ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Quê hương muối mặn gừng cay


                                                                      
Lớp 5A những năm miền Bắc đang xây dung CNXH (ảnh do bạn Hải Yến tặng)
Tác giả đeo khăn quàng đỏ thứ 5 bên phải (hang sau)
Con người ai cũng muốn biết mình sinh ra từ đâu và quê mình ở đâu. Quê hương là những điều sâu thẳm và thiết tha chẳng ai là không nhớ?

Tôi sinh ra, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi nước ta vừa giành được độc lập không lâu, mẹ tôi nói khi đó mẹ đang là thanh niên xung phong (thuộc tổng đội TNXP đang mở  rộng đường  giao thông từ  Ninh Bình ra Hà Nam ( ngày nay là quốc lộ 1) và Mẹ nói Ba tôi là người Hà Tĩnh.

Nơi tôi sinh ra là xóm 2 thôn Thanh Nộn xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Nơi ấy chất đầy bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ ấu và tuổi học trò. Nơi đây là làng quê thuộc vùng chiêm trũng nằm trong đồng bàng Bắc bộ.

Tuổi học trò, tôi đi học “ lớp vỡ lòng”  rất  muộn, vì khi đó đất nước mới giải phóng song , cơ sở vật chất khi đó còn chưa có. Trường lớp không có mà chủ yếu là học ở các nhà hợp tác xã để lúa ngô và các đình, chùa. Khi đó hợp tác xã đang san mặt bằng để xây dựng trường. Nói chung quy hoạch khi đó luộm thuộm và lôm côm lắm. Lớp học đơn giản chỉ có bàn ghế  đủ loại huy động của nhân dân và bảng đen thì xã cho chặt cây gạo xẻ ván quyétt đen làm bảng.

Nhưng đi học rất vui, nhiều lứa tuổi lỡ cỡ , đứa ít nhất khoảng 6 tuổi đến 11 ,12 tuổi. Bù lại tuổi học trò hồn nhiên và rất gần nhau cùng trong làng xóm. Một lớp học như vậy chung cả cho một thôn;  lớp của tôi ghép cả hai xóm  một và hai; khoảng 50 đến 60 đứa.

Nhớ ngày xưa !

Tuổi còn thơ đi học, đến lớp  đi trên  con đường làng quen thuộc, xung quanh làng luỹ tre xanh rì rào trong gió, ánh nắng ban mai chiếu xuống  làm cho những giọt sương trở nên long lanh, lộng lẫy như những viên kim cương đính trên thảm nhung xanh.

Bọn trẻ  chúng tôi  đến lớp vừa đi vừa nô đùa;    lấy  bàn chân không đi dép đạp trên cỏ, một cảm giác mát lạnh khoai khoái thấm vào chân. Cạnh con đường làng dân  làng và thanh niên đang  thi đua đào con mương  dẫn nước vào những cánh đồng trải dài vào tận dãy núi Bút Sơn xanh thẫm.

Khắp nơi một màu xanh bát ngát tràn đầy sức sống. Trên cánh đồng lúa đã cấy , những đàn cò trắng đang bay lượn làm cho bầu trời càng trở nên rộng và  xanh một  màu xanh  hòa bình đẹp lắm. Thỉnh thoảng những cơn gió thoang thoảng làm cây lúa mơn mởn thời con gái dập dờn trông như chúng đang vỗ những cơn sóng xanh  trên biển lúa xanh xa tít vào tận chân trời.

Cô giáo đầu tiên dậy “lớp vỡ lòng và o a” là cô giáo Tác, cô hiền lắm. Những khi cô chưa đến lớp là lớp học lại ồn ào  như cái chợ vỡ; khi cô giảng bài cả lớp lại im lặng nghe cô giảng và viết lên bảng đen. Ngày xưa chúng tôi đi học bố mẹ không phải dẫn đi hàng ngày mà mẹ chỉ dẫn buổi đầu tiên đến nhà cô giáo mà thôi; những buổi sau tự mình đến lớp.Chúng tôi có nhiều bạn và rất thân nhau, thỉnh thoảng cũng hay đánh nhau theo kiểu trẻ con ấy mà.

Quê  nơi tôi sinh ra,  được tạo hóa ban cho  dòng sông Đáy. Đoạn qua thôn  chảy vắt qua và có một xoáy nước làm cho bèo tây dạt đến rất nhiều (nên mọi người trong thôn hay ra vớt bèo tây về cho lợn ăn)  nên làm cho nơi ở đẹp như một bức tranh thủy mạc.

Dòng sông Đáy  đã gắn bó với tuổi thơ ấu của tôi, làm ấm lòng biết bao trái tim tuổi thơ và mơ mộng ! Vào những mùa lũ  con sông chở  đỏ mang nặng phù sa bồi đắp phù sa cho đôi bờ để nuôi dưỡng những ruộng ngô, ruộng lạc xanh tốt và cho bắp cho quả thêm chắc thêm sai.

 Những buổi sáng khi ánh bình minh bừng sáng, mặt sông   thường đỏ thắm như màu thẹn thùng của màu môi thiếu nữ. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm suơng đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào . Từng đoàn thuyền giong buồm  chở hàng xuôi, ngược, thuyền chài  thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát của những bác phu kéo thuyền hò  vang lên xáo động cả mặt sông.Ngày xưa ; Ngày cũng  như đêm từng  đoàn thuyền xuôi ngược.

Ngày nay thì cảnh tấp nập này không còn nữa. Chỉ còn lại lơ thơ  những con thuyền nho nhỏ của những người thuyền chài đánh cá, và chỉ còn nghe tiếng ống bơ leng keng đuổi cá vào lưới! Sông Đáy ngày nay ô nhiễm quá rồi,có thời gian báo chí nêu cá chết nhiều ; không biết bây giờ cá sông Đáy có ăn được không? Thương các bác thuyền chài lặn lội sớm tối răng lưới  nhưng không có cá?

Dòng sông dịu dàng ôm lấy quê hương, dòng sông cho nước mát tưới ruộng đồng, cho nước sinh hoạt cho bà con nông dân. Sông ơi ! Mong muốn dòng sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng vào mùa tươi tốt nhé.

Chiều chiều lũ trẻ  theo bố mẹ ra sông tắm mát , nô đùa trông vui quá. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui cùng lũ trẻ con. Hai bên bờ, các cô các bà đem quần áo, chăn màn ra giặt. Mọi người  chuyện trò vui vẻ sau một ngày lao động mệt mỏi. Dòng sông đã đem lại sự yên bình và niềm đam mê cuộc sống. Cuộc đời thật thanh thản và nhẹ nhàng chân chất như chính cuộc sống của người nông dân quanh quẩn đồng áng chân chất nhưng thật thà.

(Ảnh: từ f/B nhà thơ Trần Đăng Khoa)

           Nhớ về quê hương, còn nhớ cả thời  những ngày đi học dưới bom đạn của giặc Mỹ, đầu đội mũ rơm, tay cầm sách , thời đấy học trò rất ít đứa có cặp sách như trẻ em đi học bây giờ, lại còn để cha mẹ đưa đón nữa chứ . Thế mà phải đến bẩy mươi đến tám mươi  %  học rất giỏi.

Ảnh : Lấy trong f/b của Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Lớp học đào sâu  dưới đất để tránh bom bi, bom chùm, ngày ấy sợ nhất là bom bi, khi nổ có hàng ngàn hàng vạn viên bi bắn ra sát thương rất lớn. Mùi đất ngai ngái lẫn mùi mồ hôi khét khét. Học và ra chơi cũng ở trong hầm!

(Ảnh: Lấy từ f/b của nhà thờ Trần Đăng Khoa)

Thế mà lớp học trò ngày ấy nay cũng đã già cả rồi. Đứa còn ở làng, đứa đi công tác, có đứa đã về hưu, đã có đứa thành đạt thành ông nọ bà kia, ngược lại cũng có người còn rất khó khăn. Có người cũng đã ra đi ...về nơi cát bụi. 

Nhớ quê hương còn gì nữa nhỉ?

 Phải rồi mỗi dịp xuân về tết đến. Khi gần tết tiết trời bao giờ cũng se lạnh báo hiệu một mùa ...tết lại về. Lớp trẻ con chúng tôi thích lắm. Tết đến, năm mới về lại được bố mẹ may cho bộ quần áo mới.Mọi người từ người già cho đến trẻ con đều hân hoan mừng rõ.

Thích nhất là được canh nồi bánh trưng đêm 29 hoạc 30 tết. Mấy nhà chung nhau gói bánh và luộc chung nồi bánh chưng trên lửa rực hồng và ấm áp. Mấy chú cao tuổi bảo trẻ con ngồi trông nồi bánh, hết củi thì tiếp vào; rồi rủ nhau đi xuống ao bắt cá về nướng. Cá chín, các chú pha chế nước chấm là muối ớt, trẻ con thì được ăn cá vã, người lớn nhâm nhi chén rượu đón xuân mới. Chắc không bao giờ trở lại ngày xưa đâu nhỉ?

Đêm giao thừa bố mẹ tôi (có lẽ mẹ tôi vất vả nhất) chuẩn bị mâm cơm cúng Tổ tiên đúng lúc giao thừa; ngoài cái bánh trưng mới vớt từ nồi ra thêm đĩa thịt gà, đĩa cá rán, chai rượu “cuốc lủi” cùng hoa quả; Ba tôi nói cúng sớm để mời Tổ tiên, và sau đó thụ lộc để cả nhà đón  một năm mới  được no đủ từ năm sớm. Đúng giao thừa cha tôi nổ bánh pháo tết giòn giã, xác pháo đỏ bay khắp sân,  mâm cơm bầy lên bàn thờ Tổ tiên.

Đã bao nhiêu năm rồi, tục cúng sớm đầu năm gia đình vẫn duy trì. Dù đi công tác xa quê hương  nhiều năm, nhưng phong tục này gia đình nhỏ của tôi vẫn giữ đến nay . Phong tục hay và giản dị mang nét truyền thống của gia đình cha truyền con nối.

Sớm mai cũng đã chín-mười giờ, thức dậy; Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn. Nhiều câu chúc đến nay nghe buồn cười lắm “Chúc đẻ thêm thằng cu, cái đĩ”, chúc “buôn may bán đắt”, nên ngày xưa các cụ nhà ta sinh nhiều con lắm có nhà 7 -8 người, bình thường cũng 4-5 người; quan niệm ngày xưa là “Trời sinh voi Trời sinh cỏ” nên chúc nhau đẻ nhiều (Ngày nay chúc nhau “ vạn sự như ý”). Ngày nay nhà nước có luật sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có 2 con và “con gái hay con trai đều là con cả”; nhưng khó lắm Việt Nam ta ảnh hưởng  phong kiến phải có người thờ cúng Tổ tiên , nên quan niệm: "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (một nam là có, mười nữ cũng như không) . Dứt khoát phải sinh được con trai cơ!

Còn bọn trẻ con  được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh xúng sa xúng sính. Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Thỉnh thoảng tiếng pháo tết nổ đanh ròn làm cho ngày tết rất là xuân. Tôi rất thích mùa xuân sao mà thơ mộng và đẹp thế.

Dù đi khắp bốn phương trời lòng luôn nhớ về nơi cha mẹ sinh sống , nơi tôi đã sinh ra và có một tuổi thơ tươi đẹp và có rất nhiều người bạn tốt./.

                   Quê hương là như vậỵ đấy  ?

 (Hà Nội, ngày Quốc khánh ,tháng 9/2011-Ngô Lê Lợi)