Giữ 5 giới là gi?
Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời
Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi
đạo đức, nhân cách của người Phật tử. Khi đã quy y Tam bảo, chúng ta chính thức
là đệ tử của Phật. Đệ tử Phật phải học theo hạnh Phật, con phải giống cha. Phật
là người đạo đức mẫu mực, chúng ta cũng phải có đạo đức. Đạo đức có từ oai nghi
giới luật. Do vậy, người Phật tử phải giữ gìn năm giới cấm căn bản là: không
sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Năm
giới cấm này là nền tảng xây dựng tòa nhà hạnh phúc cho bản thân, gia đình và
xã hội.
Phần
lớn các giới điều trong Phật giáo đều bắt đầu bằng chữ “không”, trong đó có năm
giới, tạo cảm giác tiêu cực, ép buộc hay cấm đoán mất tự do. Do vậy, thay vì
nói “không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm không nói láo, không dùng các
chất làm say gây nghiện”, theo lời đức Phật giải thích, ta có thể mượn văn
phong của thiền sư Nhất Hạnh diễn dịch năm giới thế này:
Giới thứ
nhất: không sát sinh.
“Ý thức được những khổ đau do
sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người
và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc
và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng
ngày của con”.
Giới thứ hai:
không trộm cắp.
“Ý thức được những khổ đau do
lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để
đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia sẻ thì giờ, năng
lực và tài vật cua con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không
lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn
trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho
họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và
muôn loài”.
Giới thứ ba:
không tà dâm.
“Ý thức những khổ đau do thói
tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh
và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn
nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng
những hành động bất chánh sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con.
Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng
những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ
em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời
sống đôi lứa”.
Giới thứ tư: không nói dối.
“Ý thức được những khổ đau do
lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để
dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời
nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những
lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá
trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không loan truyền những tin mà
con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không
biết rõ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia
đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể”.
Giới thứ năm:
không dùng những chất làm say và gây nghiệm.
“Ý thức được những khổ đau do
sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây
dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn
uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho
thân tâm con và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống
rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm
có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim
ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy
là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con
nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù và sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập
phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem
này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội”.
Để giữ gìn hạt giống trí tuệ,
bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của bản thân, đức Phật dạy người Phật tử không
được uống rượu. Đó là giới thứ năm người Phật tử cần phải giữ.
Lợi ích của việc giữ gìn ngũ giới
Năm giới mà hàng Phật
tử tại gia phát nguyện vâng giữ, thọ trì là nền tảng đạo đức căn bản để kiện
toàn nhân cách của người con Phật. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử được
khuyến tấn thọ trì năm giới: Không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh,
không nói dối và không uống rượu nhằm trau dồi đạo đức, trưởng dưỡng đạo tâm,
xây dựng cuộc sống bình an và hạnh phúc.
Theo tuệ giác của Thế
Tôn, người nào tuân thủ trọn vẹn năm nguyên tắc đạo đức này thì luôn gặt hái
nhiều lợi ích và thành công trong cuộc sống. Trước hết là giữ gìn được tiền
bạc, tài sản do công khó làm ra. Tiền bạc tuy không phải là yếu tố chính quyết
định hạnh phúc nhưng thiếu hụt cũng gây ra khốn đốn nhiều bề. Thế nhưng, do tập
khí phóng dật, người ta thường để hao tán của cải vì đam mê rượu chè, cờ bạc và
chi tiêu vô bổ.
Người có đạo đức, sống
giữ giới thì mọi người đều yêu thương, tôn trọng và kính nể. Không chỉ có uy
tín trong cộng đồng, tiếng tốt đồn xa, người sống có giới đức luôn thanh thản,
tự tin với chính mình và mọi người. Họ không hề phân vân, hổ thẹn hay sợ hãi
khi gặp gỡ bà con, bè bạn hay đi tới những chốn đông người. Quan trọng hơn,
người một đời sống đạo đức khi lâm chung sẽ ra đi trong tỉnh giác, không mê
loạn, không hối hận ăn năn về những việc ác đã gây tạo trong đời. Nhờ tâm thanh
thản và thanh tịnh nên họ sẽ tái sinh vào cõi lành.
Vì vậy, sống đạo đức,
có giới hạnh để mang lại lợi ích cho tự thân và xã hội trong hiện tại và cả
tương lai luôn là nếp sống của những người con Phật.
(Theo f/b Phật giáo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét