem đến bình an cho bản thân và phú cường cho đất nước. (Quảng Tánh)


Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Lợi ích của người có Tu Phật



HIẾU DƯỠNG PHỤNG THỜ CHA MẸ



Người Phật tử chân chính ngoài những trách nhiệm lo cho gia đình người thân và đóng góp xã hội, người con hiếu thảo cần có bổn phận phải chăm lo đầy đủ, vật chất và tinh thần cho cha mẹ.

  Siêng năng làm việc để có của cải nuôi dưỡng cha mẹ: Người Phật tử chân chính, trước tiên phải có bổn phận trách nhiệm của một người con đối với cha mẹ, là phải biết làm tăng thêm tài sản của cải, vật chất để nuôi dưỡng cha mẹ bằng đôi bàn tay và khối óc của mình.

  Thay thế cha mẹ gánh vác công việc nặng nhọc, con cái chính là sự tiếp nối quan trọng, để duy trì nghề nghiệp, công việc của cha mẹ. Nếu trong gia đình mà không có người kế nghiệp được xem như là một bất hạnh lớn.

  Cáng đáng việc nhà, làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Ý thức trách nhiệm, làm tròn bổn phận của một người con hiếu thảo. Thay thế cha mẹ phát triển và mở mang nghề nghiệp thêm lớn mạnh, là nhiệm vụ cao cả của người con.

  Giữ gìn truyền thống gia phong tốt đẹp: Truyền thống gia phong là truyền thống đạo đức gia đình, của dòng tộc được giữ gìn và truyền thừa qua nhiều thế hệ tiếp nối. Truyền thống này có thể bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, truyền thống gia phong ở đây là chúng ta phải hiểu rõ và thấm nhuần những giá trị đạo đức tốt đẹp. Đạo đức tốt đẹp thuần thiện là chất liệu sống, cần phải có trong các mối quan hệ giao tế, trong cách đối nhân xử thế giữa con người và các đối tác xung quanh.

  Không tự làm gì khi chưa hỏi cha mẹ và không được trái ý cha mẹ. Bổn phận người làm con khi muốn làm công việc gì cũng phải hỏi ý kiến cha mẹ trước, mục đích để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đạo Phật không dạy chúng ta phải tin theo các tín ngưỡng lạc hậu, mê tín có tính cách làm tổn hại con người.

  Bảo vệ tài sản được kế thừa từ cha mẹ. Tài sản mà cha mẹ để lại bao gồm tất cả những giá trị vật chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, việc quản lý, giữ gìn và phát triển tài sản vật chất mà cha mẹ đã để lại cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với con cái. Chúng ta cần phải biết, việc tạo ra tài sản không phải dễ, nó đòi hỏi con người phải có đầy đủ năm yếu tố cơ bản: thứ nhất siêng năng tinh cần, thứ hai là tiết kiệm, thứ ba là không phóng túng hoang phí, thứ tư là khộng trộm cướp của ai và thứ năm là biết giúp đỡ, sẻ chia khi có nhân duyên. Việc tích lũy tài sản đã khó nhưng việc giữ gìn, bảo vệ tài sản đó được tồn tại lâu dài lại càng khó hơn.

  Khuyến khích cha mẹ hướng thiện và biết quy hướng về Tam bảo là trách nhiệm của con cái. Con cái có thể báo đáp thâm ân cao cả của cha mẹ qua hai phương diện vật chất và tinh thần. Phận làm con nếu khuyên cha mẹ biết quy hướng Tam bảo, tin sâu nhân quả tu học theo chánh pháp Phật-đà, như vậy mới chân thật đền đáp ân sâu. Có cha mẹ biết đi chùa tin sâu Tam bảo là phước báo lớn cho gia đình người thân. Tu học Phật pháp giúp cho cha mẹ an vui nơi chánh pháp, sống ít phiền muộn về tuổi già, vui hưởng an lạc hạnh phúc hiện tại và mai sau.

 Khi cha mẹ qua đời, người Phật tử nên tổ chức lễ tang đơn giản, đúng chánh pháp, để tạo hành trang tái sanh tốt cho cha mẹ.

  Người Phật tử nên tổ chức các lễ tưởng niệm cha mẹ vào dịp các tuần thất, một trăm ngày, giỗ hằng năm . . . tại chùa. Trong trường hợp tổ chức tại nhà, người Phật tử nên mời quý Thầy Cô và ban hộ niệm về nhà tụng kinh. Phẩm vật dâng cúng nên thuần chay. Người Phật tử cũng nên tu phước, bố thí, cúng dường Tam bảo, cúng dường Trai tăng để hồi hướng công đức cho cha mẹ.



 TRÁCH NHIỆM CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI

  Người Phật tử khi làm cha mẹ phải có bổn phận thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, tinh thần, nhân cách, đạo đức; tạo dựng nghề nghiệp và khả năng tự lập cho con cái.

  Cha mẹ thương yêu con cái: Mối quan hệ của các bậc cha mẹ trong đạo Phật được đặt trên cơ sở đạo đức, do đó, sự ra đời của con cái không phải nhu cầu thỏa mãn các khoái lạc giác quan thông thường mà còn có tinh thần trách nhiệm. Các bậc cha mẹ xem việc nuôi nấng con cái là nền tảng đạo đức, là trách nhiệm thiêng liêng cao quý, mà ai làm cha mẹ cũng muốn cho con cái mình lớn khôn và trưởng thành.

 Cung cấp cho con cái đầy đủ: Cha mẹ có trách nhiệm với con cái là không để chúng thiếu thốn về vật chất và tinh thần. Trên phương diện vật chất, bậc làm cha mẹ phải tùy vào khả năng có được, để lo cho con cái đầy đủ như ăn uống mặc ở cho đến các phương tiện học hành phát triển tài năng, đạo đức và trí tuệ. Trên phương diện tinh thần, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, chia sẻ hỏi han để động viên con cái, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

  Tạo dựng nghề nghiệp chân chính cho con cái, nhằm đảm bảo an sinh đời sống về lâu dài. Phật giáo luôn lấy nhân quả làm nền tảng để giáo dục mọi người ý thức rằng “nhân quả tốt xấu đều do mình tạo ra”. Đây là phương cách giáo dục vô cùng sáng suốt vì đã loại bỏ yếu tố ỷ lại vào người khác, và phát triển năng lực làm chủ bản thân.

  Tìm nơi chốn xứng đáng để dựng vợ gả chồng cho con cái: Trách nhiệm của các bậc cha mẹ ngoài việc giáo dục đạo đức tránh ác làm lành, ổn định nghề nghiệp, mà còn chăm lo đến đời sống lứa đôi cho con cái. Khi con cái đã đến tuổi trưởng thành, việc quyết định đời sống hôn nhân của chúng được quyền lựa chọn theo nhân duyên của mỗi người. Ngoài việc, truyền trao kinh nghiệm trong hôn nhân cho con cái, các bậc cha mẹ còn phải hướng dẫn con cái chọn lựa người bạn đời thích hợp để đảm bảo hạnh phúc gia đình.

  Cha mẹ có của cải vừa ý đều giao hết cho con cái: Trách nhiệm thứ năm này mang ý nghĩa pháp lý và tính nhân bản cao, việc truyền trao này bao gồm di chúc và tài sản thừa tự cho con cái. Có nhiều bậc cha mẹ đã không nghĩ tới chuyện này khi còn khỏe mạnh. Do đó, khi nhắm mắt ra đi,  anh chị em tranh giành tài sản do cha mẹ để lại, dẫn đến cảnh tan nhà nát cửa. Chính vì thế, để tránh các tình trạng trên, Đức Phật đã dạy các bậc cha mẹ phải di chúc và truyền lại gia tài khi mình còn sáng suốt và khỏe mạnh, trên tinh thần bình đẳng chia đều cho con cái, không kể là gái hay trai.

  Khi con được một tuổi, người Phật tử nên đem con đến chùa làm lễ bán khoán hay lễ khai tâm và ghi vào sổ bộ của bổn tự. Khi con được năm, sáu tuổi, người Phật tử nên dẫn con đến chùa học giáo lý, song song với chương trình thế học. Khi con lên tám tuổi nên hướng dẫn con làm lễ quy y Tam bảo, để con cái chính thức trở thành Phật tử. Cha mẹ phải biết giáo dục khi chúng còn nhỏ, trẻ con từ 3 đến 12 tuổi, mỗi lần đi chùa, chúng ta nên dẫn chúng theo, đến chùa tập cho chúng biết quỳ, biết lạy, biết dâng hương hoa, biết tỏ lòng cung kính đối với đức Phật và chư Tăng, Ni.

  Giáo dục con cái khi bắt đầu ở tuổi dậy thì: Chừng 13 tuổi trở đi cho đến tuổi đôi mươi, là tuổi đang tìm hiểu, biết tò mò, học hỏi, tham khảo những điều hay lẽ phải. Bậc cha mẹ hãy nên khuyến khích con cái đi chùa, quy hướng Tam bảo, có niềm tin sâu sắc đối với nhân quả, nhờ vậy con cái sẽ biết tránh ác làm lành mà sống đời đạo đức khi lớn khôn, trưởng thành.

  Cha mẹ dạy con khi còn nhỏ từ cách ăn uống, đi đứng, nói năng đều phải theo nguyên tắc kính trên nhường dưới, tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành, tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, nhờ vậy con cái khi khôn lớn trưởng thành sẽ biết cách hoàn thiện chính mình.

  Người Phật tử nên truyền chất Phật cho con qua các lễ bán khoán, thôi nôi, khai tâm, lễ quy y, lễ cưới, sinh nhật và qua cuộc sống hằng ngày. Dạy con cái ý thức học Phật pháp, đi chùa, lạy Phật, đọc tụng kinh Phật, nghe giảng, ăn chay kỳ, làm phước và tu đức.

  Người Phật tử làm cha mẹ không nên ngăn cản con cái nếu chúng có ý thức và muốn xuất gia, làm người tu sĩ chân chính. Trái lại, cha mẹ nên tạo mọi thuận duyên cho con cái mình thành đạt chí nguyện hướng thượng cao cả, trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh.

(trích từ: Cẩm nang của Phật tử)


Khi bắt đầu tu Phật thường hay “Đổ nghiệp”?



Tu Phật  có dễ không? Trả lời “rất khó”? Tại sao vẫn có hàng triệu người Tu  Phật thành công? Đó là có lòng kiên trì và nhẫn nại?
Để biết “Nghiệp” là gì; Nghiệp chính là   “Nghiệp Lực”  là cái gì và ở đâu, trước tiên chúng ta nên biết chữ “Nghiệp” được dịch từ chữ Phạn KARMA. Nghiệp có 3 thứ : “Nghiệp” Thiện, “Nghiệp” Ác và “Nghiệp Vô Ký” (không thiện không ác).

“Nghiệp Lực” là sức mạnh của Nghiệp, các nhà khoa học gọi đó là NĂNG LỰC (Power, Force). Sức mạnh của Nghiệp chính là động cơ khiến chúng sinh dính mắc với sinh tử Luân hồi, khó mà thoát ra khỏi Tam giới (Dục, Sắc và Vô sắc giới).

 Người ta lúc chưa tu thì không thấy gì , nhưng đến khi tu thì gặp đủ chuyện , thấy tâm mình thường hay bị dao động . Thật ra tâm chúng ta lúc nào cũng “xao động” và suy nghĩ “mông lung” nhưng lúc chưa tu tâm còn ô nhiễm nên không thấy , tới khi tu rồi thì có chút công đức ,bắt đầu có chút “Định Lực” (phân biệt cái đúng cái sai/hay ý thức việc làm đúng và sai) nên mới cảm nhận thấy dòng nghiệp thức này , nhưng vì mới tu “Định Lực” còn kém nên dễ sinh phiền não mà buông thả theo dòng nghiệp thức này tạo thêm nghiệp nữa , hay là do có một số nghiệp quá khứ phải trả để gạn lọc bớt cho tâm sạch sẽ ,vì tâm ta đã tiến bộ , những chủng tử lành trong tâm thức không chịu dung chứa những chủng tử ác , người tu đến khi nào chứng Định Diệt Thọ Tưởng mới không còn thọ nhận dòng nghiệp thức ác này.

Đó là lí do tại sao người tu muốn tiến nhanh thường muốn buông bỏ quá khứ  , tìm nơi thâm sơn cùng cốc tu hành để bảo toàn công đức đang tu.

Do đó người tu phải thường xuyên sám hối , lễ Phật cầu chư Phật hộ trì cho mình trước dòng nghiệp ác chướng này và bản thân  nên thường “khởi tâm đại bi” để buông xả bớt nhữngsuy nghĩ làm điều  ác. Người tu Niệm Phật thì phải siêng niệm Phật , thì dù nghiệp có trổ ra cũng giải hoá được rất nhiều , nghiệp thay vì phải trả 10 thì bây giờ chỉ phải trả 1 , người niệm Phật lợi thế hơn người tu thiền nhiều , vì người tu thiền phải tự lực cánh sinh , còn người tu Niệm Phật thì nhờ nhiếp tâm niệm Phật nên dễ cảm ứng được Phật lực âm thầm gia trì ?

Khi đổ nghiệp có bị tội không?
Trong kinh Tăng Chi, đức Phật dạy: "Ai nguyện nương tựa Phật, Pháp, Tăng, thì người ấy được gọi là Phật tử".  

Đi theo Phật là đi theo con đường mà Phật đã đi qua và đã giảng dạy lại cho đời. Ngài đã chứng kiếnnổi khổ của sinh, già, bịnh, chết và đã từ bỏ đời sống thế tục để tu tập và chứng ngộ sự thật của duyên khởi-vô ngã. 

Đi theo Pháp hay thực hành Pháp là thực hành Bốn Chân Lý Nhiệm Mầu tức Tứ diệu đếthực hànhGiới, Định, Tuệ, là đi ra khỏi dục vọng hay đi vào sự ly dục để thoát khỏi khổ đau. 

Đi theo Tăng là đoàn thể sống theo tinh thần lục hòa (thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, lợi hòa đồng quân, giới hòa đồng tu và kiến hòa đồng giải) và đang tích cực thực hành Pháp ly dục

 Khi chính thức là một Phật tử, một Phật tử đúng nghĩa, thì  phải làm những việc gì? 

Vì đạo Phật chủ yếu là tự nguyện chuyển tâm nên không có sự áp đặt và lôi kéo. Người từ đạo khác chuyển qua đạo Phật  thường là do nghiên cứu kinh sách Phật giáo, hiểu được cái tinh hoa thâm thúy của đạo Phật mà quay về đường Giác. 

Người Phật tử đúng nghĩa là người có tham dự một lễ  “thọ Tam Quy”  là Quy y PhậtQuy Y Pháp và Quy Y Tăng, gọi là “Quy Y Tam Bảo”Quy y nghĩa là trở về và nương tựa, nhưng chúng ta trở về đâu và nương tựa cái gì? Chúng ta trở về với Phật giáo và nương tựa vào Tam Bảo, Phật, Pháp, và Tăng. Sau lễ quy y, người Phật tử được thầy truyền thọ Tam Quy đặt cho một pháp danhPháp danh này là biểu tượng chính thức của người Phật tử, nói lên sự chấp nhận nương tựa vào Tam Bảo về mặt tinh thần

Quy y như thế có nghĩa là hoan hỷ chấp nhận sự hướng dẫn của Phật BảoPháp Bảo và Tăng BảoPhật Bảo là chư Phật, Pháp Bảo là giáo phápcụ thể là Tam Tạng Kinh ĐiểnTăng Bảo là Tăng đoàn, đoàn thể của những người đã ly gia cắt ái, đang tu hành thanh tịnhđại diện Chư Hiền Thánh Tăng cả ba thời để hướng dẫn Phật tử trên con đường đến bờ Giác. Khi quy y Tam Bảo là chúng ta quy y Chư Phật, Chư Pháp và Chư Tăng. Thật ra, Đức Phật không nói chúng ta quy y là phải quy y với Phật, mà Ngài dạy chúng ta quy y là quy y với tự tính giác của mình. Giác là Phật Bảo, Phật có nghĩa là giác ngộquy y Phật là quy y với bậc giác ngộ. Như thế quy y Tam Bảo chính là Quy Y Tự Tính Tam Bảo, tức là quay về tự tính giác ngộ sẵn có của chính mình: Phật tức là Giác, Pháp tức là Chính, Tăng tức là Tịnh. 

 Khi đã quy y thì người phật tử phải thực hiện “ Năm Giới” cấm của giới Phật tử tại gia, đó là: (1) không sát sinh, (2) không trộm cắp, (3) không tà dâm, (4) không nói dối, nói vu cáo, nói thêm bớt thêu dệt, nói lời xấu ác, (5) không dùng các chất say làm mê mờ trí tuệ

Kinh Phật nói: "Giới như đất bằng, muôn điều lành từ đó sanh. Giới như thuốc hay, chữa lành các bệnh. Giới như hòn ngọc sáng, hay phá mờ tăm tối. Giới như chiếc thuyền, hay đưa người qua biển. Giới như chuỗi anh lạctrang nghiêm pháp thân". Cho nên việc thọ giới là điều cần thiết. Nếu nhận thấy giữ được giới nào thì “ xin quyết tâm” giữ  giới đó. Tuy nhiên, vì đạo Phật là đạo tâm, hứa giữ giới thì phải giữ lời hứa. Cũng vì thế mà nhà Phật không áp đặt các em còn nhỏ tuổi phải quy y và thọ giới, vì các em chưa đủ trí khôn để nhận thức được tầm quan trọng của lời hứa, mà người thọ Giới phải trưởng thành, đã biết suy nghĩ chín chắn, thì mới có thể giữ Giới mà không vi phạm

 Tại sao quy y mà nên ăn chay: Người mới học Phật không nhất thiết là phải ăn chayTuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho biết việc ăn uống có quan hệ và ảnh hưởng đến tâm vật lý con người. Họ cho rằng ăn chay rất tốt cho sức khoẻ cả thân thể lẫn tính tình. 

Đối với đạo Phậtăn chay có ba lợi ích. Một là nuôi dưỡng tâm từ bi. Dù là một con vật, nó cũng có cha, có mẹ như chúng ta, sao ta có thể nỡ lòng cướp đi sự sống của nó mà nuôi dưỡng sự sống cho mình. Thứ hai là tránh quả báo do không tạo nhân giết hại chúng sinh vì nhân quả đều đi theo như bóng theo hình. Thứ ba là nuôi dưỡng tâm bình đẳngĐức Phật dạy chúng ta không những không sát hại mà còn khuyên chúng ta nên tôn trọng và bảo vệ loài vật vì chúng cũng đồng thể tánh, chúng cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ một phần môi sinh trên trái đất, nơi mà con người đang ở. 

Trong một buổi giảng phápHoà Thượng Thích Trí Tịnh, khi được hỏi về vấn đề này đã giảng rất cụ thểrằng: “Đại chúng nên biết, nếu muốn có thịt để ăn, thì phải sát sanh. Không tự giết thì cũng bảo người giết, cho nên ăn thịt là nguyên nhơn cho sự sát hại sanh mạng của các loài vật. Tất cả các thứ thịt, không luận là thịt gì, từ thịt heo, bò cho đến tôm ốc v.v... thuộc về loài thịt của chúng sanh đều không được ăn”. 

Như vậy, người Phật tử đã quy y và thọ năm giới được khuyến khích là nên ăn chay. Nhưng nếu có gặp trở ngại trong gia đạo hay vì một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nào đó mà không ăn chay trường được cũng nên tập ăn chay một số ngày trong tháng, rồi tăng dần khi có thể được. Thế nhưng, không được tự mình sát sinh hay là yêu cầu người khác sát sinh

 Như vậy khi đã phát nguyện và tự quy y mà “đổ nghiệp” có tội gì?

Là vi phạm vào “Năm giới” cấm:
        Đối với giới không sát sinh quy định, phàm ai là đệ tử của Phật thì không được giết hại mạng sống của đồng loại hay những sinh linh có sự sống. Việc giết hại có ba dạng đó là trực tiếp giết, xúi bảo người giết, tùy hỉ trong việc giết hại. Cả ba dạng trên, người Phật tử không được phạm vào. Ngoài ra giới không sát sinh không chỉ đề cao việc quí trọng mạng sống của con người, mà ngay đối với những con vật cũng cần được quí trọng mạng sống. Chính vì thế người Phật tử cũng cần giảm bớt giết hại sinh mạng của những sinh vật sống xung quanh.
Với giới không trộm cướp, người Phật tử cần hiểu trộm cắp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi cho mình mà quên nổi đau khổ của người khác. Chính vì thế nếu ai giựt lấy hay lén lấy đồ vật của người khác thì là phạm giới.
Riêng giới không tà dâm thì đức Phật quy định, người Phật tử tuyệt đối không phạm đến sự trinh bạch của kẻ khác, chỉ nên sống chung thủy một vợ một chồng.
Trong phạm vi giới này, những vị xuất gia khác với đệ tử tại gia ở chỗ không được có quan hệ tình cảm nam nữ. Vì nó chỉ làm cho thân tâm người tu không còn được thuần khiết trên con đường học đạo.
    Kế đến là giới không nói dối. Đó là nói lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình, hoặc hại người, sự kiện xảy ra thế này lại nói thế khác, sửa trái làm phải, đổi trắng thành đen, khiến người khác mắc họa thì những người nói thế này là phạm giới. Trừ trường hợp vì lợi người lợi vật, không nỡ nói thật để người bị hại hoặc khổ đau, do lòng nhân cứu người cứu vật nói sai sự thật thì được xem là không phạm.
Cuối cùng là giới không uống rượu. Một người nếu uống rượu vào sẽ khiến ruột gan nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh. Không chỉ thế, khi uống rượu vào chắc chắn không có tội lỗi nào mà họ cũng dám làm, xấu xa gì cũng không sợ, mất hết lương tri.
Bên cạnh đó, người uống rượu nhiều còn gây nên bệnh tật cho thân thể, di hại cho con cái sau này. Với những tác hại như vậy thì người phật tử sao lại uống rượu.
Có trường hợp cho phép đó là khi người phật tử mắc bệnh, bác sĩ cho phép sử dụng để điều trị thì người này được uống thuốc rượu đến khi lành bệnh thì chấm dứt, nhưng cần phải trình cho chư Tăng biết trước khi uống. Ngoài chất rượu nói trên, những chất kích thích khác nếu không cần thiết người phật tử cũng không nên uống.

Tuy nhiên, nếu người phật tử không hành trì ngũ giới thì sẽ gây ra những hậu quả, thậm chí còn bị tổn phước. Theo lời Phật dạy, hậu quả của việc sát sinh bao gồm: Thân thể bị khuyết tật hay bị dị dạng; khuôn mặt xấu xí; người xanh xao yếu ớt; đầu óc trì trệ; dễ bị hoảng sợ khi phải đối diện với hiểm nguy; bị người khác sát hại hoặc chết yểu; chịu nhiều bệnh tật; có ít bạn bè; phải xa cách người mình thương yêu.
Hậu quả của việc trộm cắp bao gồm: Trở nên nghèo khó; chịu nhiều đau khổ cả về tâm và thân; bị đói khát hành hạ; không thực hiện được các ước nguyện; cơ đồ không ổn định và dễ bị đổ bể; tài sản bị 5 kẻ thù phá huỷ, đó là lụt lội, hoả hoạn, trộm cắp, con cái thuộc hạng phá gia chi tử và chính quyền tịch thu.
Hậu quả của việc tà dâm bao gồm: Bị người khác khinh rẻ; có nhiều kẻ thù; không được giầu có thịnh vượng; hạnh phúc bị tan vỡ; bị sinh ra làm người nữ; bị sinh ra là người có giới tính lệch lạc; sinh ra là người trong gia đình hạ liệt; bị ghét bỏ; phải xa cách người mình thương yêu; chịu đau khổ về thể chất.
Hậu quả của việc nói dối bao gồm: Bị nói ngọng; răng không đều; bị hôi miệng; dáng vóc yếu ớt; chức năng mắt và tai kém; bề ngoài trông khiếm khuyết; không có ảnh hưởng đối với người khác; nói năng cộc cằn; khó định tâm.
Hậu quả của việc dùng đồ kích thích bao gồm: Kém thông minh; lười nhác; thiếu khả năng tập trung; là người vô ơn; không có tâm tàm quý (hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi); bị điên loạn; có xu hướng làm điều bất thiện.

 Ai đã nguyện Tu Phật và “ quy y” đã là  Phật tử, muốn có được đời sống an lạchạnh phúctiến bộ, chóng thành “đạo quả giác ngộ thì phải  hết sức cẩn trọng trong việc chọn thầy, chọn bạn, chọn pháp môn tu, chớ để tánh hiếu kỳ dẫn dắt, thì mới khỏi oan uổng công phu tu tập suốt cả một đời.

(Trích trong các sách về Phật –Pháp- HCM 16/10/2018)