ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Cúng Táo quân vào 23 tháng Chạp?

Bộ mã: 1 mũ Cúng Thổ công-3 mũ cúng Táo quân
Theo các nhà nghiên cứu Phong thủy Việt Nam; thì:
Thổ công (thổ thần, địa thần) là vị thần cai quản đất đai (có thể là nhà của gia chủ, của cơ quan, tổ chức hay nghĩa trang nghĩa địa ; riêng ở nghĩa trang nghĩa địa còn có tên khác là thần linh). Theo cổ truyền lễ cúng Thổ công có thể tiến hành vào thời điểm giờ tốt giờ hoàng đạo. Thông thường trước khi động thổ (đào đất) để xây dựng. Riêng ở nghĩa địa thì không gọi là thổ công mà chỉ gọi là thổ thần hay đơn giản là thần linh – có thể thắp hương trước khi người ta thắp hương cho tổ tiên của mình vào bất kỳ lúc nào, thông thường  chỉ thắp hương khi có việc tang,  vào tiết Thanh minh hay ngày  giỗ/mất của người quá cố. Tuy nhiên, không có tài liệu nào xác định Thổ công là một hay nhiều thần, nhưng có lẽ chỉ có một vị là nam thần. Thổ công hiện diện ở mọi nơi, mọi nhà trừ nơi có nước (Đất thì có Thổ công, sông thì có Hà Bá).

Táo quân: Chính là vị Thần bếp ( có nhiều tên gọi như Táo quân, ông Táo, vua bếp, ông đầu rau). Theo truyền thuyết từ xa xưa  Táo quân  là 3 vị thần (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Thú vị một điều là tuy gọi là ông Táo nhưng lại là 2 ông 1 bà. Táo quân chỉ hiện diện trong bếp mà thôi. Theo các nhà nghiên cứu: Táo quân gồm 3 vị thần: Thổ công-Thổ Địa-Thổ kỳ.
+Chống mới là Thổ Công: trông nom việc trong bếp.
+Chống cũ là Thổ Địa: trông nom việc trong nhà.
+Vợ là Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa.

Về cách thức thờ:
Ở miền Nam: Nhiều nơi  không thờ thổ công mà chủ yếu thờ Thần Tài-Ông Địa.
Ở miền Bắc: Trong các gia đình/cơ quan chủ yếu thờ Thổ công; còn những nhà buôn bán/cửa hàng kinh doanh  mới thờ Thần Tài –Ông Địa. Nơi thờ Thổ công là nơi trang trọng trong nhà và cao nhất.

 Lễ cúng:
+Cúng Thổ công: thì cúng quanh năm vào các ngày sóc, 15 hàng tháng; cúng khi khởi công động thổ, khai trương cửa hàng…
+Cúng Táo quân: chỉ duy nhất vào ngày  23/12 âm lịch (và có nhiều gia đình do bận công việc cúng có thể cúng sớm từ 1 – 2 ngày nhưng không nên cúng muộn hơn 23h đêm ngày 23 tháng Chạp) là lễ  cúng tiễn chung Táo quân  về chầu trời. Trong ngày này  nhiều gia đình  có mâm cúng Táo  dưới bếp, còn Thổ  Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà cùng với gia tiên. Do vậy, cần ít nhất 2 ban thờ +  cá chép. Sau khi đã hóa thì tro của bát hương, và tỉa chân các bát  hương  cả năm   và cá chép sẽ được thả xuống sông, hồ để tiễn đưa các thần về Trời. (Để bảo vệ môi trường sống bây giờ không nên thả tro xuống lòng sông, hồ làm ô nhiễm môi trường; nên dùng tro này bón cây xanh hoặc bỏ thùng rác là hợp lí. Vì tro này có phù hộ ai nữa đâu?)

 Để giảm bớt thủ tục thì hiện nay, các gia đình khi cúng Ông Táo thường cúng chung với ban thờ Thổ Công; đồ cúng cũng gia giảm cho phù hợp với gia đình/ từng người; tuy nhiên cá sống thì không thể thiếu (thông thường cúng cá sống từ 1 đến 5 con để trong chậu ). Và sau khi cúng  lễ song đều thả cá ra sông, ao , hồ… khi này 3 vị Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng năm vừa qua? Mã cúng: Bộ mã gồm có 3 mũ Táo quân + 1 mũ Thổ công. Khi cúng bầy chung vào mâm lễ mặn (bên dưới)

Lễ vật cúng ông công ông táo:

Lễ vật cúng Táo công gồm có: một bộ gồm: 3 mũ ông Công  ( ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Năm hành kim thì dùng màu vàng
Năm hành mộc thì dùng màu trắng
Năm hành thủy thì dùng màu xanh
Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
Năm hành thổ thì dùng màu đen.
Mâm cỗ cúng Táo quân thông thường là mặn  gồm: (Những gia đình theo Đạo Phật hoặc đang  tu Phật  thì cúng chay: gồm xôi –chè-oản-hoa quả-bánh chay….); nhưng bầy lễ đúng nhất là: Ban thờ chính của các gia đình thì bầy lễ chay như: xôi –chè-oản-hoa quả-bánh chay; bên dưới ban thờ có thêm mâm lễ mặn và  bên cạnh đặt 3 bộ mũ áo giấy, hai bộ của “Táo ông”, một bộ “Táo bà”.
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh mọc
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
3 đến 5 con cá chép sống (Nơi khó khăn xa xôi thì dung cá bằng mã giấy); sau thả xuống ao, hồ, sông…
1 đĩa xôi gấc,
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
1 tập giấy tiền, vàng mã+ vài chục tiền lẻ (VN đ) Như vậy: Mã Thổ Công và Táo quân là các vị thần khác nhau nhưng khi cúng trong gia đình thì cùng chung mâm lễ. Và Lễ cúng cũng khác nhau nhưng đều nằm trong các vị thần đươc thờ cúng theo theo truyền thống người Việt Nam.

Bài cúng Táo quân

Sau đây là 2 bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo hay  nhất (Chọn 1 bài).

Bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp (bài 1)
Hôm nay là ngày... tháng... năm….
Tên con tên  là..., cùng toàn gia ở tại địa chỉ...
Kính lạy đức "Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
Kính lạy:  Thổ địa; Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần.
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ.
Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 3 vái).

 Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp (Bài 2)

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là:... Ở tại địa chỉ:...
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

*Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Từ đó, chúng ta nên tuân thủ những nguyên tắc truyền thống từ việc chuẩn bị  mâm cúng, cách khấn vái, và tục lệ thả cả chép ra song, hồ,đầm…, vốn được coi là hình tượng nhân văn của dân tộc Việt có từ 4 000 năm trước.
                                                          xem ở clbphongthuythanglong.vn
(Ngô Lê Lợi-tháng 1/2018)

Lễ cúng Tất niên


Lễ cúng Tất niên cũng là nghi lễ cuối cùng của một năm trước khi  đất trời chuyển giao sang một năm mới và Hương vị ngày Tết đã đến. Ngày Tết truyền thống sẽ thật thiếu vắng nhạt nhòa nếu không có lễ cúng Tất niên. Thông thường tễ Tất niên hay được tiến hành vào chiều cuối cùng của tháng chạp (30 tết hoặc 29 tháng chạp) cũng gọi là ngày Tết?
Ý nghĩa của cúng Tất niên

Tất niên còn gọi là “Lễ Tất niên” hay tiệc “Tổng kết năm cũ” là một nghi thức không thể thiếu của các gia đình dân tộc Việt nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục cổ truyền lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết (hoặc chiều 29 với tháng thiếu). Vào ngày này, các gia đình con cháu, người đi xa đã về tề tựu  quây quần bên nhau chuyện trò râm ran, nên các gia đình thường tổ chức tiệc mừng  để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới.  Ông bà cha mẹ anh chị em và con cháu tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, lao động kinh doanh mưu cầu cuộc sống.
Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi nhà đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Lễ vật cúng Tất niên
Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 (29) Tết, sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu  tụ  tập về đông vui.
Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị.
Thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng vuông  bánh tét tròn . Cỗ mặn và cả  chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Toàn gia đình tụ tập ăn tiệc chuyện trò vui vẻ, chuyện đã qua, bàn công việc năm mới…Sau đó mọi người nhanh chóng dọn dẹp để tập trung mâm lễ cúng Giao thừa đón quan Hành khiển năm mới và cúng Thổ công; gia tiên vào thời khắc giao thừa năm mới. Và một năm mới đã về háo hức và vui mừng đón Xuân mới?

Bài văn khấn

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.
Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.
Cộng đồng nội - ngoại Gia tiên dòng họ ...
Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ...

Hôm nay là ngày ...... tháng Chạp năm ..........
Tín chủ chúng con là: ………………………
Ngụ tại: …………
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám long thành của gia đình chúng con.
Nam mô a di Đà Phật!(3 lần). Xem: clbphongthuythanglong.vn
                                                            clbphongthuythanglong.vn
(Ngô Lê Lợi-Tổng hợp và st)

Cúng giao thừa đón quan Hành khiển năm mới?

Cúng Quan Hành khiển ngoài trời (Bộ mã 1 mũ + Mâm Lễ)
Theo cổ truyền thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật, trong quan lại ít tham nhũng, đất nước thanh bình nhiều nhân tài,...; Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam, hay ăn của đút  thì hạ giới chịu mọi thứ khổ, như nạn chạy chức quyền, tham ô, tiêu pha tiền thuế của dân sắm sanh vô bổ ... Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan gồm:
Mâm lễ dâng cúng Quan Hành khiển  giao thừa 
*Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.

  • Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.

  • Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.

  • Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

  • Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.

  • Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.

  • Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.

  • Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.

  • Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.

  • Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.

  • Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên nhân dân thường lập bàn cúng  đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà (hay trên tầng cao nhất để Ngài nhìn thấy . Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn cấp nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây “ngửi hương ngửi hoa”rồi  vội vàng đi  chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà mà thôi.

Giây phút giao thừa còn gọi là “trừ tịch” là trừ tà ma đến quấy đảo; Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.Nên giờ đó các gia đình thường dung các vật dụng để khua động đuổi ma tà đi như đốt pháo, gõ nồi xoong…hoặc khua chuông trống vang lên (Để “trừ tịch” cho cả một quốc gia thường bắn pháo hoa cũng là vì lí do đó. Sau đó chủ nhà ra khấu lễ, rồi mọi người trong gia đình lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền,đình, đền, miếu vào đúng giờ giao thừa cũng tiến hành cúng lễ: ở chùa lễ vật dâng cúng Tam bảo  là đồ cha, còn đền, đình, miếu…. là lễ măn. Ngày nay, vẫn giữ phong tục cúng giao thừa  với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà, đồ dâng cúng cũng đơn giản với lòng thành tâm còn đồ cúng thì gia đình mỗi khác, cúng chay  hay mặn.
Cúng  lễ giao thừa?
 Ở ngoài trời ( Sân nhà, trước cổng, sân thượng cao nhất…) các gia đình đưa lễ vật dâng cúng: tùy theo từng gia đình, nhưng lễ vẫn  có đồ chay hoặc mặn: như xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm nay.  
Sửa lễ cúng giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các chùa, đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được lập tạm nhưng trang trọng được kê ra nghênh đón:
Lễ vật cúng giao thừa gồm:
+Có lọ cắm hương, đèn dầu hoặc  nến.
+Cúng con gà trống mới biết gáy. Có nơi còn cúng cái thủ lợn?
+Đĩa xôi/Bánh chưng
+Mứt kẹo
+Trầu cau
+Hoa quả
+Rượu nước
+Vàng mã
+Mã  chiếc mũ của quan Ðại Vương hành khiển.
Tuy nhiên, trong văn hóa truyền thống của người Việt, người ta vẫn dùng gà trống để cúng. Người Việt quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt Trời. (Tuy nhiên không cúng những năm có chi Dậu không cúng  gà; chi Hợi không cúng thủ lợn…).
Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Tuy nhiên đã là lễ nghi thì càng đơn giản và tiết kiệm là tốt nhất vì ngày xưa còn mê tín và si mê ngày nay khoa học phát triển nên chỉ giữ nghĩa còn lễ càng giảm càng tốt? Không nên quá lo chu toàn cho lễ mà tốn kém về kinh tế?

Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà/cơ quan đơn vị mình. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
Khi dâng Thổ công thì  cúng tổ tiên luôn  vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Thổ công và các Quan và Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới  đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm: Trên ban thờ chính của gia đình: Lễ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh trưng, kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia (Không mở nút) ...Bên dưới có mâm lễ mặn;  Giò - chả; Xôi gấc đỏ; con gà; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.(Các gia đình tu Phật thì có mâm lễ chay dâng cúng).
Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Sau khi đã gần hết hương, gia chủ xin hạ lễ thụ lộc (Lễ ngoài trời thì hóa mã thu  lễ ; mâm cúng dưới xin hưởng lộc) cả gia đình quây quần bên mâm cơm khai xuân mở ngày đầu năm; chúc nhau một năm an khang thịnh vượng gia đình hạnh phúc và phát triển. Và Ông Bà Cha Mẹ mừng tuổi các con các cháu vào chính thời khắc này là vui nhất?


Mâm cỗ cúng ở 3 miền: Mâm cỗ 3 miền có hương vị khác nhau?
Miền Bắc:  
Bát gồm: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc.Đĩa gồm: Đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối. Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30 hoặc gà cúng tất niên.
Miền Trung: Mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram…

Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày tết.
Miền Nam: Cỗ tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Cỗ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.


Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
Sau khi làm lễ giao thừa, còn có tục lệ truyền đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
Trước tiên đi Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. (Tục lệ này nhiều nơi đã bỏ vì ảnh hưởng đến môi trường; thay bằng nhà chùa, đình, đền…phát lộc bánh kẹo hoặc bao diêm… để lấy may đầu xuân); còn một vài nơi còn lấy Hương lộc:thay vì hái cành lộc  bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
Xông nhà:
Thường người ta kén một người "hợp" trong gia đình ra đi từ trước giờ “trừ tịch”, rồi sau lễ “trừ tịch”  người đó đi ra chùa, đình, miếu…rồi mang lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác trong cùng thôn, xóm, tổ dân phố  “tốt vía” để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.Khi khách đến “xông nhà”thường có phong bao lì xì gia chủ, chủ nhà nên có “phong bao mừng lại” theo tục lệ “khách mừng 1 chủ nhà mừng 3”.



Văn khấn lễ giao thừa ngoài trời năm 2018 Mậu Tuất:

 Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

-  Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

- Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển

- Đương niên Việt Vương Hành khiển cùng với Thiên Bá chi thần và Thành Tào phán quan. năm  Mậu Tuất

- Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Táo quân chư vị Tôn thần.

Nay là Phút giao thừa năm 2018 đã tới.

Chúng con là: .........................

Ngụ tại: ..................................

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng cah tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Cẩn cáo.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

  

Dưới đây là bài cúng giao thừa trong nhà cho năm 2018 tết Mậu Tuất , năm con chó.

 Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

 Kính lạy:

                Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

                Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

                Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vi tiên linh

Nay phút giao thừa đã tới, năm cũ đã qua

Giây phút đầu tiên của mùa xuân năm 2018

Chúng con là … đồng gia quyến đẳng

Ngụ tại số nhà… phố(ngách)….phường….quận…

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vật luật, Tống cựu, nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán.

Chúng con thành tâm, sửa lễ du đăng, hương, hoa, quả, vật phẩm, nghi lễ cung trần, bày lên trước án, cúng dàng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, tiến cúng tổ tiên, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời:

Ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần. Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch tài thần, các ngài bản gia Táo quân và các chư vị thần linh cai quản ở khu vực này.

Cúi xin: Chư vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ Tiên linh Cao tằng Tổ thảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá, Thúc, Huynh, Đệ, Cô, Di, Tỷ, Muội, nội ngoại tôc, chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sang, hâm hưởng lễ vật.

Chúng con lại mời chư vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ, Y, thảo phụ mộc ngụ trong đất trời này.

Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cầu cho toàn gia đình chúng con: Minh Niên khang thái, trú dạ cát tường, mạnh khỏe vui tươi, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt, vạn sự hanh thông.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.                                           

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)


(Xem bài ở http://phongthuythanglong.vn/)phongthuythanglong.vn

(Ngô Lê Lợi-1/2/2018)

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Đặt một ngôi mộ giá bao nhiêu?


Khánh thành Ban Thần linh nghĩa trang Chi họ Ngô Văn ở Phù Lưu-Lộc Hà-Hà Tĩnh
Bài viết này sẽ trả lời cho bạn câu hỏi tựa đề. Người xưa ví Thầy thuốc có thể giết 1 người nhưng thầy địa lý có thể giết chết cả 1 dòng họ. Trước khi muốn biết giá của 1 thứ gì đó bạn cần biết chi phí để có được nó. Trước hết, các bạn cần biết qua trình tự việc của thầy Phong Thủy sư phải làm. Các bước đó gồm:

Bước 1: Thầy phong thủy phải gặp gia chủ trước để biết năm mất của người cần đặt mộ, thứ 2 là để cân phúc và khí lực của con cháu dòng họ người được đặt mộ đó làm mức bao nhiêu là vừa thông qua tướng học và môn mệnh học; thông qua chiêm bốc để biết có được thế lực vô hình ủng hộ không?

Bước 2: Tìm đất. Thầy phong thủy phải tìm những vùng đất cao gần khu vực con cháu dòng đó ở quan sát mạch đất và nước di chuyển từ đó lần ra huyệt (vị trí dị biệt nơi đất nước giao nhau, có trường khí năng lượng đặc biệt) phù hợp với người đặt mộ. Trường hợp không có thầy phong thủy mới phải tìm đất vùng khác hoặc những huyệt nơi khác đã biết.

Bước 3: Căn cứ thế cục về địa hình loan đầu đã tìm được, thầy phong thủy sẽ tính toán xem hình thế đó ứng với mô hình lý khí nào? Kiểm tra trường khí, chất đất của huyệt đó có thực sự là chân huyệt hay không??

Bước 4: Sau khi tính toán, thầy phong thủy sẽ đưa ra phương án đặt mộ với tọa-hướng, độ sâu đặt và thời điểm đặt phù hợp và có lợi nhất cho dòng họ người đặt mộ.

Bước 5: Tại thời điểm đặt huyệt, thầy phong thủy lập đàn xin phép các vị thần linh trợ lực cho việc đào huyệt, kiểm tra lại việc dịch chuyển mộ đúng tọa-hướng đã tính toán; trích đặt vị thuốc và bùa để huyệt nhanh liền mạch; lễ tạ thần linh khi đóng huyệt.

Bước 6: Lập trận pháp bố trí âm binh, phù trú xung quanh huyệt để ngăn chặn những kẻ xấu có ý đồ phá huyệt đã đặt.

Người thực hiện được từ bước 1 đến 4 là đạt đến cấp độ THẦY ĐỊA LÝ (thời gian khổ luyện mất 10 năm); người thực hiện bước 5 và 6 là người phải luyện dòng riêng là PHÁP SƯ (thời gian khổ luyện 5 năm); người thực hiện được tất cả các bước là cấp độ cao nhất gọi là PHONG THỦY SƯ (thời gian tối thiểu là 15 năm).

Như vậy để thấy 1 người có trình độ cao trong phong thủy nêu trên tất yếu phải có chân mệnh và phải gặp đúng chân sư. Bây giờ chúng ta lượng hóa thời gian để ra tiền.
+)Chi phí sinh hoạt cho 15 năm: 35k/1 bữa, ngày 3 bữa, 1 năm 365 ngày, thời gian trong 15 năm=> tổng là 35k nhân 3 nhân 365 nhân 15= 575 triệu
+)Chi phí khác (tài liệu, sách vở, đi lại, thực tế…) chiếm 20% tổng chi phí sinh hoạt=115 triệu
+)Chi phí đạo tạo cho chân sự: 1 tuần đào tạo 6 tiếng, chi phí đào tạo riêng 1 thầy 1 trò theo thị trường người có trình độ từ trên Đại học giá từ 200-300k/2 tiếng vì đây là loại hình đào tạo đặc biệt nên giá cao nhất trên thị trường là 300k=> tổng là 300k nhân 3 nhân (365 ngày/7) tuần nhân 15=704 triệu
=>Tổng chi phí đào tạo cho 1 Phong thủy Sư= 575+115+704= 1.394 triệu tương đương với 1,4 tỷ đồng Việt Nam
Chia nhỏ ra: chí phí để có 1 thầy ĐỊA LÝ=1,4 tỷ nhân 2/3=933 triệu, chi phí 1 Pháp sư=1,4 tỷ nhân 1/3=467 triệu
Chi phí trên chưa tính rủi ro đối với những người luyện thành Phong thủy sư đó là rủi ro nhiễm trường khí xấu khi đi vào những vùng đất xấu ảnh hưởng đến tính mạng; rủi ro bị âm binh quật trở lại đến bản thân và người thân; rủi ro bị thần linh quật khi đụng vào chân huyệt nơi có tác động đến thế giới vô hình. Tất cả những rủi ro này không thể tính lượng hóa bằng tiền được.

Quay trở lại về đơn giá đặt mộ, tùy vào tính chất của huyệt mà giá cũng khác nhau. Giá biến động như sau:
+)Đối với huyệt phát người tài, phát phú, phát quan thì chi phí được tính bằng thời gian nuôi thầy sống là từ 5-6 năm tương đương với 105k/ngày nhân 365 ngày nhân 5 hoặc 6 năm=192-230 triệu.
+)Đối với huyệt phát đại phú, đại quan, đế vương chi phí theo các tích xưa được tính theo nghìn lượng vàng, ta lấy rẻ là 1000 lượng vàng, 1 lượng vàng= 1 cây vàng=36 triệu đồng=> 1 đại huyệt có giá là 36 tỷ đồng.

Như vậy tôi đã kết thúc bài viết của mình, bài viết này cung cấp tới quý vị giá trị của 1 thầy PHONG THỦY SƯ, thầy ĐỊA LÝ hay một PHÁP SƯ. Qua đó để quý vị tăng thêm hiểu biết và không nên coi thường những người đạt đẳng cấp cao trong giới Huyền thuật. Nếu quý vị trong dòng họ xuất hiện những người như mô tả hoặc quen biết thì đó là diễm phúc vô cùng to lớn hãy tôn trọng họ, vào 1 ngày đẹp trời bạn sẽ cần đến con người như vậy. Bài viết mang tính tham khảo?
Xin chân thành cảm ơn.(Tháng 1/2018-f/b Thầy Ngô Trọng Hiếu)

Anh Ngô Văn Nhơn đang làm lễ 


Nghĩa trang vườn tè thôn Thanh Nộn xã Thanh Sơn Huyện Kim Bảng Hà Nam 

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Tại sao lại chọn giờ khi sinh mổ

Tư vấn xem tử vi (xem them ở http://phongthuythanglong.vn/)
Làm cha mẹ khi  sinh ra đứa con yêu quý của mình bao giờ cũng muốn đứa con  sinh ra có một cuộc sống tốt và bố mẹ sẽ được nhờ vả; đứa con hiếu thuận và là “phúc ấm” cho cả gia đình; dòng họ.
Do vậy sinh thế nào là tốt và cũng nên đặt vấn đề  là có nên chọn giờ sinh mổ để  đứa con có cuộc sống như cha mẹ mong muốn không? Và có nghĩa là đứa trẻ sẽ có một “lá số tử vi” tốt.
Theo các bác sỹ sản khoa:
            Sinh tự nhiên tốt hơn sinh mổ?
Những đứa trẻ được sinh ra bằng đường mổ dễ phát sinh hội chứng ngạt thở hơn so với những đứa trẻ được đẻ bằng cách thông thường. Nguyên nhân là do việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của thai nhi sau khi sinh ra. Khi đẻ thường tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp đẻ làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não;  do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi.
Sinh thường làm cho âm đạo nở rộng ra tự nhiên, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ. Tuy nhiên sinh thường có thể làm cho bà mẹ tốn sức nhiều trong giai đoạn đau đẻ, trước sinh nhưng bù lại sau sinh, khả năng phục hồi sức sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều so với các bà mẹ sinh mổ.

Sinh mổ thế nào là tốt?
            Không nên quá cứng nhắc, nhất định chọn sinh thường trong trường hợp thai nhi quá to, cần lấy ra gấp, hay người mẹ không đủ sức chịu đựng cuộc chuyển dạ. Khi nói đến mổ đẻ chủ động là khi nói tới những yếu tố động, bác sĩ nhìn thấy sản phụ đẻ khó hoặc đẻ thường sẽ có nguy hiểm. Ví dụ, các yếu tố đẻ khó do người mẹ như bị bệnh tim, bệnh phổi hoặc người mẹ có khung chậu hẹp hay khung chậu bị biến dạng… trong những trường hợp như vậy sẽ chỉ định mổ về phía nguyên nhân từ mẹ. Về phía thai nhi, thai kém phát triển hoặc thai quá to, mất cân xứng với khung chậu của người mẹ hoặc về phía phần phụ của thai do nước mổ quá ít…?


Kết hợp cả hai biện pháp sinh tự nhiên và sinh mổ?
Nếu sức khoẻ người  mẹ bầu ổn định và thai nhi bình thường thì người mẹ nên đẻ thường. Tuy nhiên, sinh mổ  là lựa chọn đúng đắn khi có đủ bằng chứng cho thấy người mẹ có các vấn đề về sức khỏe mà  sinh thường dễ gặp các trở ngại cho mẹ và đứa trẻ.
Dù là sinh thường hay sinh mổ thì người mẹ phải tin tưởng vào bản năng làm mẹ của mình, và đặt lòng tin vào đội ngũ bác sĩ, y tá để có một tâm lý ổn định, thoải mái ngay trước khi sinh. Bình tĩnh và hãy nghĩ rằng bạn không phải là người duy nhất sinh con trên thế giới này, mọi người làm được thì bạn cũng sẽ làm được.

Khi đã chắc chắn sẽ sinh mổ thì nên chọn ngày giờ sinh?
Trước tiên phải suy luận như sau: Dù sinh thường hay sinh mổ thì cũng đều do “nhân duyên”; con ta sinh ra đều do số “Trời sinh” ra cả; đều do “phúc khí” của gia đình và dòng họ đó. Không phải muốn sinh mổ lúc nào cũng được mà phải đủ  tháng đủ  ngày (chí ít cũng gần đạt như vậy); Vì sao: Căn cứ vào “Các loại thai kỳ”: Sinh sớm: Từ 37 tuần 0 ngày đến 38 tuần 6 ngày;  Đủ tháng: Từ 39 tuần 0 ngày và 40 tuần 6 ngày;  Thai vượt tháng: Từ 41 tuần 0 ngày và 41 tuần 6 ngày;  Thai già tháng: Từ 42 tuần 0 ngày và nhiều hơn. Do nhiều trường hợp sinh mổ sớm hơn do  tính nhầm, đặc biệt là dựa vào hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể chỉ định sai ngày sinh mổ cho các trường hợp non tháng (xẩy ra nhưng ít).

Vấn đề chọn giờ sinh: Thường thì khi sinh mổ để an toàn cho mẹ và bé,thì  năm là cố định, tháng thường đủ , ngày cũng bị giới hạn nhưng xê dịch thường trong khoảng 10 ngày, chỉ có giờ là chọn thoải mái. Như vậy, cũng không thể chọn lá số một cách thoải mái được như nhiều người vẫn tưởng? Khi đã chọn được giờ và ngày rồi thì các Thầy tử vi lấy số “lập ra lá số tử vi” của đứa trẻ và chọn  các cách cục nào tốt nhất. Như vậy số phận và cuộc đời của đứa trẻ này  hoàn toàn có thể được được dự báo  biết trước và  - tất nhiên không quá chi tiết được - nhưng xu thế chung thì chắc chắn là đúng.
Tuy nhiên; khin đã chọn được ngày; giờ sinh mổ rồi; nhưng gia đình đó “kém duyên” thì có thể xẩy ra các trường hợp sau do sinh mổ . Nếu không có phúc lớn thì có chọn cũng không thể sinh mổ đúng giờ vì nhiều lý do khác nhau:
- Bản thân người đó không tin và không chịu chọn giờ sinh mổ
- Người nhà cản phá.
- Bệnh viện không thu xếp được phòng.
- Bác sỹ bận đột xuất
- Bản thân gia đình có việc phát sinh phải dời sang ngày khác…
Như vậy; có mổ được giờ tốt hay không cũng “có số cả” đấy chứ?

Một số cách cục tốt khi chọn giờ sinh mổ?
Theo như lý luận Tử vi Đẩu , nếu các  lá số có cách cục tốt (cát cách), sẽ chủ về giàu, sang hoặc có tài văn chương, có tài võ nghệ, hoặc nếu gặp cách cụ thượng thừa, sẽ có thể kiêm cả giàu sang, tài nghệ. Số lượng cát cách càng nhiều, thì mệnh càng tốt đẹp, thành tựu càng to lớn…Nhìn chung, những cát cách hợp cục phú quý trong Tử vi Đẩu số về cơ bản bao gồm những trường hợp sau: Các cách cục Tử Phủ đồng cung, Tử Phủ triều viên, Thiên phủ triều viên, Quân thần khánh hội (Vua tôi quần tụ), Phủ Tướng triều viên, Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cơ Lương gia hội, Văn Lương chấn kỷ, Cự Nhật đồng cung, Kim sán quang huy (ánh vàng rực rỡ), Nhật chiếu lôi môn (Mặt trời rọi cổng sấm), Nguyệt sinh thương hải (Trăng mọc biển xanh), Thọ tinh nhập miếu, Anh tinh nhập miếu, Thạch trung ẩn ngọc (Ngọc ẩn trong đá), Thất sát triều đẩu, Mã đầu đới tiễn (Đầu ngựa mang tên), Cự Cơ đồng lâm, Thiên Ất củng mệnh (Tọa quý hướng quý), Tam kỳ gia hội, Quyền lộc tuần phùng, Khoa Quyền Lộc giáp, Song Lộc giáp mệnh, Tả hữu đồng cung, Văn quế, Văn hoa, Tham vũ đồng hành, Tam hợp Hỏa Tham (Tham hỏa tương phùng), Tham Linh triều viên (Tham Linh tương phùng), Quý tinh giáp mệnh, Liêm Trinh, Văn, Vũ, Quyền Sát hóa lộc, Quyền tinh triều viên ( Hùng tú triều viên), Phụ củng văn tinh, Lộc văn củng mệnh, Lộc hợp uyên ương, Song lộc triều viên, Lộc mã bội ấn, Lộc Mã giao trì, Nhị diệu đồng lâm, (Mặt trăng, mặt trời cùng giáng lâm), Đan trì, Quế trì (Thềm son bậc quế), Giáp đệ đăng dung, Khoa danh lộc hội, Cực hướng ly minh, Hóa tinh phản quý, Tướng tinh đắc địa ((Vũ khúc thủ viên), Nhật nguyệt chiếu bích (Mặt trăng mặt trời soi vách), Tài lộc giáp Mã, Minh Lộc Ám Lộc, Khoa minh Lộc ám (Khoa sáng Lộc mờ, Minh Châu ám Lộc).Các cách trên đây, nếu gặp tứ sát hoặc sao Kiếp, Không, Kỵ hội chiếu (Trừ một vài trường hợp đặc biệt, như Hỏa Tham cách) Sẽ trở thành phá cách, sẽ không có thành tựu, tổn hại đến phúc lộc, giàu sang không được vẹn cả hai, hoặc không thật giàu, không thật sang, hoặc do giàu sang mà gặp vạ, hoặc bản thân có điều thất đức.

Khi chọn giờ sinh mổ thì các Thầy sẽ lập “lấy lá số” của đứa trẻ  và thông tin cơ bản cuộc đời và sự nghiệp đứa trẻ để cho các gia chủ chọn lấy một cách cục đẹp nhất; ví dụ: Gia đình còn nghèo khó; thì chọn cách cục sau này con mình sẽ giàu có; nhiều tiền mà hiếu thuận quan tâm cha mẹ và xchawm lo xây dựng cho gia đình dòng họ. Còn nhà đã giàu rồi nhiều tiền bạc rồi thì chọn lá số con mình sẽ có tài đức; học hành giỏi giang, kiến thức uyên bác, quan tâm đến chính trị, có khả năng dự đoán, tính toán, nắm giữ ở sở; ngành thuộc tỉnh hay trung ương. Đối với những gia đình muốn con mình sau này thành Pháp sư; Những người đi tu; Những nhà khí công;Những thầy tâm linh…và vân vân?

Thời khắc để lập lá số khi nào?
Dù sinh thường hay sinh mổ thì thời khác để lập một lá số tử vi là khi đứa trẻ: khóc chào đời? Sinh thường hay sinh mổ thì lập lá số đều như nhau và khi dự báo đều có kết quả tốt. (Các trường hợp chưa kiểm chứng: sinh mổ do thiếu quá nhiều tháng do tai nạn giao thông; do mẹ bị bệnh chết phải mổ lấy con. Tóm lại: còn thiếu nhiều tháng:Hiện nay chưa có kiểm chứng?)
Việc sinh thường hay sinh mổ nếu đạt được như ý  đều  đúng ngày giờ là đã chọn được một lá số tốt; vì “ Đức” của gia đình dòng họ  “cao nên ông trời” cho họ hưởng và con họ lớn lên thành một  nhân tài cho xã hội. Còn chọn rồi mà không đúng giờ ; phải sang ngày khác giờ khác mà đứa trẻ sinh ra khó nuôi và làm khổ cha mẹ nhiều sau đó không  thọ lâu mà “có thể” yểu mệnh vì phúc đức gia đình dòng  họ đó  kém? Cho nên sống phải tu nhân tích đức để gia đình an lạc và hạnh phúc xã hội phát triển. Do vậy:  sinh thường hay sinh  mổ  đều do “ý trời” đã định rồi ? Lá số chỉ ra vậy?

Ví dụ: Lấp lá số tử vi cho đứa trẻ gia đình chọn sinh vào giờ Ngọ (11 đến 13 giờ) ngày 29/1/2018 (tức là 13/12 Đinh Dậu).

  Tại sao lại chọn giờ khi sinh mổ 
Lập lá số tử vi cho đứa trẻ mà gia đình chọn sinh vào giờ Ngọ (11 đến 13 giờ) ngày 29/1/2018 (tức là 13/12 Đinh Dậu).

 Với cách cục Sát Phá Lang-Nhật nguyệt tịnh minh (Dự báo cuộc đời và sự nghiệp cho đương số như sau)
Bố cục sao: Sao Tử vi tọa thủ  Mùi là ở vị trí đắc địa,  cùng với sao Phá quân ở thế vượng. Lúc này, cung đối diện (cung Thiên di) có sao Thiên tướng đối chiếu, cung Tài bạch có hai sao Thất sát thế đắc địa, Vũ khúc thế đắc, cung Quan lộc có hai sao Liêm trinh, Tham lang rơi vào thế hãm địa
Sự nghiệp
Tử vi và Phá quân đóng Mệnh, lại được sao Thiên tướng xung chiếu, lại có Tả, Hữu phò tá. Người này sau này  có tài kinh bang trị quốc, được nhiều người ủng hộ, nhất hô bách ứng,  được hưởng phúc lộc suốt đời,  nên theo con đường chính trị nếu không cũng là đại gia giàu có nhất là về bất độngn sản. Là người có cá tính.  Là người có năng lực khai phá lãnh vực mới, tạo ra thành tích trong sự nghiệp, có tinh thần dũng cảm xung phong phá trận, thường đối mặt trực tiếp với tình hình thành bại, giỏi ứng biến, có đảm lược, tác phong rất quả quyết. Cho nên thích đầu cơ. Nhược điểm nhỏ tuối hay nghịch và học thì chỉ trên mức trung bình mà thôi. Tuổi trẻ vất vả từ trung niên trở lên sẽ khá và giàu có.
Vận mệnh cơ bản: Sao Tử vi  cung  Mùi đắc địa, cùng tọa thủ với sao Phá quân ở thế vượng, được tam phương tứ chính hội tụ cát tinh, chủ về thanh cao, phúc thọ, cuộc sống sung túc, thực lộc lâu dài. Đế tinh gặp được tướng quân trước điện Phá quân là một người có năng lực lãnh đạo, thích ra mệnh lệnh, xung gặp hãm, dũng mãnh vô song, toàn lực xuất kích, có thể nói là người giỏi dùng người.  
Hai sao Tử vi và Phá quân cung tọa thủ cung Mùi, cung Thiên di có tướng giữ ấn quan, khi xuất ngoại sẽ được quý nhân phù trợ, nhân duyên tốt, thích giúp đỡ người khác, được mọi người hoan nghênh, nếu dời nhà và chuyển nghiệp thì trước hết phải có kế hoạch thỏa đáng, đại đa số đều được thành công, thuận lợi. Tam hợp chiếu có sao Vũ khúc và Thất sát cung Tài bạch chiếu về, sao Liêm trinh và sao Tham lang ở cung Quan lộc. Tài vận khá tốt, không thích hợp công việc có tính chất đơn điệu và cố định thích công việc mang tính chất mạo hiểm, biến động được mất tiền tài rất lớn, thường phát hoạnh tài, có thể độc giữa một trọng trách ở một lĩnh vực nào đó, đa phần tự mình gây dựng, sáng lập sự nghiệp,  đến trung niên, lão niên sẽ có thành tự, sự nghiệp biến động nhiều, rất chuyên chú vào công việc, không thích bị go bó, thích làm nghề có sự thay đổi, mạo hiểm như: Chính trị, quân sự, kinh doanh… phấn đấu làm việc lại có hiệu suất, nên phát triển ở các đô thị lớn, vị trí cao, có nhiều thu nhập. Về phương diện tình cảm dễ gặp trắc trở trong tình cảm, nhân duyên, nên kết hôn muộn thì tốt hoặc vợ chồng nên “Quy Phật” để phá thế xấu của cung Phu thê. Mệnh lại có hai sao Tả phù, Hữu bật phò tá,  có cát tinh tọa thủ, hội chiếu sẽ giúp cho cuộc đời gặt hái nhiều thành công trên nhiều lĩnh vực. Do cung mệnh có sao Phá quân, cung Quan lộc có sao Tham lang, cung tài bạch có sao Thất sát, là cách cục Sát, Phá, Tham, cuộc đời có nhiều thay đổi lớn, tính chất thiên về tiền tài, phải biết chế ngự tình cảm.(Nhiều tiền gái hay theo…?)
Sao Tử vi, Phá quân đồng tọa thủ cung Mùi  có sao Thái âm thế vượng ở cung Điền trạch, sao Thái dương sáng sủa chiếu về, là cách nhật nguyệt tinh minh, có nhiều bất động sản, có thể kế thừa tổ nghiệp, là mệnh hào phú, nhưng phải đề phòng tửu sắc và trộm cắp.
 Vận mệnh của các năm sinh khác nhau
Người sinh năm Đinh mệnh tọa cung Mùi,  lại có sao Kình dương nhập miếu tọa thủ, là mệnh cách Kình dương nhập miếu, có thể dựa vào sức mạnh của sao Kình dương mà có uy quyền xuất chúng, phú quý vang dội, không gặp hung tinh nên có  uy quyền càng lớn; nhưng phải tích đức mới được hưởng.

Định hướng cho con
Bậc làm cha mẹ nếu biết được số mệnh là một điều rất hữu ích trong vấn đề giúp đỡ con cái của mình. Mặc dù chúng ta vẫn nói, không ai hiểu con cái bằng cha mẹ, nhưng thật ra sự hiểu biết của cha mẹ về con cái rất hạn hẹp. Ngoài tính tình và những sở thích hiện tại, có nghĩa là đang trong lứa tuối đó của mỗi đứa con, thì cha mẹ không thể nào nhìn thấy được những biến chuyển và những thay đổi trong tương lai của mỗi đứa con của mình. Nhưng khoa Tử Vi có thể nhìn thấy được những điều đó và giúp cho cha mẹ hiểu rõ năng khiếu, sở trường, sở đoản của mỗi đứa con để hướng dẫn con cái chọn ngành mà học, chọn nghề mà làm. Nói chung, nếu cha mẹ có thể nhìn thấy trước cuộc đời của con mình, sung sướng hay cực khổ, may mắn hay gian truân, tình cảm được hạnh phúc hay lận đận, thì ít ra cha mẹ cũng có sự bù đắp trước về mặt tâm lý giúp cho con cái khỏi bị ngỡ ngàng và thất vọng khi phải đối diện với nghịch cảnh của đời mình.
Mỗi con người sinh ra đều có “số mệnh” định sẵn; chỉ có “trời ” mới biết; “Thiên cơ” chính là bí mật của Trời, cũng chính là “Thiên ý”. “Thiên cơ” có lớn có nhỏ; lớn thì liên quan đến biến hóa của vũ trụ, hưng suy của xã hội và tồn vong của nhân loại; nhỏ thì quan hệ đến vận mệnh của một cá nhân, một đơn vị. Các Thầy tử vi đã “tiết lộ thiên cơ” và chỉ ra;  Theo luật Trời, “thiên cơ” không thể tiết lộ; tuy nhiên khi đã biết “thiên cơ” rồi  khuyên mọi người hãy sống tốt ; Hãy quan tâm  dậy dỗ và định hướng để đứa trẻ có tài đức và hiếu thuận; là người con có ích cho gia đình và xã hội mai sau?
(Ngô Lê Lợi- Hội viên CLB phong thủy Thăng Long 1/2018)

Chọn năm sinh con không lo xung khắc cha mẹ?

Tổng kết CLB Phong thủy Thăng Long năm 2018 (xem them ở http://phongthuythanglong.vn/)
Trong các gia đình mà vợ, chồng, cha con, mẹ con không hợp nhau thì có cuộc sống như địa ngục?
Ở những gia đình giàu có không ảnh hưởng lắm, tuy không hợp nhau vẫn có cuộc sống tạm được, vì cha mẹ sinh ra con vẫn lo cho con có cuộc sống tốt hơn các gia đình nghèo khó khác . Còn những gia đình khó khăn thì đúng là địa ngục. Nếu hợp cha mẹ thì muốn mua sắm gì thì luộn được đáp ứng còn không hợp thì thường xuyên bị cha mẹ mắng oan; muốn mua sắm gì thì luôn bị từ chối và gấy khó khăn? Thậm chí sử dụng tài sản cũng luôn bị hạn chế và ít khi được đáp ứng. Ví dụ trời nóng nực muốn lắp cái điều hòa; mẹ hợp thì cho ; còn xung cha thì không cho. Thậm chí khi đã lắp rồi thường xuyên bị kiểm tra tiền tiêu thụ?

Hiện nay rất nhiều gia đình thực hiện sinh đẻ kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có hai con “Dù trai hay gái” chỉ hai là đủ; và hiện nay thực hiện quy định mới của Bộ y tế do “già hóa dân số”, nhiều vùng được tiêu “chuẩn” muốn sinh them con, nhưng nhiều gia đình không muốn sinh them con chỉ lo khi sinh con thì cha mẹ và con cái xung khắc? Chúng ta đều biết việc sinh nở của người mẹ là “có thì” cho nên làm cách nào sinh con mà gia đình ngày càng  hạnh phúc và xã hội phát triển.

Thế nào là hợp và xung tuổi?

So đôi năm sinh (các cặp địa chi tuổi) của cha mẹ và con cái sẽ thấy
-Lục Xung: Sáu cặp tuổi xung khắc nhau (Nghĩa là nếu con cái và bố mẹ thuộc vào 1 trong 6 cặp xung khắc này, chắc chắn sẽ không tốt).
Đó là: Tý xung Ngọ ; Sửu xung Mùi; Dần xung Thân; Mão xung Dậu; Thìn xung Tuất; Tỵ xung Hợi. Xung thì xấu rồi
-Lục hại: Sáu cặp tuổi hại nhau (Nghĩa là nếu tuổi bố mẹ và con cái thuộc một trong 6 cặp lục hại thì sẽ càng xấu, nghĩa là ở với nhau cũng không được, buôn bán cũng không xong và làm bất cứ chuyện gì cũng bại hoại)
Tý hại Mùi; Sửu hại Ngọ; Dần hại Tỵ; Mão hại Thìn; Thân hại Hợi; Dần hại Tuất.
Ngược lại: Nếu xem năm sinh, thấy khả năng con cái rơi vào một trong 6 cặp tương hợp thì đó lại là điều may mắn. Sáu cặp tương hợp gồm:

– Lục Hợp: Sáu cặp tuổi hợp nhau
Tý Sửu hợp; Dần Hợi hợp, Mão Tuất hợp, Thìn Dậu hợp, Tỵ Thân hợp, Ngọ Mùi hợp.
Ngoài 6 cặp Lục hợp ra, trong 12 con giáp còn có bộ tam hợp gồm

– Tam Hợp: Cặp ba tuổi hợp nhau
hân Tý Thìn; Dần Ngọ Tuất; Hợi Mão Mùi; Tỵ Dậu Sửu.

 Cách tính tuổi cho con hợp bố mẹ.
Có một số phương pháp để tính năm sinh con và cha mẹ hợp nhau.

+Bước 1 so địa chi là chủ yếu (không so thiên can) theo 12 con giống (Dần, Mão, Thìn…) của cha mẹ và con theo “tam hợp” và “nhị hợp” tuổi.

+Bước 2: Tính theo mệnh quái để so.

Bảng tính mệnh quái được quy ước như sau:

Đối với nữ:


(Nữ dư 5 thì có mệnh tương đương với số dư 8 là Cấn).
Đối với nam:

(Nam dư 5 thì có mệnh tương đương với dư 2 là Khôn).

Theo thuyết Âm dương ngũ hành, các mệnh này lại được quy ước thành: Càn thuộc dương Kim, Đoài thuộc âm Kim, Khôn thuộc âm Thổ, Cấn thuộc dương Thổ, Chấn thuộc dương Mộc, Tốn thuộc âm Mộc, Khảm thuộc Thủy, Ly thuộc Hỏa.

Theo thuyết Âm dương ngũ hành, các mệnh này lại được quy ước thành: Càn thuộc dương Kim, Đoài thuộc âm Kim, Khôn thuộc âm Thổ, Cấn thuộc dương Thổ, Chấn thuộc dương Mộc, Tốn thuộc âm Mộc, Khảm thuộc Thủy, Ly thuộc Hỏa.

Chẳng hạn: Nam sinh năm 1987 thì (100 - 87) : 9 = 1 (dư 4), mệnh là Tốn Mộc (âm Mộc).

Nữ sinh năm 1987: (87 + 5) : 9 = 1 (dư 2), mệnh là Khôn Thổ (âm Thổ).

Các mệnh kết hợp với nhau tạo ra sinh khí tốt là cặp Cấn - Khôn, Đoài – Càn: bốn mệnh này thuộc Tây tứ mệnh hợp nhau, Chấn - Ly, Tốn - Khảm: thuộc Đông tứ mệnh hợp nhau; các mệnh Càn - Khôn, Cấn - Đoài, Khảm - Ly, Chấn - Tốn kết hợp với nhau sẽ có phúc lộc thọ. Các mệnh không nên kết hợp với nhau vì phạm vào tuyệt mệnh là Càn - Ly, Chấn - Đoài, Cấn - Tốn, Khôn - Khảm. Những cách kết hợp này hoàn toàn dựa trên thuyết âm dương ngũ hành tương sinh tương khắc.

 Từ đây các bậc làm cha mẹ đã so đôi và biết được mệnh con sắp sinh và cha mẹ có hợp nhau không?
Còn mệnh không hợp nhau hóa giải là bổ xung cho đủ ngũ hành?

Ngũ hành là gì? Người xưa quan niệm, vạn vật được trời sinh ra và chuyển hóa qua 05 trạng thái gọi là ngũ hành, đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các hành này đại diện cho các hiện tượng trong tự nhiên: Ví dụ:

Kim đại diện cho trời, tiền bạc, rèn giũa, tôi luyện, chủ về nghĩa, cương trực, mãnh liệt.

Hỏa đại diện cho lửa, sự bốc đồng, chiến tranh, giận dữ, chủ về lễ, nóng nảy nhưng lễ độ.

Mộc đại diện cho gỗ, sự phát triển, vươn lên, sinh sôi nảy nở, chủ về nhân, thẳng thắn, ôn hòa.

Thủy đại diện cho nước, sự uyển chuyển, mênh mông, chủ về trí, thông minh, hiền lành

Thổ đại diện cho đất, sự bao dung, lòng mẹ, chủ về tín, tính tình đôn hậu.

Kim màu trắng, xám, hình tròn

Thủy màu đen, xanh nước biển, hình uốn lượn

Mộc màu xanh lá cây, hình thẳng, chữ nhật

Hỏa màu đỏ, hình nhọn

Thổ màu nâu, vàng, hình vuông.

Ngũ hành tương sinh:Thủy là nơi xuất phát của thực vật, từ đơn bào đến đa bào rồi, sinh trưởng thành cây, tức  Thủy sinh Mộc. Mộc tính ôn, ấm áp, là mầm mống để sinh ra Hỏa, ta có Mộc sinh Hỏa. Hỏa thiêu đốt mộc, cháy hết thành tro thì sinh ra Thổ, ta có Hỏa sinh Thổ, Thổ lại sinh ra Kim tức là khoáng chất, kim loại, ta có Thổ kinh Kim. Khi kim còn non, chảy ngầm trong núi, khí kim nóng quá cũng hóa thành dòng, nên Kim sinh Thủy.
Và Ngũ hành tương khắc: Ngược lại với tương sinh, ta có ngũ hành tương khắc: Kim khắc Mộc, để cho dễ nhớ ta ví như dao chặt được gỗ vậy. Mộc thì khắc Thổ, cũng như cây làm cho đất cằn. Thổ thì khắc Thủy, cũng như đê chắn được nước, đất vây nước thành hồ vậy. Thủy thì khắc Hỏa, lửa bị nước dập tắt. Hỏa lại khắc Kim, kim loại bị lửa nung chảy.(Không xét ngũ hành chuyển hóa).

Phải hài hòa các hành giữa cha mẹ với con, nếu thiếu hành gì thì phải bổ sung hành đó bằng tên gọi, màu sắc, hướng đặt giường ngủ; đá phong thủy... Ví dụ: Bố mẹ cùng mệnh Chấn (dương Mộc), con mệnh Đoài (âm Kim). Vì thế, để hài hòa giữa tuổi của cha mẹ với tuổi của con thì nên đặt nước ở trong phòng bố mẹ và phòng con vì Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Hoặc có thể chọn quần áo màu đen, tím đậm, xanh đen (thuộc hành Thủy) cho con...Ví dụ dùng đá phong thủy: Cha mệnh Càn-Kim; vợ mệnh Khảm-thủy; con trai đầu Chấn –Mộc; nay sinh thêm con mệnh Khôn-thổ  như hợp Cha Càn-Kim , xung khắc  mẹ  và anh thì nên mua hòn đá phong thủy màu Hồng-Đỏ. Khi đó mệnh cha (Càn-kim) sinh mẹ Khảm-thủy sinh con trai Chấn-Mộc- đá phong thủy Hỏa- sinh con (dự định) Khôn-Thổ để sinh cha Càn-Kim.  
Đây chỉ là một trong số nhiều giải pháp để tham khảo khi tuổi cha mẹ không hợp tuổi con. Mỗi người được sinh ra mang yếu tố không gian vũ trụ chứ không phải ngẫu nhiên. Thế nên, việc can thiệp để chọn được đúng ngày, giờ, tháng, năm sinh có thể làm cha mẹ yên tâm và phần nào hóa giải  không lo con cái xung khắc với cha mẹ.

(Ngô Lê Lợi-1/2018)






Cho con một cái tên tốt?

Ban chủ nhiệm CLB Phong thủy Thăng Long (xem them ở http://phongthuythanglong.vn/)

Tên hay thời vận tốt”, đó là câu nói trong tử vi mà người Phương Đông hay đưa ra để nói lên tầm quan trọng của cái tên con người. Nhưng với những người phương Tây vốn coi trọng lý lẽ và thống kê thì sao? Theo các nhà phong thủy Việt Nam đã nghiên cứu  cái tên cũng có ảnh hưởng tới thành công của con người. Người xưa đã nói “Cho con nghìn vàng không bằng dậy con một nghề, dậy con một nghề không bằng cho một cái tốt”.

Tên là sản phẩm cha mẹ trao cho con trong suốt cuộc đời. Vì vậy cần phải thận trọng trong việc này. Rất tiếc hiện nay không ít cha mẹ đặt tên cho con theo ý thích rất tùy tiện, dẫn đến tên của con không hợp gì với mệnh của nó, lại còn rườm rà phức tạp, gây khó cho con suốt cả cuộc đời.

Vậy cái tên tốt cũng là tài sản quí báu mà cha mẹ cho con suốt đời này?

 Những người làm cha , làm mẹ ai cũng mong con cái , cháu chắt của mình cả đời có phúc, được hưởng cuộc sống sung sướng. Từ khi bà mẹ mang thai từ ông bà cô gì chú  bác hai bên nội ngoại đã muốn đặt cho con một cái tên hay tên tốt? Nhưng theo các nhà phong thủy đã nghiên cứu và kinh nghiệm thì nên đặt cho con một cái tên hay tên tốt hợp phong thủy.



Tên nên đơn giản

Theo cách thông thường; Tên con phải đơn giản, rõ nghĩa. Tên phải dễ đọc dễ nghe. Họ và Tên phải sáng rõ giới tính. Họ và Tên phải sáng rõ dòng họ. Theo tập quan dân tộc Việt Nam thì tên con cần lấy họ của bố, không lấy họ của mẹ vào tên con. (Nhưng vẫn có thể đệm họ mẹ vào tên con)

Đặt tên cho con thì có nhiều trường phái. Như theo dân gian, theo mùa sinh, theo tử vi, tứ trụ, dịch…ở bài viết này giới thiệu phương pháp đặt tên theo “Bát tự” và ngũ hành (Kim-Thủy-Mộc-Hỏa-Thổ).

Bát tự là gì? Mỗi đứa trẻ khi được sinh ra đều có “thời khắc”: Giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh và trong mỗi giờ ngày tháng năm đó có cả Thiên can và Địa chi gọi là Bát tự; từ Bát tự này xem ngũ hành của địa chi nào sinh ngũ hành khắc và ngũ hành; ngũ hành vượng nhất chính là Tứ trụ của đứa trẻ. Tứ trụ gồm có Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh của đứa trẻ. Từ bốn yếu tố  Tứ  trụ này tiến hành đặt tên; theo  nguyên tắc:

   Đặt tên phải xét đến Hành của các dấu của Họ Tên và Tứ trụ. Chữ Việt Nam có 5 dấu Huyền Sắc Nặng Hỏi Ngã. Đây là đặc điểm chữ viết có liên quan đến dòng giống người Việt Nam. Cho nên muốn đặt tên cho con chuẩn xác thì phải xác định Hành của các dấu của Họ, Tên và Tứ trụ. (Khác với Trung Quốc đặt tên theo nét chữ, vì chữ Trung Quốc viết theo từng nét chữ, không theo a,b,c…).

Họ và Tên phải tương sinh tương hoà với nhau. Hành của Họ sinh cho hành của Tên thì đứa trẻ sẽ được hồng phúc của dòng họ. Nếu khắc thì mất hồng phúc.

Họ và Tên phải tương sinh tương hoà với Tứ trụ. Hành của Tứ trụ sinh cho hành của Tên thì đứa trẻ được Trời Đất giúp, ngược lại, khắc thì thân cô thế cô, không được Trời đất giúp, nên đưa bé vào đời sẽ rất vất vả.

Trật tự tốt xấu của quan hệ các Hành trong Họ Tên và Tứ trụ như sau:

- Tứ trụ sinh cho Họ để Họ sinh Tên: Rất tốt;

- Tứ trụ sinh Tên để Tên sinh Họ: Tốt;

- Họ sinh Tứ trụ để Tứ trụ sinh Tên: Tốt;

- Họ sinh Tên để Tên sinh Tứ trụ: Tốt;

- Tên sinh Tứ trụ để Tứ trụ sinh Họ: Tốt;

- Tên sinh Họ để Họ sinh Tứ trụ: Tốt.

- Họ sinh Tên: Rất tốt;

- Tên sinh Họ: Tốt;

- Mọi khắc đều là xấu, không đùng để đặt tên.



Xác định Hành của Họ, Tên và Tứ trụ

  Hành của Họ và Tên xác định theo dấu:

     Dấu huyền và không dấu (- o) hành Mộc.  

     Dấu sắc (/) hành Kim.  .

     Dấu nặng (•) hành Thổ (nặng như đất).  

     Dấu ngã (~) hành Thủy.  

    Hành của Tứ trụ xác định theo Hành của Địa chi năm tháng ngày giờ sinh của trẻ.

    Dần Mão hành Mộc, Thìn Tuất Sửu Mùi hành Thổ, Tị Ngọ hành Hỏa, Thân Dậu hành Kim, Hợi Tý hành Thủy. (không quan tâm Thiên can).



 Thế nào là Họ và Tên tương sinh tương hòa?

   Tương sinh tương hòa ở đây là nói đến quan hệ giữa Hành của Họ và Tên. Tương sinh là Họ sinh cho Tên hoặc Tên sinh cho Họ là tốt. Tương hòa là Họ và Tên đồng hành, cũng là tốt. Đặt theo tương Hành là tốt nhất: Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim. Tương khắc là rất xấu không nên đặt ( mất hồng phúc): Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa khắc Kim…



Tiến hành đặt tên

Đặt tên có 2 bước:

Bước 1: Đặt tên sơ bộ (để làm giấy chứng sinh ở nhà hộ sinh trong trường hợp chưa đặt tên chính thức).

Bước2: Đặt tên chính thức (để làm giấy khai sinh ở UBND xã; phường).

Hiện nay có một số bậc cha mẹ thường đặt tên trước khi sinh em bé. Như vậy về Phong thủy đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng, đó là giờ sinh. Giờ sinh là yếu tố rất quan trọng đánh dấu thời khắc ra đời của mỗi con người, có ảnh hưởng nhiều đến vận mệnh sau này.

Đối với những trẻ đã đặt tên trước đây mà nay thấy chưa hợp phong thủy thì có thể đổi tên theo 2 cách: 1) Nếu trẻ còn chưa đi học thì ra Tư Pháp phường xã hoặc quận huyện xin thay lại tên khai sinh. 2) Nếu trẻ đã đi học không thể thay đổi tên được nữa thì đặt cho cháu một tên thường dùng cho hợp ngũ hành và yêu cầu mọi người thân gọi bằng tên này. Còn tên khai sinh thì chỉ dùng mỗi khi có khai lý lịch (Trong khai lí lịch sẽ có hai tên: Tên khai sinh và tên thường gọi). Người lớn cũng vậy;Khi thay tên xong thì phải có lễ báo cáo Thần linh và gia tiên được biết để phù hộ cho tên mới.

Một số lưu ý:  Không đặt tên trùng với những con người làm nên lịch sử;  các bậc danh nhân. Để tôn trọng cha, ông của mình, người Việt có tục kỵ đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…Tuy nhiên hiện nay một số gia đình không còn quá coi trọng điều này. Người ta thường tránh đặt trùng toàn bộ, còn nếu chỉ trùng tên hoặc tên đệm thì không vấn đề gì. Khi trẻ còn nhỏ tuổi theo dân gian cha mẹ cũng nên đặt tên tuổi "sữa" cho con để gọi hang ngày để tránh tà ma; nếu gọi tên that  thấy tên hay thì bị trêu trọc ; hay quấy phá: như cu sâu, so-chi, cu thối, ...mà cha mẹ gọi âu yếm? Đặt thế nào gọi âu yếm là do cha mẹ, ông bà, cô chú gọi...yêu con cháu mình đều tốt cả?

Ngoài ra tên là để xướng danh nên cần chú ý về mặt thanh âm của tên, đừng có quá kêu hoặc nhịp điệu đều đều sẽ làm hỏng nhuệ khí của người được đặt tên. Một cái tên hay có thể đem lại cho mỗi con người rất nhiều thuận lợi và vận may trong công việc, xã giao…góp phần mang lại hạnh phúc cho con cái sau này. Do đó, khi đặt tên, tuyệt đối không được qua loa, đại khái, tùy tiện, đơn giản. Mệnh là do trời đất tạo ra, dẫu có thiếu sót cũng không thể thay đổi, còn tên chính là vận tốt hay xấu, nếu không đầy đủ thì hoàn toàn có thể cải thiện được. Tên tốt còn giúp đỡ để cải vận của con người? (Ngô Lê Lợi-tháng 1/2018)