ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Tư, 14 tháng 12, 2022

Hướng nhà và động thổ trong năm 2023 Quý Mão

 


 Hướng nhà và   động thổ trong năm 2023 Quý Mão

Đón cát tránh hung, hạn chế động thổ vào các nơi có sao 5 2 3 là Ngũ hoàng, Nhị hắc, Tam bích, 3 phương vị thích tĩnh không thích động, tương ứng với 3 hướng Tây BắcĐôngĐông Nam.

1/Các hướng nhà tốt động thổ trong năm 2023

  • Tây Nam có Nhất bạch
  • Nam có Bát bạch
  • Bắc có Cửu tử
  • Tây có Lục bạch

2/Các hướng nhà kém kỵ động thổ trong năm 2023 (không động thổ)

  • Tây Bắc có Ngũ hoàng
  • Đông có Nhị hắc
  • Đông Nam có Tam bích
  • Đông Bắc có Thất xích

3/Các góc Động thổ ( không theo tuổi mà theo nhà ; hoặc mảnh đất/thửa đất làm nhà) động thổ trong năm 2023

-Động thổ theo tháng (xem trong Bảng)



(st)

 

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Tại sao sao Đức Phật chế ra 5 giới cấm cho Phật tử tu tại gia?

 


Câu hỏi đặt ra là vì sao Đức Phật phải chế ra giới

        Người con Phật ta phải hiểu thấu đáo thâm ý của Phật để chúng ta không phải có những ngộ nhận sai lầm. Một khi đã hiểu thật rõ ý nghĩa của Tam Quy, Ngũ giới, chúng ta sẽ tự tin trở thành người con Phật theo đúng chánh pháp.

– Có phải vì Đức Phật là giáo chủ của một đạo nên chế giới để chứng tỏ mình không?

– Hay Đức Phật chế ra giới áp đặt con người làm theo ta thì ban phước, còn không làm theo, thì ta giáng tội?

Câu trả lời là không cho tất cả những câu hỏi tượng tự như thế này, bởi vì nếu Đức Phật chế giới vì những mục đích đó thì đạo Phật không tồn tại đến bầy giờ, và Đức Phật không được tôn sùng là một đại trí tuệ và là một vĩ nhân, một bậc thầy của nhân loại.

Vậy lý do Đức Phật chế ra giới luật là gì? Đó là vì Đức Phật đã thấy rõ được nhân quả. Thấy rõ được nếu gây nhân này, sẽ nhận lãnh quả báo như thế nào. Nên Đức Phật chỉ phương tiện chế ra giới để làm sợi dây cương, làm ranh giới để bảo vệ những người tin vào giáo pháp của ngài không phạm phải sai lầm mà phải chịu quả báo khổ đau.

Chính vì thế cho nên Phật tử chúng ta nên nhớ cho rõ và hiểu cho thấu rằng không phải chỉ những người đã phát nguyện qui y rồi, khi phạm giới mới thọ lãnh quả báo, còn chưa thọ thì không có quả báo. Tuyệt đối không nên hiểu như thế, bởi vì nhân quả không phân biệt bất kỳ ai. Đã gây ra nhân thì nhất định thọ lãnh lấy quả báo tốt hay xấu do mình gây ra.

Ví dụ: Nếu người nào đã đùng sức mạnh của mình, mà lạm sát sanh mạng của kẻ khác đều phải nhận lãnh quả báo là gia đình ly tán, bệnh tật truyền miên, chết yểu… cho dù người đó là ông gì đi nữa vẫn thọ nhận quả báo như nhau.

Ví dụ khác, khi uống rượu nhiều vào thì ông không thọ ngũ giới vẫn say, ông có thọ ngũ giới cũng say, rồi gây tai nạn, hay gây ra một hậu quả gì đó … gây ra thì phải lãnh lấy hậu quả, chứ đâu có cái lý nào mà nói có thọ giới mới có quả báo, còn không thọ giới thì không có báo ứng.

Ngũ giới cho người tại gia

Không sát sanh: là không đoạn mạng các chúng sinh. Nếu từ bé đến lớn, chúng ta quen giết các con vật nhỏ như gián, kiến, mối… đến khi trưởng thành lại giết heo, gà, bò… Khi ấy, lòng từ trong ta sẽ giảm đi, ác tâm lớn dần. Mai này, khi xảy ra những mâu thuẫn, bất hoà với người khác, chúng ta có thể sẵn sàng hãm hại họ. Bên cạnh đó, ăn chay là một cách tốt để chúng ta trưởng dưỡng lòng từ bi, giảm được vay trả nợ chúng sinh.

Không trộm cướp: không lấy vật của người khác cho dù là cây kim, ngọn cỏ.  Cướp là dùng sức mạnh dẻ cưỡng chế tài sản người khác, trộm là hành động lén lút lấy của người khác khi không được sự đồng ý của chủ tài sản. Đức Phật dạy ai đã từng có lòng tham, trộm cắp thì đời đời sinh ra nghèo khổ.

Không tà dâm: Ngoài đời sống tình dục một vợ một chồng thì tất cả những mối quan hệ khác đều gọi là tà dâm. Việc giữ giới này còn giúp cho các cặp vợ chồng giảm nguy cơ ngoại tình.

Không nói dối: nói dối bao gồm: nói lời hung ác, nói lưỡi đôi chiều, nói lời thêu dệt, nói vọng ngôn. Trong gia đình, ngoài xã hội, dù ở vai trò nào, chúng ta cũng phải luôn tự trọng về lời nói của mình và phải có trách nhiệm với lời nói của mình.

Không uống rượu: trên nguyên tắc rượu làm từ ngũ cốc và trái cây, không phải là thực phẩm mặn nhưng Đức Phật vẫn khuyên chúng ta không nên dùng. Vì Ngài thấy được rượu là động cơ xảy ra những tội ác, những việc làm sai quấy.

Sau khi một người trở thành một Phật tử theo đúng pháp nên cố gắng thực hiện những việc sau:

– Lập bàn thờ Phật dù dưới hình thức nào như bằng giấy, gỗ, tượng….

– Mỗi tháng ăn chay ít nhất 2 lần. Giá trị của ăn chay không lệ thuộc vào ngày nào mà ăn chay đễ giúp trưởng dưỡng lòng từ bi, nhân thức được nợ máu của chúng sinh.

– Dù kết hôn với người không cùng tôn giáo thì tuyệt đối cũng không được cải đạo. Giáo lý nhà Phật không có điều luật trừng phạt nếu một người bỏ đạo. Nhưng đã là Phật tử thuần thành, chúng ta phải hiểu giáo lý của Đức Phật là chân lý, Ngài là Bậc giác ngộ được chân lý. Chúng ta biết Phật pháp, trở thành đệ tử Phật đã là một may mắn rồi thì không có lý do gì lại từ bỏ đạo Phật cả.

Tóm lại, người con Phật ta phải hiểu thấu đáo thâm ý của Phật để chúng ta không phải có những ngộ nhận sai lầm. Một khi đã hiểu thật rõ ý nghĩa của Tam Quy, Ngũ giới, chúng ta sẽ tự tin trở thành người con Phật theo đúng chánh pháp.

(Thích Quảng Hoàng)

 

Giữ 5 giới là gì?


 

Giữ 5 giới là gi?

Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử. Khi đã quy y Tam bảo, chúng ta chính thức là đệ tử của Phật. Đệ tử Phật phải học theo hạnh Phật, con phải giống cha. Phật là người đạo đức mẫu mực, chúng ta cũng phải có đạo đức. Đạo đức có từ oai nghi giới luật. Do vậy, người Phật tử phải giữ gìn năm giới cấm căn bản là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Năm giới cấm này là nền tảng xây dựng tòa nhà hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.

 Phần lớn các giới điều trong Phật giáo đều bắt đầu bằng chữ “không”, trong đó có năm giới, tạo cảm giác tiêu cực, ép buộc hay cấm đoán mất tự do. Do vậy, thay vì nói “không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm không nói láo, không dùng các chất làm say gây nghiện”, theo lời đức Phật giải thích, ta có thể mượn văn phong của thiền sư Nhất Hạnh diễn dịch năm giới thế này:

Giới thứ nhất: không sát sinh.

“Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con”.

Giới thứ hai: không trộm cắp.

“Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia sẻ thì giờ, năng lực và tài vật cua con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và muôn loài”.

Giới thứ ba: không tà dâm.

“Ý thức những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chánh sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa”.

Giới thứ tư: không nói dối.

“Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết rõ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể”.

Giới thứ năm: không dùng những chất làm say và gây nghiệm.

“Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù và sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội”.

Để giữ gìn hạt giống trí tuệ, bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của bản thân, đức Phật dạy người Phật tử không được uống rượu. Đó là giới thứ năm người Phật tử cần phải giữ.

Lợi ích của việc giữ gìn ngũ giới

Năm giới mà hàng Phật tử tại gia phát nguyện vâng giữ, thọ trì là nền tảng đạo đức căn bản để kiện toàn nhân cách của người con Phật. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến tấn thọ trì năm giới: Không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối và không uống rượu nhằm trau dồi đạo đức, trưởng dưỡng đạo tâm, xây dựng cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, người nào tuân thủ trọn vẹn năm nguyên tắc đạo đức này thì luôn gặt hái nhiều lợi ích và thành công trong cuộc sống. Trước hết là giữ gìn được tiền bạc, tài sản do công khó làm ra. Tiền bạc tuy không phải là yếu tố chính quyết định hạnh phúc nhưng thiếu hụt cũng gây ra khốn đốn nhiều bề. Thế nhưng, do tập khí phóng dật, người ta thường để hao tán của cải vì đam mê rượu chè, cờ bạc và chi tiêu vô bổ.

Người có đạo đức, sống giữ giới thì mọi người đều yêu thương, tôn trọng và kính nể. Không chỉ có uy tín trong cộng đồng, tiếng tốt đồn xa, người sống có giới đức luôn thanh thản, tự tin với chính mình và mọi người. Họ không hề phân vân, hổ thẹn hay sợ hãi khi gặp gỡ bà con, bè bạn hay đi tới những chốn đông người. Quan trọng hơn, người một đời sống đạo đức khi lâm chung sẽ ra đi trong tỉnh giác, không mê loạn, không hối hận ăn năn về những việc ác đã gây tạo trong đời. Nhờ tâm thanh thản và thanh tịnh nên họ sẽ tái sinh vào cõi lành.

Vì vậy, sống đạo đức, có giới hạnh để mang lại lợi ích cho tự thân và xã hội trong hiện tại và cả tương lai luôn là nếp sống của những người con Phật.

(Theo f/b Phật giáo)

 

 

Quy y Tam bảo là gi?


 Đại gia Tôn hoa sen Lâm Phước Vũ xuống tóc tu 

quy y Tam bảo tại chùa Viên Minh, Hà Nội.

Tam quy là gì?

Tam quy nói cho đủ là quy y Tam bảo. Quy y: Quy là trở về, quay đầu. Y là nương tựa. Quy y là trở về nương tựa. Tam bảo: Tam là ba, bảo là báu. Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

Quy y Tam bảo là quay về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng. Như người con vì si mê đã bỏ cha mẹ đi hoang, bị cuộc đời vùi dập, chịu biết bao đau khổ, đói rách; nay quay về nương tựa cha mẹ để được che chở, thương yêu và hạnh phúc. Như người lái xe đi lầm đường, quay đầu trở lại đi đúng đường. Như người bị đắm thuyền, trôi dạt trên biển cả, bỗng gặp chiếc thuyền khác đến cứu mạng, trong lúc sắp chết chìm giữa lòng đại dương được thuyền đến cứu vớt, được sống yên ổn trên thuyền, được đưa vào bờ an toàn sinh mạng thì còn niềm vui nào lớn hơn.

Tại sao Tam bảo lại quý báu?

Đức Phật là người nhận thức nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết của con người, Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, dứt bỏ hưởng thụ ngũ dục, chẳng ham vương vị quyền thế, vào rừng tu hành khổ hạnh, tìm cầu chân lý để cứu độ chúng sinh. Ngài chứng được Tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh và Lậu tận minh. Thiên nhãn minh là nhìn thấu suốt quá khứ của chúng sinh từ một kiếp đến vô lượng kiếp về trước. Túc mạng minh là biết được quá khứ của mình từ một kiếp đến vô lượng kiếp về trước. Lậu tận minh là dứt sạch tất cả mọi phiền não, cấu uế.

Ngài luôn tỉnh giác, làm chủ ba nghiệp. Thân, khẩu, ý trong sạch không có tỳ vết. Thân tướng trang nghiêm với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Có đầy đủ phước đức, trí tuệ. Có khả năng hướng dẫn chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử, đạt đến giác ngộ, giải thoát rốt ráo.

Pháp có nhiều nghĩa, đôi khi chỉ quy luật nhân quả nghiệp báo, các điều kiện nhân duyên tạo sinh các sự vật và hiện tượng giới, bao gồm các hiện tượng tâm lý và vật lý. Nhưng nghĩa căn bản và truyền thống nhất là chỉ giáo pháp, những lời dạy của đức Phật. Ý nghĩa của Pháp đôi khi được khái quát hóa như con đường, con đường an lạc, giải thoát hoặc miêu tả tính chất của lời Phật dạy là vô tham, vô chấp, buông bỏ, xả ly, an lạc, giải thoát…

Tăng cũng có nhiều nghĩa, đôi khi chỉ toàn bộ cộng đồng Phật giáo, gồm Tăng Ni và Phật tử; chỉ cho những ai đã trực ngộ tánh không của vạn pháp, bất luận tu sĩ hay cư sĩ Phật tử. Nhưng nghĩa căn bản và truyền thống nhất là chỉ cộng đồng những người xuất gia tu học theo giáo pháp của đức Phật. Cộng đồng này là hiện thân của sự hòa hợp và thanh tịnh.

Tựu chung lại, Phật được ca ngợi là đấng Lưỡng Túc tôn vì đầy đủ phước huệ. Pháp được gọi là Ly Dục tôn vì có thể khiến cho hết thảy chúng sinh thoát ly dục lạc. Tăng được xưng là Chúng Trung tôn vì làm bậc thầy, là khuôn mẫu cho chúng sinh noi theo, là bậc tôn quý trong đại chúng. Công đức của Phật, Pháp, Tăng rất nhiều. Ở thế gian này, vàng bạc, ngọc ngà, châu báu tuy quý, nhưng chỉ giúp chúng ta được an vui hạnh phúc tạm thời, không thể giúp ta thoát khỏi sinh tử luân hồi, đau khổ trong sáu đường. Phật, Pháp, Tăng có đủ năng lực hướng dẫn chúng ta ra khỏi sinh tử luân hồi, đến chỗ an vui giải thoát rốt ráo. Cho nên, Tam bảo là quý báu, chúng ta cần phải nương tựa.

Lợi ích của quy y Tam bảo

Muốn trở thành một người Phật tử, bước đầu chúng ta cần phải quy y Tam bảo. Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng được xem như ba chỗ nương tựa vững chắc nhất cho mình. Khi phát nguyện quy y trước Tam bảo, năng lực thanh tịnh của chư Phật và sự chứng minh trang nghiêm của chư tôn đức hiện tiền sẽ giúp chúng ta tinh tấn giữ trọn lời nguyện. Có những người sống không quen với những phép tắc, giáo pháp của nhà Phật, nghĩa là họ sống một cuộc đời tự do theo bản năng và dục vọng. Nhưng từ khi phát nguyện quy y, họ tự ý thức được mình đã quy y Tam bảo, nên trong cuộc sống thường ngày, họ luôn luôn biết dè dặt, biết cẩn trọng hơn trong từng lời nói, việc làm.

Đời nay, chúng ta được làm người là nhờ đã gieo nhiều nhân lành ở quá khứ. Điều này trong nhà Phật thường nói tới, đó là luật nhân quả. Nghĩa là chúng ta gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. Ví dụ, mình gieo nhân xấu chắc chắn sẽ bị quả xấu, gieo nhân tốt sẽ được quả tốt. Cũng như muốn vài năm nữa có cam để ăn, ngay hôm nay, chúng ta phải biết gieo hạt cam. Luật nhân quả Phật dạy rất rõ ràng, không có gì mơ hồ cả. Nếu biết quy y Tam bảo đời này, đời sau chúng ta sẽ không bị đọa vào những đường dữ. Do nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích như vậy, chúng ta nhất định phải quy y, phải nương tựa vào Tam bảo.

Còn một điều quan trọng nữa là, nếu ai biết quy y Tam bảo, biết trở về dưới ánh sáng trí tuệ và từ bi của Phật, Pháp, Tăng thì hiện đời sẽ có cuộc sống hết sức bình yên, ngày sau chắc chắn sẽ tiến dần lên quả vị Chánh giác.

Khi đã  quy y Tam bảo rồi, bước tiếp theo, chúng ta mới có thể thọ trì Ngũ giới (giữ 5 giới này là giới cấm).

(Theo f/b Phật giáo)