ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Ý nghĩa và tác dụng của các loại thần chú trong Đạo Phật?



 Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA CÁC LOẠI THẦN CHÚ TRONG ĐẠO PHẬT

1 - Chú Lăng Nghiêm:
Đức Phật nói: “Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề không thể trừ được, ông (chỉ ông A Nan) nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng Nghiêm này thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt”; “Sau khi ta diệt độ các chúng sinh đời sau, nếu có người trì tụng chú này thì các tai nạn: thủy tai, hoả hoạn, thuốc độc, độc trùng, ác thú, yêu tinh, quỉ quái… đều chẳng hại được”.
Chúng ta muốn đạt thành những ý nguyện cho cuộc sống được an lạc và thành quả trên con đường giác ngộ giải thoát thì phải chuyên cần hành trì thâm nhập Chú Lăng Nghiêm để nhờ thần lực chuyển hoá. Điều đó chính đức Phật đã nói trong Kinh Lăng Nghiêm: “Ma Đăng Già là kẻ dâm nữ, không có tâm tu hành còn được thành quả Thánh, huống chi các ông là bậc Thanh văn, có chí cầu đạo vô thượng, lại trì tụng chú này, thì quyết định thành Phật rất dễ, cũng như thâu gió tung bụi, chẳng có khó gì”.
Ngũ Đại Tâm Chú Lăng Nghiêm:
Sất đà nể,
A ca ra,
Mật rị trụ,
Bát rị đát ra da,
Nảnh yết rị.
Tát đát đa, bát đát ra.
Tâm Chú Lăng Nghiêm:
Án, a na lệ tỳ xá đề, bệ ra bạt xà ra đà rị, bàn đà bàn đả nể, bạt xà ra bàn ni phấn, hổ hồng đô lô, ung phấn, Ta bà ha.

2 - Chú Đại Bi:
Theo Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni giải thích: “Hồi đời quá khứ vô lượng ức kiếp, có đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ ra đời vì ngài Quán Thế Âm mà nói ra chú Đại Bi này. Lúc đó Ngài mới trụ bực Sơ Địa, sau khi nghe chú này rồi thì siêu chứng lên bậc Bát Địa liền, Ngài thấy hiệu nghiệm như vậy liền phát đại nguyện rằng: “Nếu qua đời vị lai có thể đem thần chú này ra làm lợi ích cho chúng sanh thì cho thân Ngài sinh ra ngàn cái tai ngàn con mắt”.
Ngài nguyện vừa xong thì quả nhiên tay mắt đều đầy đủ tất cả và lại được chư Phật Phóng quang soi đến thân Ngài, đồng thời soi khắp vô biên thế giới. Khi ấy Ngài lại phát nguyện nữa rằng: “Người nào nếu trì tụng chú này mỗi đêm 5 biến thì đặng tiêu hết những tội nặng sanh tử trong trăm ngàn vạn ức kiếp, đến lúc mạng chung thì có thập phương chư Phật hiện thân tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ. Bằng như người nào trì tụng chú này mà sau còn đọa vào ba đường ác và chẳng đặng sanh về cõi Phật hay chẳng đặng những pháp Tam Muội, chẳng biện tài, sở cầu không toại chí, nếu có mấy sự ấy, thì chú này không được xưng là Đại Bi Tâm Đà La Ni”.
Chỉ trừ những người tâm không thiện, chí không thành và lòng hay nghi thì không thấy hiệu nghiệm được liền mà thôi.
Phật Chú:

3 - Chú Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni:
Nam mô Phật Đà da.
Nam mô Đạt Ma da.
Nam mô Tăng Già da.
Nam mô Quán Tự Tại Bồ-tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả, Đát điệt tha.
Án, chước yết ra phạt để chấn đa ma ni, ma ha bát đằng mế, rô rô rô rô, đệ sắc tra thước ra a yết rị, sạ dạ hồng, phấn ta ha.
Án, bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng.
Án bát lặc đà, bát đẳng mế hồng.
Theo Như Ý Tâm Đà La Ni: Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại vì muốn cho chúng sinh tùy ý sở cầu cái gì cũng được như nguyện nên Ngài bạch với Phật xin Ngài thuyết chú này. Những người trì tụng mà rõ được nghĩa thâm mật của chú này thì cái thắng lợi ấy cũng thí như cây như ý sinh ra những ngọc bảo châu như ý, tuỳ nguyện muốn cầu việc gì cũng được.
Lúc Bồ Tát thuyết chú này rồi, sáu chưởng chấn động, cung điện của Ma Vương đều nổi lửa cháy sợ hãi không cùng, các loài độc ác chúng sanh đều lăn nhào té ngã, còn những kẻ thọ khổ trong địa ngục và ngạ quỷ thì đều đặng sinh về cõi Trời.
Người nào nhất tâm trì tụng chú này thì các thứ tai nạn đều được tiêu trừ mà đến lúc lâm chung lại được thấy đức Phật A Di Đà và Ngài Quán Thế Âm tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ.
4 - Thần Chú Tiêu Tai Cát Tường:
Nẵng mồ tam mãn đa mẫu đà nẫm, a bác ra để, hạ đa sá, ta nẵng nẫm, đát điêt tha, án khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bác ra nhập phạ ra, bác ra nhập phạ ra, đệ sắc sã, đệ sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca thất rị duệ, Ta phạ ha.
Theo Kinh Tiêu tai Cát Tường: Khi Phật ở tại từng trời Tịnh Cư nói với các thiên chúng cùng các vị quản lý 28 ngôi sao và 12 cung thần rằng: “Có chú Xí Thạnh Quảng Đại Oai Đức Đà La Ni” của Phật Ta La Vương đã nói hồi trước. Ta nay thuyết ra đây là pháp để trừ những tai nạn. Nếu trong Đế đô quốc giới có các vị đặc trách sao yêu tinh đến làm những điều chướng nạn, hay những vị đặc trách sao quan hệ bổn mạng của nhân loại có gì bất tường phải lập đạo tràng, rồi khắc ký mà niệm chú này 108 biến thì tai chướng tức thời trừ diệt hết.
5 - Thần Chú Công Đức Bảo Sơn:
Nam mô Phật Đà da.
Nam mô Đạt Ma da.
Nam mô Tăng Già da.
Án, tất đế hô rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà tất đạt rị, bố rô rị, Ta phạ ha.
Theo Viên Nhân Vãng Sinh có dẫn chứng Kinh Đại Tập nói rằng: “Nếu người tụng chú này một biến thì công đức cũng như lễ Kinh Đại Phật Danh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến (45.400), còn như phạm tội nặng đang đọa vào địa ngục A Tì mà nhất tâm trì tụng chú này thì trong lúc mạng chung chắc đặng sinh về bậc Thượng Phẩm Thượng Sinh bên cõi Tịnh Độ mà đặng thấy Phật A Di Đà”.
6 - Thần Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề:
Khê thủ quy y tô tất đế, đầu diên đảnh lễ khất cu chi, ngã kim xưng tán đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thường gia hộ, nam mô tát đà nẫm, tam bồ đề cu chi nẫm, đát điệt tha.
Án chiệt lệ, chủ lệ Chuẩn Đề, Ta bà ha.
Câu chú này trích trong Kinh Chuẩn Đề. Bốn câu kệ đầu là: “Khể thủ quy y Tô tất Đế,”... cho đến “Duy nguyện từ bi thùy gia hộ” là của Ngài Long Thọ Bồ Tát. Trong bốn câu kệ:
* Câu đầu là nói về Pháp Bảo: câu hai là nói về Phật Bảo; câu thứ ba là nói về Tăng Bảo; câu thứ tư là nói mình xin nhờ ơn sự gia hộ của Tam Bảo.
* Khể thủ quy y Tô Tất Đế: nghĩa là cúi đầu quy kính Pháp Viên Thành (pháp nhiệm mầu). Chữ Tô Tất Đế: nguyên tiếng Phạn là Susidhi, nghĩa là một pháp có năng lực thành tựu được hết thảy sự lý và thành tựu đặng hết thảy tâm nguyện của chúng sinh rất mầu nhiệm.
* Đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi: nghĩa là thành tâm đảnh lễ bảy trăm ức Phật. Chữ “Câu Chi” nguyên tiếng Phạn là "Koti", có nghĩa là bách ức, nghĩa là trăm ức; cho nên trên đây nói “thất câu chi” tức là số bảy trăm ức vậy.
* Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề: nghĩa là con nay xưng tán đức Đại Chuẩn Đề. Chữ “Chuẩn Đề”, nguyên tiếng Phạn là “Candi”.
Sở dĩ Chú này xưng là “Phật Mẫu Chuẩn Đề” là nói:
Pháp là thầy và thiệt trí, là mẹ của chư Phật, cho nên bảy trăm ức Phật đều dùng pháp “Chuẩn Đề Tam Muội” mà chứng đạo Bồ Đề.
Trong kinh Chuẩn Đề nói rằng: Khi Phật ở vườn Kỳ Đà vì có tứ chúng bát bộ đông đủ, Ngài nghĩ thương những chúng sinh tội dày phước mỏng, nên mới nhập “Chuẩn Đề Định” mà thuyết thần chú như vầy:
Nam Mô Tát Đa Nẫm, Tam Miệu Tam Bồ Đề, Câu Chi Nẫm, Đát Điệt Tha, Án, Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề, Ta bà Ha.
Phật nói: Nếu trì chú này mãn chín mươi vạn (900.000) biến thì diệt trừ được các tội thập ác, ngũ nghịch và tứ trọng; cho đến nhà thế tục chẳng luận tịnh hay uế, chỉ cần chí tâm trì tụng, liền được tiêu trừ tai nạn bệnh hoạn, tăng trưởng phước thọ. Khi tụng mãn 49 ngày, Bồ Tát Chuẩn Đề khiến hai vị Thánh thường theo người ấy hộ trì.
Nếu có người hoặc cầu mở trí tuệ, hoặc cầu chống tai nạn, hoặc cầu pháp thần thông, hoặc cầu đạo Chánh Giác, chỉ y theo pháp thiết lập đàn tràng, tụng đủ một trăm vạn (1.000.000) biến thì đặng đi khắp mười phương Tịnh Độ, phụng thờ chư Phật, nghe cả diệu pháp mà được chứng quả Bồ Đề.
7 - Thần Chú Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni:
Án nại ma ba cát ngoả đế, a ba ra mật đạp, a ư ri a nạp, tô tất nể, thiệt chất đạp, điệp ta ra tể dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
Án tát rị ba, tang tư cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại tang mã ngột cả đế, ta ba ngoả tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị, ngoã rị tá hắt.
Chú này trích trong Kinh Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni. Kinh ấy nói: “Đức Thế Tôn nghĩ thương chúng sinh đoản mạng trong đời vị lai, muốn cho thêm được thọ số, hưởng được hạnh phúc, nên Phật nói với Đại Trí Huệ Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: những nhơn loại ở trong cõi Diêm Phù Đề này thọ mạng chỉ đặng trăm tuổi, mà ở trong số đó lại có phần đông người tạo lắm điều ác nghiệp nên bị tổn đức giảm kỷ thác yểu chết non.
Nếu như nhơn loại thấy đặng chú này, hoặc biên chép, hoặc ấn tống, hoặc thọ trì đọc tụng thì lại tăng thọ mạng sống ngoài trăm tuổi và qua đời sau mau chứng quả Bồ Đề”.
8 - Thần Chú Dược Sư Quán Đỉnh Chân Ngôn:
Nam mô bạc già phạt đế, bệ xát xã, lũ lô thích lưu ly, bát lặt bà, hắc ra xà dã, đát tha yết đa da, a ra hắc đế, tam miêu tam bột đà da, đát điệt tha.
Án, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế, Toá ha.
Thần chú này được trích ra từ nơi Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Theo như trong Kinh, Đức Phật Thích Ca nói nếu có chứng bệnh gì mà cứ nhất tâm trì chú này trong nước tịnh thủy đủ 108 biến rồi uống vào thì các bệnh đều lành.
Còn như những người mà trọn đời thọ trì chú này thì đặng khỏi bệnh tật và được sống lâu, đến lúc mạng chung lại được sinh về cõi Tịnh Lưu Ly. Nhưng phải biết rằng: chú này được gọi là “Quán Đỉnh” là nói chú này do nơi đỉnh quang của Phật mà thuyết ra. Người nào nếu thọ trì đọc tụng chú này mà đặng thanh tịnh ba nghiệp (thân, miệng, ý) thì hào quang Phật chiếu ngay đến nơi đỉnh môn của người trì tụng ấy một cách mát mẻ như rưới nước cam lồ vậy.
9 - Thần Chú Quán Âm Linh Cảm Chân Ngôn:
Án, ma ni bác di hồng, ma hắc nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạp, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp, cát nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưa thất ban nạp, nai ma lô kiết, thuyết ra da, tá ha.
Đức Quán Thế Âm có lòng Đại Bi rất tha thiết, bi nguyện của Bồ Tát rất thâm sâu, công đức độ sanh của Bồ Tát lan rộng khắp mười phương. Người nào thành tâm trì tụng chú này thì liền được lòng Đại Bi của Bồ Tát chắc chắn ủng hộ.
10 - Thần Chú Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn:
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, Ta bà ha.
Chú này được trích ra từ trong kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni. Kinh này nói: “Ngài Văn Thù Sư Lợi nghĩ thương về sau đến đời mạt pháp các chúng Tỳ Kheo phạm tội Tứ Trọng và các chúng Tỳ Kheo Ni phạm tội Bát Trọng thì làm sao mà sám hối đặng, nên mới cầu Phật chỉ rõ phương pháp. Lúc ấy Đức Thích Ca Như Lai mới thuyết ra chú này; vì chú này là chú của bảy vị Phật đời trước thường nói, rất có oai lực làm diệt hết các tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch mà đặng phước vô lượng”.
11 - Thần Chú Vãng Sinh Tịnh Độ:
Nam mô a di đà bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha.
A dị rị đô bà tỳ
A dị ri đa, tất đàm bà tỳ
A di ri đa, tỳ ca lan đế
A di ri đa, tỳ ca lan đa
Dà dị ni, dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Thần chú này được trích từ trong kinh Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sinh Tịnh Độ Đà La Ni. Thần chú này có công dụng diệt được các trọng tội như: tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch, Thập Ác, Hủy Báng Chánh Pháp. Người nào nếu y pháp mà chí tâm trì tụng chú này thì Đức Phật A Di Đà thường trụ ở nơi đảnh đầu người ấy luôn cả ngày đêm mà ủng hộ, không cho oan gia thừa tiện nhiễu hại, trong lúc hiện thế đặng an ổn và đến khi mạng chung được vãng sinh Tịnh Độ.
Cách thức hành trì, Trước khi trì tụng chú này, hành giả phải tắm rửa, súc miệng cho sạch sẽ, ngày đêm sáu thời, thắp hương lễ Phật, quì gối trước bàn thờ, chấp tay cung kính trì tụng mỗi thời tối thiểu 21 biến thì được linh ứng và hoặc trì tụng được ba vạn (300.000) biến thì được thấy đặng Phật A Di Đà thọ ký.

12 - Thiện Nữ Thiên Chú
Nam mô Phật Đà
Nam mô Đạt Mạ
Nam mô Tăng Già
Nam mô thất ly, ma ha đế tỷ ra, đát nể dã tha, ba ly phú lầu na giá ly, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba ra, ba nễ tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bác lê đế, phú lệ na, a ri na, đạt ma đế, ma ha tỳ cỏi tất đế, ma ha di lặc đế, lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha, a nậu, đà la ni.
Thần chú này được trích từ trong kinh Kim Quang Minh. Trong kinh Kim Quang Minh nói rằng: “Nếu chúng sanh nghe nói chú này mà một lòng thọ trì đọc tụng hương hoa cúng dường thì những thứ thọ dụng như vàng, bạc, châu báu, trâu dê, lúa thóc đều đặng đầy đủ hết thảy”.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

Không nên gọi hồn thỉnh vong?

         

Tác giả : nhà báo Hoàng Anh Sướng 
 

Nhà Tâm Linh Đỗ Thanh Ngọc: Bài Viết hay và chuẩn xác về Tâm Linh _ nhưng Tiếc là mới đạt được Ngưỡng thỉnh được Vong của Gia Tiên _ còn tại Chưa Đủ Tầm nên Ko dám Động đến Vong Nợ của Tiền Kiếp thì Ko thể Hóa Giải được Oan Gia Trái Nghiệp

Cuối năm, mùa bốc mộ. Rất nhiều người điện thoại, nhắn tin cho tôi, hỏi có nên đi gọi hồn hay không? Tôi thường khuyên: "KHÔNG NÊN GỌI". Vì sao?

Trước khi đến với đạo Phật, tôi đã có 15 năm nghiên cứu về tâm linh, cũng là ngần ấy năm tôi đồng hành cùng các nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam trong hành trình đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Tôi đã từng viết khá nhiều sách về lĩnh vực này, trong đó, có nhiều trang viết về việc thỉnh vong, gọi hồn. Loạt bài gần đây nhất, tôi có viết về hành trình tìm mộ cụ tổ 6 đời của dòng tộc nhà tôi trên Báo Tuổi trẻ và đời sống, tôi đã kể khá chi tiết việc nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Minh Nguyệt gọi hồn ông nội, bà cô tổ, cha và chị gái của tôi.
Đọc đến đây, chắc sẽ có nhiều anh chị đặt câu hỏi: Vậy tại sao bây giờ Hoàng Anh Sướng lại khuyên mọi người không nên thỉnh vong, gọi hồn?
Vâng! Quả là tôi đã từng viết như vậy, từng làm như vậy, rất nhiều lần. Nhưng đó là hơn 20 năm về trước, khi tôi bắt đầu nghiên cứu về tâm linh, chưa biết nhiều về đạo Phật, chưa tu tập theo chánh pháp.
Ngày ấy, qua rất nhiều lần thực chứng, tôi tin vào sự tồn tại của linh hồn. Tôi tin tuyệt đối, chết không phải là hết. Khi chết, chỉ thân xác tan vào cát bụi còn thần thức, linh hồn thì vẫn tồn tại. Thậm chí, tôi tin, người mất luôn dõi theo người sống, phù hộ cho người sống. Cho nên thế giới âm-dương tưởng là xa cách mà hóa ra gần gũi, tưởng là hai mà hóa ra là một. Tôi cũng tin vào khả năng đặc biệt một số nhà ngoại cảm đích thực, trong đó có chị Nguyệt. Có điều, chị Nguyệt chỉ thỉnh vong của những người thân chứ không bao giờ thỉnh vong oan gia trái chủ từ tiền kiếp. Tại sao ư? Vì có gọi hồn những người thân quen, mình mới kiểm chứng được, đó thực sự có phải là người thân của mình không qua những thông tin, qua khẩu khí, qua cách biểu đạt… khi trò chuyện. Còn thỉnh vong oan gia trái chủ trong tiền kiếp, mình không có gì để kiểm chứng hết vì mình đâu biết họ là ai, có ân oán với mình thật không? bởi mình đâu có từng gặp.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu về tâm linh, tôi thấy, việc gọi hồn, không phải bao giờ cũng chính xác, ngay cả với những nhà ngoại cảm có khả năng đích thực. Vì đôi khi, có hiện tượng vong giả vong. Nghĩa là vong linh nhập vào nhà ngoại cảm trò chuyện với mình, không phải vong linh người thân mình. Cho nên, khi đi gọi hồn, dù đó là nhà ngoại cảm nổi tiếng đến đâu, người đi thỉnh cũng cần phải hết sức tỉnh táo. Phải căn cứ vào những thông tin mà vong cung cấp, nhất là những chi tiết “độc”, thuộc dạng “thâm cung bí sử” của đời mình, của gia đình mình mà xác định đó có phải là vong người mình cần gặp hay không?
Sau này, khi biết đến đạo Phật, hành trì theo chánh pháp, tôi không bao giờ đi gọi hồn nữa và cũng thường khuyên mọi người không nên làm việc đó. Bởi tôi hiểu, người thân mình đã chết, họ thuộc về cảnh giới khác. Việc gọi họ về, chỉ khiến họ thêm luyến tiếc, nhớ nhung cõi trần, rất khó để siêu thoát. Đó là chưa kể nhiều tà ma giả làm người nhà mình nói năng, phán xét linh tinh, bừa bãi, sẽ gây những hoang mang, sợ hãi, đau khổ, đổ vỡ cho mình. Nếu thực sự mình yêu ông bà, cha mẹ, mong muốn họ siêu thoát thì hãy tích cực làm việc thiện rồi hồi hướng năng lượng ấy cho họ. Và nếu như chúng ta là người biết tu tập, hãy mời họ về tu tập cùng. Mời bằng cách nào? Không phải gọi hồn, thỉnh vong. Theo tuệ giác của thiền sư Thích Nhất Hạnh, tổ tiên, ông bà, cha mẹ không ở bên ngoài mình mà ở bên trong mình, trong từng tế bào cơ thể của mình. Vì thế, nếu như mình tu tập tốt, mỗi hơi thở, mỗi bước chân của mình có hạnh phúc, có an lạc thì tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình sẽ hạnh phúc, an lạc theo. Mình tu cho mình nhưng mình cũng tu cho tổ tiên. Những năm gần đây, tôi luôn tích cực tu cho tôi, tu cho ông bà, cha mẹ.
CÀNG KHÔNG NÊN THỈNH VONG OAN GIA TRÁI CHỦ
Nhân quả - nghiệp báo là một trong những thuyết nổi tiếng của đạo Phật. Theo quan điểm nhà Phật, cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều kiếp sống. Ngoài hiện kiếp – kiếp sống hiện tại, còn có tiền kiếp và hậu kiếp. Thông thường, kiếp sống hiện tại của mỗi người sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ tiền kiếp. Nếu muốn biết kiếp trước mình thế nào thì hãy xem quả của kiếp này. Nếu muốn biết kiếp sau thế nào thì hãy xem nhân gieo kiếp này. Phàm là con người, nhất là những người có niềm tin vào tâm linh, ít nhất một đôi lần trong đời tò mò muốn biết kiếp trước mình là ai, mình sống như thế nào? Vì thế, nhiều người đã tìm đến các ông đồng, bà cốt, thầy bói để soi căn. Song khả năng thần thông nhìn lại được quá khứ, thấy trước được tương lai là điều không dễ dàng. Chỉ có các bậc thiền định lâu năm, tu hành đắc đạo mới có thể chứng đạt được.
Khi sinh thời, đức Phật có rất nhiều khả năng thần thông, phép lạ nhưng Ngài không bao giờ đề cao thần thông bởi nó khiến cho người ta si mê mù quáng, điên đảo. Nếu bám vào nó sẽ gây trở ngại cho sự giác ngộ chân lý, giải thoát khổ đau, thoát vòng sinh tử luân hồi.
Theo Đức Phật, có ba loại thần thông. Một là, biến hóa thần thông - năng lực làm các phép lạ như bay lên không trung, đi trên mặt nước, xuyên qua vách đá, biến hình, ẩn thân… Hai là, tha tâm thần thông - khả năng biết được tâm niệm, suy nghĩ của người khác, biết tiền kiếp, hậu kiếp. Ba là, giáo hóa thần thông, năng lực giáo hóa, đưa con người từ mê đến ngộ, từ kẻ xấu thành người tốt, từ đau khổ đến an lạc. Các loại thần thông, phép lạ như biến hóa thần thông, tha tâm thần thông chẳng những không mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng mà còn gây ra nhiều tác hại một khi người sử dụng có tâm ý bất chính, lợi dụng thần thông để thỏa mãn lòng tham lam, sân hận của mình. Ví như hại người cướp của, phục vụ hoặc tiếp tay cho kẻ xấu ác, hay vì thù oán mà gây hại cho người. Bởi vậy, theo Đức Phật, thần thông không thể mang lại an lạc hạnh phúc, không thể giải thoát những khổ đau. Thần thông chỉ là kết quả của sự tu luyện tinh thần mà ai cũng có thể làm được kể cả tà ma, ngoại đạo. Thần thông không phải là tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách, phẩm hạnh đạo đức của một con người hay mức độ tu hành, giác ngộ của người tu đạo. Chỉ có từ bi và trí tuệ mới mang lại an lạc hạnh phúc cho con người và giáo hóa thần thông mới giúp cho người khác có nhận thức và sự rèn luyện, tu tập để có được từ bi và trí tuệ.
Nói về Nhân quả, nghiệp báo, Đức Phật dạy rằng: tất cả HỌA và PHÚC đều là do NHÂN QUẢ mà thành. Bởi vậy, muốn biết quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang có. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại. Gieo nhân nào thì gặt quả đó. Thành công hay thất bại không do ai ban phát mà do chính chúng ta tạo nên. Tất cả đều bắt nguồn từ thân, khẩu và ý. Nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ ra quả xấu. Nhân duyên lành sẽ trổ quả tốt.
Hiểu đúng về nhân quả, tin vào nhân quả, nếu ai đó đã từng tạo nghiệp ác trong quá khứ, nay báo ứng nhân quả đến thì không nên sợ hãi, buồn rầu, khóc lóc, chỉ cần bình thản đối diện, tin sâu Phật pháp, chí tâm tu hành, nhất định sẽ chuyển xoay ác cảnh thành thiện cảnh. “Ác hữu ác báo, thiện hữu thiện báo”. Những gì chúng ta tạo tác hành động, từng cử chỉ, từng niệm khởi, theo sau đều có quả báo. Tất cả mọi nỗi thống khổ của con người chẳng phải do ông Trời làm ra mà chính là do những tư tưởng xấu, hành động ác do chính con người đã tạo trong đời này hay đời trước. Muốn cải đổi vận mệnh chỉ có một con đường duy nhất là năng làm việc lành, tích chứa âm đức, không sát sinh, làm lợi cho người. Còn nếu có duyên nữa, tinh tấn tu hành, đắc được Phật pháp thì sẽ tìm thấy con đường thoát khổ siêu sinh.
Vì thế, theo tôi, việc thỉnh vong để giải nghiệp là việc làm trái với giáo lý nhà Phật, chúng ta không nên làm.
Cầu mong ai cũng có một vị Phật vững chãi trong Tâm để quay trở về “hải đảo tự thân”, nương tựa vào chính mình, để không phải hớt hải, sợ hãi, hoang mang, giao tính mạng mình, tài sản mình, tương lai của mình vào tay ông thầy bà cốt nào đó.
Cầu mong cho tất cả mọi người tâm luôn an để thế giới an. Tâm luôn bình để thế giới bình.
(Nhà báo Hoàng Anh Sướng)