ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Tư, 14 tháng 12, 2022

Hướng nhà và động thổ trong năm 2023 Quý Mão

 


 Hướng nhà và   động thổ trong năm 2023 Quý Mão

Đón cát tránh hung, hạn chế động thổ vào các nơi có sao 5 2 3 là Ngũ hoàng, Nhị hắc, Tam bích, 3 phương vị thích tĩnh không thích động, tương ứng với 3 hướng Tây BắcĐôngĐông Nam.

1/Các hướng nhà tốt động thổ trong năm 2023

  • Tây Nam có Nhất bạch
  • Nam có Bát bạch
  • Bắc có Cửu tử
  • Tây có Lục bạch

2/Các hướng nhà kém kỵ động thổ trong năm 2023 (không động thổ)

  • Tây Bắc có Ngũ hoàng
  • Đông có Nhị hắc
  • Đông Nam có Tam bích
  • Đông Bắc có Thất xích

3/Các góc Động thổ ( không theo tuổi mà theo nhà ; hoặc mảnh đất/thửa đất làm nhà) động thổ trong năm 2023

-Động thổ theo tháng (xem trong Bảng)



(st)

 

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Tại sao sao Đức Phật chế ra 5 giới cấm cho Phật tử tu tại gia?

 


Câu hỏi đặt ra là vì sao Đức Phật phải chế ra giới

        Người con Phật ta phải hiểu thấu đáo thâm ý của Phật để chúng ta không phải có những ngộ nhận sai lầm. Một khi đã hiểu thật rõ ý nghĩa của Tam Quy, Ngũ giới, chúng ta sẽ tự tin trở thành người con Phật theo đúng chánh pháp.

– Có phải vì Đức Phật là giáo chủ của một đạo nên chế giới để chứng tỏ mình không?

– Hay Đức Phật chế ra giới áp đặt con người làm theo ta thì ban phước, còn không làm theo, thì ta giáng tội?

Câu trả lời là không cho tất cả những câu hỏi tượng tự như thế này, bởi vì nếu Đức Phật chế giới vì những mục đích đó thì đạo Phật không tồn tại đến bầy giờ, và Đức Phật không được tôn sùng là một đại trí tuệ và là một vĩ nhân, một bậc thầy của nhân loại.

Vậy lý do Đức Phật chế ra giới luật là gì? Đó là vì Đức Phật đã thấy rõ được nhân quả. Thấy rõ được nếu gây nhân này, sẽ nhận lãnh quả báo như thế nào. Nên Đức Phật chỉ phương tiện chế ra giới để làm sợi dây cương, làm ranh giới để bảo vệ những người tin vào giáo pháp của ngài không phạm phải sai lầm mà phải chịu quả báo khổ đau.

Chính vì thế cho nên Phật tử chúng ta nên nhớ cho rõ và hiểu cho thấu rằng không phải chỉ những người đã phát nguyện qui y rồi, khi phạm giới mới thọ lãnh quả báo, còn chưa thọ thì không có quả báo. Tuyệt đối không nên hiểu như thế, bởi vì nhân quả không phân biệt bất kỳ ai. Đã gây ra nhân thì nhất định thọ lãnh lấy quả báo tốt hay xấu do mình gây ra.

Ví dụ: Nếu người nào đã đùng sức mạnh của mình, mà lạm sát sanh mạng của kẻ khác đều phải nhận lãnh quả báo là gia đình ly tán, bệnh tật truyền miên, chết yểu… cho dù người đó là ông gì đi nữa vẫn thọ nhận quả báo như nhau.

Ví dụ khác, khi uống rượu nhiều vào thì ông không thọ ngũ giới vẫn say, ông có thọ ngũ giới cũng say, rồi gây tai nạn, hay gây ra một hậu quả gì đó … gây ra thì phải lãnh lấy hậu quả, chứ đâu có cái lý nào mà nói có thọ giới mới có quả báo, còn không thọ giới thì không có báo ứng.

Ngũ giới cho người tại gia

Không sát sanh: là không đoạn mạng các chúng sinh. Nếu từ bé đến lớn, chúng ta quen giết các con vật nhỏ như gián, kiến, mối… đến khi trưởng thành lại giết heo, gà, bò… Khi ấy, lòng từ trong ta sẽ giảm đi, ác tâm lớn dần. Mai này, khi xảy ra những mâu thuẫn, bất hoà với người khác, chúng ta có thể sẵn sàng hãm hại họ. Bên cạnh đó, ăn chay là một cách tốt để chúng ta trưởng dưỡng lòng từ bi, giảm được vay trả nợ chúng sinh.

Không trộm cướp: không lấy vật của người khác cho dù là cây kim, ngọn cỏ.  Cướp là dùng sức mạnh dẻ cưỡng chế tài sản người khác, trộm là hành động lén lút lấy của người khác khi không được sự đồng ý của chủ tài sản. Đức Phật dạy ai đã từng có lòng tham, trộm cắp thì đời đời sinh ra nghèo khổ.

Không tà dâm: Ngoài đời sống tình dục một vợ một chồng thì tất cả những mối quan hệ khác đều gọi là tà dâm. Việc giữ giới này còn giúp cho các cặp vợ chồng giảm nguy cơ ngoại tình.

Không nói dối: nói dối bao gồm: nói lời hung ác, nói lưỡi đôi chiều, nói lời thêu dệt, nói vọng ngôn. Trong gia đình, ngoài xã hội, dù ở vai trò nào, chúng ta cũng phải luôn tự trọng về lời nói của mình và phải có trách nhiệm với lời nói của mình.

Không uống rượu: trên nguyên tắc rượu làm từ ngũ cốc và trái cây, không phải là thực phẩm mặn nhưng Đức Phật vẫn khuyên chúng ta không nên dùng. Vì Ngài thấy được rượu là động cơ xảy ra những tội ác, những việc làm sai quấy.

Sau khi một người trở thành một Phật tử theo đúng pháp nên cố gắng thực hiện những việc sau:

– Lập bàn thờ Phật dù dưới hình thức nào như bằng giấy, gỗ, tượng….

– Mỗi tháng ăn chay ít nhất 2 lần. Giá trị của ăn chay không lệ thuộc vào ngày nào mà ăn chay đễ giúp trưởng dưỡng lòng từ bi, nhân thức được nợ máu của chúng sinh.

– Dù kết hôn với người không cùng tôn giáo thì tuyệt đối cũng không được cải đạo. Giáo lý nhà Phật không có điều luật trừng phạt nếu một người bỏ đạo. Nhưng đã là Phật tử thuần thành, chúng ta phải hiểu giáo lý của Đức Phật là chân lý, Ngài là Bậc giác ngộ được chân lý. Chúng ta biết Phật pháp, trở thành đệ tử Phật đã là một may mắn rồi thì không có lý do gì lại từ bỏ đạo Phật cả.

Tóm lại, người con Phật ta phải hiểu thấu đáo thâm ý của Phật để chúng ta không phải có những ngộ nhận sai lầm. Một khi đã hiểu thật rõ ý nghĩa của Tam Quy, Ngũ giới, chúng ta sẽ tự tin trở thành người con Phật theo đúng chánh pháp.

(Thích Quảng Hoàng)

 

Giữ 5 giới là gì?


 

Giữ 5 giới là gi?

Sau khi chúng ta quy y Tam bảo, cần phải thực hành những lời Phật dạy, những giới điều để ngăn ngừa việc ác, thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo đức, nhân cách của người Phật tử. Khi đã quy y Tam bảo, chúng ta chính thức là đệ tử của Phật. Đệ tử Phật phải học theo hạnh Phật, con phải giống cha. Phật là người đạo đức mẫu mực, chúng ta cũng phải có đạo đức. Đạo đức có từ oai nghi giới luật. Do vậy, người Phật tử phải giữ gìn năm giới cấm căn bản là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Năm giới cấm này là nền tảng xây dựng tòa nhà hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.

 Phần lớn các giới điều trong Phật giáo đều bắt đầu bằng chữ “không”, trong đó có năm giới, tạo cảm giác tiêu cực, ép buộc hay cấm đoán mất tự do. Do vậy, thay vì nói “không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm không nói láo, không dùng các chất làm say gây nghiện”, theo lời đức Phật giải thích, ta có thể mượn văn phong của thiền sư Nhất Hạnh diễn dịch năm giới thế này:

Giới thứ nhất: không sát sinh.

“Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con”.

Giới thứ hai: không trộm cắp.

“Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia sẻ thì giờ, năng lực và tài vật cua con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và muôn loài”.

Giới thứ ba: không tà dâm.

“Ý thức những khổ đau do thói tà dâm gây ra, con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức được rằng những hành động bất chánh sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa”.

Giới thứ tư: không nói dối.

“Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng sự hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết rõ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể”.

Giới thứ năm: không dùng những chất làm say và gây nghiệm.

“Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và độc tố gây ra, con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên, cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù và sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cữ cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết phép kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân, tâm thức cộng đồng và xã hội”.

Để giữ gìn hạt giống trí tuệ, bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của bản thân, đức Phật dạy người Phật tử không được uống rượu. Đó là giới thứ năm người Phật tử cần phải giữ.

Lợi ích của việc giữ gìn ngũ giới

Năm giới mà hàng Phật tử tại gia phát nguyện vâng giữ, thọ trì là nền tảng đạo đức căn bản để kiện toàn nhân cách của người con Phật. Sau khi quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến tấn thọ trì năm giới: Không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối và không uống rượu nhằm trau dồi đạo đức, trưởng dưỡng đạo tâm, xây dựng cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, người nào tuân thủ trọn vẹn năm nguyên tắc đạo đức này thì luôn gặt hái nhiều lợi ích và thành công trong cuộc sống. Trước hết là giữ gìn được tiền bạc, tài sản do công khó làm ra. Tiền bạc tuy không phải là yếu tố chính quyết định hạnh phúc nhưng thiếu hụt cũng gây ra khốn đốn nhiều bề. Thế nhưng, do tập khí phóng dật, người ta thường để hao tán của cải vì đam mê rượu chè, cờ bạc và chi tiêu vô bổ.

Người có đạo đức, sống giữ giới thì mọi người đều yêu thương, tôn trọng và kính nể. Không chỉ có uy tín trong cộng đồng, tiếng tốt đồn xa, người sống có giới đức luôn thanh thản, tự tin với chính mình và mọi người. Họ không hề phân vân, hổ thẹn hay sợ hãi khi gặp gỡ bà con, bè bạn hay đi tới những chốn đông người. Quan trọng hơn, người một đời sống đạo đức khi lâm chung sẽ ra đi trong tỉnh giác, không mê loạn, không hối hận ăn năn về những việc ác đã gây tạo trong đời. Nhờ tâm thanh thản và thanh tịnh nên họ sẽ tái sinh vào cõi lành.

Vì vậy, sống đạo đức, có giới hạnh để mang lại lợi ích cho tự thân và xã hội trong hiện tại và cả tương lai luôn là nếp sống của những người con Phật.

(Theo f/b Phật giáo)

 

 

Quy y Tam bảo là gi?


 Đại gia Tôn hoa sen Lâm Phước Vũ xuống tóc tu 

quy y Tam bảo tại chùa Viên Minh, Hà Nội.

Tam quy là gì?

Tam quy nói cho đủ là quy y Tam bảo. Quy y: Quy là trở về, quay đầu. Y là nương tựa. Quy y là trở về nương tựa. Tam bảo: Tam là ba, bảo là báu. Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng.

Quy y Tam bảo là quay về nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng. Như người con vì si mê đã bỏ cha mẹ đi hoang, bị cuộc đời vùi dập, chịu biết bao đau khổ, đói rách; nay quay về nương tựa cha mẹ để được che chở, thương yêu và hạnh phúc. Như người lái xe đi lầm đường, quay đầu trở lại đi đúng đường. Như người bị đắm thuyền, trôi dạt trên biển cả, bỗng gặp chiếc thuyền khác đến cứu mạng, trong lúc sắp chết chìm giữa lòng đại dương được thuyền đến cứu vớt, được sống yên ổn trên thuyền, được đưa vào bờ an toàn sinh mạng thì còn niềm vui nào lớn hơn.

Tại sao Tam bảo lại quý báu?

Đức Phật là người nhận thức nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết của con người, Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, dứt bỏ hưởng thụ ngũ dục, chẳng ham vương vị quyền thế, vào rừng tu hành khổ hạnh, tìm cầu chân lý để cứu độ chúng sinh. Ngài chứng được Tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh và Lậu tận minh. Thiên nhãn minh là nhìn thấu suốt quá khứ của chúng sinh từ một kiếp đến vô lượng kiếp về trước. Túc mạng minh là biết được quá khứ của mình từ một kiếp đến vô lượng kiếp về trước. Lậu tận minh là dứt sạch tất cả mọi phiền não, cấu uế.

Ngài luôn tỉnh giác, làm chủ ba nghiệp. Thân, khẩu, ý trong sạch không có tỳ vết. Thân tướng trang nghiêm với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Có đầy đủ phước đức, trí tuệ. Có khả năng hướng dẫn chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử, đạt đến giác ngộ, giải thoát rốt ráo.

Pháp có nhiều nghĩa, đôi khi chỉ quy luật nhân quả nghiệp báo, các điều kiện nhân duyên tạo sinh các sự vật và hiện tượng giới, bao gồm các hiện tượng tâm lý và vật lý. Nhưng nghĩa căn bản và truyền thống nhất là chỉ giáo pháp, những lời dạy của đức Phật. Ý nghĩa của Pháp đôi khi được khái quát hóa như con đường, con đường an lạc, giải thoát hoặc miêu tả tính chất của lời Phật dạy là vô tham, vô chấp, buông bỏ, xả ly, an lạc, giải thoát…

Tăng cũng có nhiều nghĩa, đôi khi chỉ toàn bộ cộng đồng Phật giáo, gồm Tăng Ni và Phật tử; chỉ cho những ai đã trực ngộ tánh không của vạn pháp, bất luận tu sĩ hay cư sĩ Phật tử. Nhưng nghĩa căn bản và truyền thống nhất là chỉ cộng đồng những người xuất gia tu học theo giáo pháp của đức Phật. Cộng đồng này là hiện thân của sự hòa hợp và thanh tịnh.

Tựu chung lại, Phật được ca ngợi là đấng Lưỡng Túc tôn vì đầy đủ phước huệ. Pháp được gọi là Ly Dục tôn vì có thể khiến cho hết thảy chúng sinh thoát ly dục lạc. Tăng được xưng là Chúng Trung tôn vì làm bậc thầy, là khuôn mẫu cho chúng sinh noi theo, là bậc tôn quý trong đại chúng. Công đức của Phật, Pháp, Tăng rất nhiều. Ở thế gian này, vàng bạc, ngọc ngà, châu báu tuy quý, nhưng chỉ giúp chúng ta được an vui hạnh phúc tạm thời, không thể giúp ta thoát khỏi sinh tử luân hồi, đau khổ trong sáu đường. Phật, Pháp, Tăng có đủ năng lực hướng dẫn chúng ta ra khỏi sinh tử luân hồi, đến chỗ an vui giải thoát rốt ráo. Cho nên, Tam bảo là quý báu, chúng ta cần phải nương tựa.

Lợi ích của quy y Tam bảo

Muốn trở thành một người Phật tử, bước đầu chúng ta cần phải quy y Tam bảo. Ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng được xem như ba chỗ nương tựa vững chắc nhất cho mình. Khi phát nguyện quy y trước Tam bảo, năng lực thanh tịnh của chư Phật và sự chứng minh trang nghiêm của chư tôn đức hiện tiền sẽ giúp chúng ta tinh tấn giữ trọn lời nguyện. Có những người sống không quen với những phép tắc, giáo pháp của nhà Phật, nghĩa là họ sống một cuộc đời tự do theo bản năng và dục vọng. Nhưng từ khi phát nguyện quy y, họ tự ý thức được mình đã quy y Tam bảo, nên trong cuộc sống thường ngày, họ luôn luôn biết dè dặt, biết cẩn trọng hơn trong từng lời nói, việc làm.

Đời nay, chúng ta được làm người là nhờ đã gieo nhiều nhân lành ở quá khứ. Điều này trong nhà Phật thường nói tới, đó là luật nhân quả. Nghĩa là chúng ta gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. Ví dụ, mình gieo nhân xấu chắc chắn sẽ bị quả xấu, gieo nhân tốt sẽ được quả tốt. Cũng như muốn vài năm nữa có cam để ăn, ngay hôm nay, chúng ta phải biết gieo hạt cam. Luật nhân quả Phật dạy rất rõ ràng, không có gì mơ hồ cả. Nếu biết quy y Tam bảo đời này, đời sau chúng ta sẽ không bị đọa vào những đường dữ. Do nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích như vậy, chúng ta nhất định phải quy y, phải nương tựa vào Tam bảo.

Còn một điều quan trọng nữa là, nếu ai biết quy y Tam bảo, biết trở về dưới ánh sáng trí tuệ và từ bi của Phật, Pháp, Tăng thì hiện đời sẽ có cuộc sống hết sức bình yên, ngày sau chắc chắn sẽ tiến dần lên quả vị Chánh giác.

Khi đã  quy y Tam bảo rồi, bước tiếp theo, chúng ta mới có thể thọ trì Ngũ giới (giữ 5 giới này là giới cấm).

(Theo f/b Phật giáo)

 

 

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Phần mộ tổ tiên có ảnh hưởng đến con cháu?

  

Quy hoạch xây dựng nâng cấp NT chi họ Ngô Văn ở Phù Lưu (Hà Tĩnh)

Mồ mả (mộ phần) của tổ tiên là một phần vô cùng quan trọng trong tâm linh người Việt. Có thể coi nó giống như gốc rễ, cội nguồn cung cấp nguồn sống, lương thực nuôi dưỡng toàn bộ khí huyết vận mệnh của con cháu đời sau. Vậy ảnh hưởng từ phần mộ của tổ tiên lên con cháu trong tương lai như thế nào?
Mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều gắn liền với phận số những chủ nhân của nó. Thịnh suy của đời người một phần do phúc ấm ông bà tổ tiên và mảnh đất đang ở mà thành.
Đất lành, thần linh cai quản phù hộ cộng với phúc đức đủ dày thì ăn nên làm ra và thành đạt. Phúc mỏng phận mỏng xui khiến gặp những điều trớ trêu thì gặp phải mảnh đất xấu. Âm đức không ra sao cộng với mảnh đất nghịch. Gặp khi vận hạn đến cộng với âm binh quanh quất thổ điền họ hành không chóng thì chày cũng gặp đại hoạ. Thế cho nên, bên cạnh một mảnh đất tốt thì phúc ấm từ ông bà tổ tiên cũng vô cùng quan trọng.
Phúc khí, dưỡng khí của mảnh đất là gì?
Tiên thiên phong thuỷ là tổ tiên thông qua khí của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến thế hệ con cháu, trường khí này cũng thường được gọi là “mồ mả” hoặc “âm trạch”. Còn hậu thiên phong thuỷ chính là “nhà ở” hay còn gọi là “dương trạch”!
Âm trạch nơi mộ phần là nơi sản sinh ra các loại khí tốt để nuôi dưỡng đời sống sinh hoạt của người dương, tạo nên tài lộc và vận may của con cháu ở trên dương gian. Theo các cụ xưa, khi một dòng họ gia đình sinh sống gắn bó từ 4 đời trở lên ở một vùng đất trong khoảng thời gian từ 100 năm trở đi thì bắt đầu sản sinh ra Phúc Khí, Dưỡng Khí cho con cháu đời sau.
Do vậy, phong thủy tốt xấu của phần mộ, vô hình chung có khả năng ảnh hưởng đến vận mệnh tiền đồ của con cháu và phúc phận của cả dòng họ. Do đó, chúng ta càng không thể không biết, không thể không tin.
Vì sao phần mộ tổ tiên lại phù hộ cho con cháu đời sau?
Đơn giản vì giữa Âm và Dương có sự liên kết gắn bó với nhau. Trong “Thanh Nang Kinh” nói rằng: Âm dương gặp nhau, phúc lộc trường tồn. Một trong những nguyên nhân là do linh hồn của những bậc trưởng bối, xương cốt và con cháu là có quan hệ huyết thống (gen di truyền và sinh học dẫn điện).
Bộ xương cốt được chôn cất đúng long huyệt, tự nhiên sẽ hấp thụ long khí, hình thành khí phản hồi, nhập lại xương mới. Đây chính là lý vạn vật sinh ra từ đất rồi lại trở về với đất.
Người sống thuộc dương, người chết thuộc âm; Long khí (2 khí âm dương) thuộc dương; người chết thuộc âm; Long khí được dưỡng thành bởi khí âm và khí dương, sau đó có quan hệ đối ứng với người có cùng huyết thống. Đây chính là ý chỉ “âm dương gặp nhau, phúc lộc trường tồn!”
Con người được sinh ra bởi tinh cha, trứng mẹ và được hợp thành bởi các nguyên tố tự nhiên như: nước, gió, lửa, đất,... Rồi khi con người mất đi, quá trình tan rã của thân thể từ da thịt về với tự nhiên, máu huyết thấm vào lòng đất rồi chuyển hóa thành mạch nước, xương cốt tan hoại trở về với cát bụi, hơi thở hòa vào gió tạo nên thời tiết khí hậu.
Toàn bộ phần xác từ thể hữu hình tan hoại chuyển hóa vào thành vô hình thấm vào nhành cây ngọn cỏ hòa vào gió vào nước vào đất quyện thành 1 trường năng lượng khí thống nhất, tuy vô hình nhưng lại vô cùng mạnh mẽ. Và trường năng lượng này sau nhiều đời tạo thành long mạch nuôi dưỡng hậu duệ đời sau.
Điều đó cho thấy, tổ tiên mặc dù đã chết như ngọn đèn đã tắt, nhưng trường khí của họ vẫn lấp đầy một không gian nhất định, vẫn âm thầm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
Với những mối quan hệ càng gần thì sự kết nối lại càng mạnh, vì trong con cháu đời sau có chứa những cấu trúc gen gần giống tổ tiên, điều này tạo thành những mảnh ghép gần hoàn chỉnh của một bức tranh trường năng lượng tổng quát.
Thật không may, loại gen câu thông này (từ trường cực kì nhỏ và yếu), nên con người nhìn không thấy sờ không được, không những thế nếu chúng ta sử dụng các phương tiện khoa học và công nghệ hiện có cũng rất khó khăn để phát hiện ra. Nhưng thực tế đã chứng minh, những gì các nhà khoa học chưa phát hiện được không có nghĩa là nó không tồn tại.
Những người trong dòng tộc tức là có cùng cấu trúc gen, thói quen tập tục đồng nhất về mặt phân tử sinh học với vùng đất tổ tiên. Bởi vậy, cuộc sống của họ trực tiếp chịu ảnh hưởng về phần tâm thức, suy nghĩ hành động, cũng như xu hướng về nghiệp giống ông bà cha mẹ tổ tiên nhà mình.
Nhiều nhà nghiên cứu tâm linh cho rằng: giữa chúng ta và tổ tiên là 1 thể, chỉ khác nhau ở dạng tĩnh hay dạng động mà thôi. Dạng tĩnh là thể chất tồn tại hòa quyện vào thiên nhiên, cây cỏ, khí hậu và nguồn nước. Còn dạng động là cá nhân có thân xác riêng biệt có thể chủ động đi lại và sinh hoạt nhưng lại cùng đồng nhất về gen và mặt cấu trúc phân tử. Nên tuy 2 mà là 1, trong tĩnh có động và ngược lại trong động lại có tĩnh.
Như vậy, tác động của các phần mộ tổ tiên đến các đời hậu duệ sau này quả thực là một bộ phận rất trọng yếu trong học thuyết phong thuỷ. Nó không chỉ là nơi mà thân xác thịt vật chất của người sau khi chết quy tụ. Mà đây còn là một nơi thiêng liêng cho các thế hệ tương lai tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên của họ. Đồng thời mộ cũng là một trường vô hình gây ảnh hưởng đến sự phồn thịnh và phát triển của các thế hệ sau.
Phần mộ tổ tiên ảnh hưởng trực tiếp như thế nào đến con cháu?
Về hôn nhân: Nếu các ngôi mộ được xây dựng trong vùng đất cô quả, thì cuộc hôn nhân của con cái sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Lấy ví dụ một trường hợp như vậy: Gia đình nọ có hai con trai đã hơn ba mươi tuổi, nhưng đều chưa kiếm được vợ, người trong nhà đều rất lo lắng. Một vị thầy phong thủy đã đi khảo sát ngôi mộ tổ tiên của gia đình họ và phát hiện ra nó nằm ở vùng đất cô quả, vì vậy đã giúp họ chọn một vùng đất địa cát hơn. Sau khi di chuyển mộ chưa đầy một năm thì liền được song hỷ. Nghiệm lí cho thấy nhiều dòng tộc không có con trai khi nhờ Thầy phong thủy địa lí xoay chuyển mộ đã sinh con trai; nhiều gia đình quan tâm tu sửa mộ phần đều phát quan lộ ; cuộc sống kinh tế tốt hơn hẳn và cả dòng hoj ăn nên làm ra rất tốt về kinh tế. Điều này cần có nghiệm lí thêm ?
Về con cái: Con cái nhiều hay ít, có tiền đồ hay không đều có thể được dự đoán từ phong thủy của ngôi mộ của gia tiên.
Về thọ mệnh: Thọ mệnh tốt xấu, dài ngắn của con cái trong gia tộc đều sớm có thể phản ánh từ phong thuỷ phần mộ gia tiên.
Về tài vận: Tài vận của con người tùy thuộc vào ngày giờ sinh bát tự của họ. Nhưng phong thủy có thể thật sự thay đổi vận thế của người đó. Ví dụ, nếu một người trong số mệnh định là triệu phú thì nhất định sẽ không thể nghèo, nhưng cụ thể, trong tương lai họ sẽ có bao nhiêu tiền?
Nếu áp dụng phong thủy âm trạch, dù họ không có được một triệu đô la, thì cũng cho phép họ đạt được 990.000 đô la.
Con cháu cần làm gì để giúp gia tiên hưng thịnh.
Tuy cá thể mỗi người thể hiện ở một thể xác riêng biệt nhưng lại có cùng chung cốt khí với gia tiên từ một mảnh đất nên con người muốn cuộc sống hạnh phúc thì:
Điều quan trọng là phải có chữ Tâm sống đúng đạo đức nên không được rời xa gốc rễ của mình.
Chữ Hiếu luôn được đặt lên hàng đầu, nhớ đến những ngày giỗ, lễ tết mà anh em họ hàng quây quần tụ họp thắp hương gia tiên tiền tổ.
Giữ gìn nơi thờ phụng trang nghiêm sạch sẽ.
Trên ban thờ luôn có hoa thơm quả ngọt nhang khói thường xuyên.
Những điều này có ý nghĩa "tụ khí chân linh" giúp gia tiên hưng thịnh ngày càng linh thiêng, sinh vượng nhiều phúc khí cho gia đình tăng sức mạnh phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, cuộc sống bình an, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trưởng họ-Trưởng chi dòng họ: Người giữ phúc khí cho cả dòng tộc.
Con trai cả hay còn gọi là nhánh trưởng, hay là nhánh chính cho một dòng tộc là người thay mặt cho những thành viên trong gia đình chắp táp hương khói tụ khí cho gia tiên. Người này vô cùng quan trọng vì nắm giữ phúc khí cho cả dòng họ. Người con trai trưởng phải có tâm lành, sống có đạo đức lương thiện để tạo nên Phúc Khí.
Nếu trong gia đình con trưởng là người vô thần, không tin nhân qủa, sống vô đạo đức, làm điều sai trái gây nhiều ác nghiệp, không giữ được thân tâm trong sạch thì cũng làm giảm phúc khí, may mắn và thọ yểu của những người trong dòng họ?
Kết luận:Như vậy để có cuộc sống hạnh phúc viên mãn tròn đầy thì con cháu phải luôn biết nhớ đến nguồn cội và gốc rễ của mình, thờ cúng tổ tiên thành tâm, chu đáo & trọn vẹn.
Thờ cúng tổ tiên để liên kết với quá khứ và phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại.
Thờ cúng ông bà cha mẹ để thực tiễn hóa ý niệm tri ân và báo đáp thâm ân sinh dưỡng.
Thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau.
Giáo lý đạo Phật đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… đã hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay.

Còn đối với mồ mả ; Nếu quan tâm mộ phần (Xây dựng-Trùng tu-Nâng cấp...) là đảm bảo các dạng sóng hoặc thần thức của người mất ảnh hưởng tiêu cực đến thần thức, đến tâm của người sống. Vì vậy nếu mồ mả tốt tức các dòng sóng và dạng thần thức của người mất sẽ tác động tích cực đến tâm và thần thức người thân đang sống. 
    Do vậy con cháu phải có trách nhiệm và cùng nhau gìn giữ và quan tâm tu bổ Mộ tổ và nghĩa trang gia đình dòng họ thì được hưởng Phúc phần như nhau?

    

Lễ tạ mộ ở NT chi họ Ngô Văn -Hà Tĩnh

Hoàn thành tu sửa nâng cấp NT Phù Lưu -Hà Tĩnh (2019)

Hoàn thành nâng cấp NT chi họ Trần Công (Làng Sắc -Mỹ Thắng-Mỹ Lộc -Nam Định)





Tạ mộ sang cát NT Con Khoa -Ỷ La-Tuyên Quang năm 2018

    Như vậy, tác động của các phần mộ Tổ tiên đến các đời hậu duệ sau này quả thực là một bộ phận rất trọng yếu trong học thuyết về phong thủy  Nó không chỉ là nơi mà thân xác thịt vật chất của người sau khi chết quy tụ. Mà đây còn là một nơi thiêng liêng cho các thế hệ tương lai tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên của họ. Đồng thời mộ cũng là một trường vô hình gây ảnh hưởng đến sự phồn thịnh và phát triển của các thế hệ sau con cháu của dòng họ đó ./.


( Theo phong thủy nhà ở 26 tháng chạp Tân Sửu)

3 dấu hiệu cho thấy điềm báo nghiệp chướng của bạn đã được hóa giải, tiêu trừ.

 

Thấy vận khí thay đổi

Nếu bạn thường xuyên gặp xui xẻo trong quá khứ và thời gian gần đây vận may của bạn bắt đầu được cải thiện thì điều này có ý nghĩa rằng nghiệp chướng của bạn đang có dấu hiệu giảm bớt.

Mọi xui xẻo trên đời này đều bắt nguồn từ ác nhân mà bạn đã gieo trong quá khứ. Việc bạn chấp nhận và chịu đựng được hậu quả xấu đó sẽ giúp giảm bớt ác nghiệp, nghiệp chướng cũng sẽ tiêu trừ.

Con người khi đối diện với việc phải chịu thiệt, chịu khổ thì trong tâm thường phản ứng tức giận. Tuy nhiên nếu như bạn biết chịu thiệt tức là đang nuôi dưỡng tâm hồn an hòa, tính phúc đức sâu dày cho bản thân. Khi nghiệp chướng nhẹ bớt thì vận may sẽ trở nên tốt hơn. Vận khí thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì đừng chỉ biết hưởng phước mà phải tích phước. Còn nếu chỉ chăm chăm hưởng phúc thì sớm muộn gì phước đức cũng tiêu tan hết.

Thấy ít phiền não hơn

Nếu như bạn cảm nhận được rằng những lo lắng, phiền não gần đây chẳng còn quấy rầy và làm phiền tâm trí mình nữa thì đây là dấu hiệu cho thấy điềm báo nghiệp chướng đã được tiêu trừ.

Người nào nghiệp càng nặng thì càng lo lắng, tâm không yên ổn, mất ăn mất ngủ. Nghiệp chướng càng nặng thì càng dễ mờ mắt, si tâm vọng tưởng, mê muội, lúc nào cũng thích suy diễn điên đảo.Hiện tượng nghiệp chướng tiêu trừ chính là tâm thanh tịnh. Không có phiền não nữa, không có vọng tưởng nữa thì nghiệp chướng tiêu trừ. Nếu vọng tưởng thật sự hết rồi thì đó mới thật là tiêu nghiệp chướng. Nếu vẫn còn suy nghĩ đủ thứ, thì nghiệp chướng của bạn cũng chưa được tiêu trừ.

Thấy sức khỏe dần được cải thiện

Nghiệp chướng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Nghiệp nặng hay nhẹ đều được thể hiện qua thể trạng của con người. Nghiệp chướng càng nặng thì cơ thể càng dễ sinh bệnh. Khi nghiệp chướng thuyên giảm, cơ thể sẽ từ từ phục hồi và ngày càng khỏe mạnh hơn.

Phật dạy căn gốc của bệnh tật xuất phát từ:

Thứ nhất là từ bệnh sinh lý do ăn uống không điều độ, chúng ta ăn uống không vệ sinh, không khoa học; ở, ăn mặc không lưu ý nên bị cảm mạo phong hàn. Những thứ bệnh này thuộc về sinh lý cần tìm bác sĩ chẩn đoán trị liệu.

Loại thứ hai là do oan trái chủ tìm đến tân.  Loại bệnh này không thuộc sinh lý, thuốc thang sẽ không có hiệu quả, thầy thuốc cũng không thể trị hết. Chỉ có phương pháp duy nhất, đó là hòa giải cùng oan gia trái chủ để họ tiếp nhận, đồng ý và rời khỏi. Cho nên pháp sự siêu độ thông thường dụng ý chính là hòa giải, tiếp nhận cũng có không ít.

 (PHUNUTODAY)