ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Bút ký Du lịch: 30/4/2011 và Hành trình 36 năm

                                       
Ảnh chụp ở Sân Đền Hạ (Lào Cai)
Năm nay dịp 30/4 sao thấy lòng mình rộn ràng thế, 30/4 và 36 năm đã qua, lại thấy nhớ về cuộc đời quân ngũ-hành trình- thời gian- cuộc đời. Nhanh thật, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc việt đã chiến thắng và là người thanh niên được làm nghĩa vụ chống xâm lăng và có ngày toàn thắng, thấy lòng mình thanh thản lạ ; có sự đóng góp nhỏ bé  vào cuộc trường chinh và thấy có lý quá. Nhân dịp này gia đình mình cùng với 2 gia đình người bạn đi hành hương píc- níc đến cửa Phật và Thần, đi trên xe ô tô của người bạn hiệu Mecsedec GL 450 Giám đốc Công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn-Vũ-Hà Nội.

 Lòng càng thấy nhẹ nhõm thanh thản hơn khi đến với thiên nhiên, đến với đất nước, con người Việt Nam đang sống và dựng xây đất nước.
Bắt đầu xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đi trên đại lộ dài nhất Việt Nam, vinh quang, niềm tự hào lâng lâng: Đại lộ Thăng Long, đến Hòa Lạc –Xuân Mai –đến đường mòn- nay là đường Hồ Chí Minh: Nơi đây cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào giai đoạn ác liệt, Bác Hồ kính yêu đã chỉ thị cho Bộ quốc phòng mở tuyến đường bí mật để đưa quân và hậu cần vào miền Nam.
Đại ngàn Trường Sơn những năm đánh Mỹ

Trường Sơn bây giờ
Tuyến đường rất đẹp, dài, đi qua những miền còn hoang sơ của đất nước. Tính đến năm 1975, hơn 2,5 vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã ngã xuống để làm nên huyền thoại  Trường Sơn với tổng chiều dài gần 20.000 km xuyên xuốt qua ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh xưa, nay là một kết hợp tuyệt vời lịch sử chói lọi của cuộc đấu tranh giữ nước, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, kéo những bản làng xa xôi gần lại với đồng bằng và phục vụ thiết thực công cuộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống vùng sâu, vùng xa. “Đất nước ta vĩ đại thật” (Phạm Văn Đồng-Thủ Thủ tướng CP nước VNDCCH).
Đường Hồ Chí Minh thẳng và đẹp,đi trên đường Hồ Chí Minh nhìn rất rõ tuyến đường 500KV đi song song; đường rất ít xe qua lại; tuy nhiên trong dịp 30/4/2011 do lượng ô tô tăng đột biến và đã có tai nạn  xẩy ra, có thể do đường đẹp lái xe đã chạy tốc độ cao, “mát cái chân ga”.
Đường Hồ Chí Minh qua Thanh Hóa-Nghệ An
Phong cảnh hai bên đường đi đẹp như tranh; tiềm năng một đất nước sẽ có ngành công nghiệp phát triển;
Hai bên đường từ Thanh Hóa trở vào là những rừng Cao-su thẳng tắp.
Cây Cao su ở Thanh Hóa
                                                                 
Những cánh đồng mía trải dài bất tận.
Cánh đồng mía
                                                                  
Những đồng cỏ rộng lớn hứa hẹn một ngành chăn nuôi bò sữa, dê sữa phát triển.
 Ôi đất nước Việt Nam sao mà ta yêu biết mấy, nếu ai đã một lần được tham quan Đường Hồ Chí Minh thì thấy lòng mình phơi phới. Hôm nay nhớ lại những năm tháng chiến tranh nhớ lại thi ca Phạm Tiến Duật, sẽ  không còn thấy cảnh đi xe bị rung rật vì xe không kính và những cơn mưa Trường Sơn giữa 2 đầu mắc võng;  trơn, lội bùn, nắng cháy, mưa rừng, vắt bám.... mà chỉ còn thấy những câu đồng dao của Bà, của Mẹ hát du ta thưỏ nào.Trời hôm nay của ta, đất hôm nay của ta, lòng ta tự thấy tự hào đi trên mảnh đất ông, cha , đồng đội và cả chúng ta đã đổ máu và hôm nay để cho những con đò nhẹ mái buông chèo, cánh cò bay không mỏi, câu ca vút cao trong gió mới Trường Sơn.
Báo tin vui những mùa vàng bội thu trên mảnh đất ngàn đời chiến thắng ngoại xâm.
Dưới cầu trên đường Hồ Chí Minh là cảnh thanh bình thuyền ăn đầy hàng nhẹ trên sông sao mà đáng yêu đến thế. Ôi Tổ quốc ta sao đẹp thế.

Thuyền ăn hàng đầy ắp
Mở ra hai bên là những đồng ruộng , những thôn ,làng, phum sóc nghèo khó khi xưa, nay là những làng định cư đang phát triển, cuộc sống đang lên hai bên đường Hồ Chí Minh.
Làng định cư 2  bên đường Hồ Chí Minh

Làng định cư ngày nay,  dưới chân núi cạnh đường Hồ Chí Minh (qua Quảng Trị)
Đoàn rẽ từ ngã 3 nông trường Nông Hiếu thuộc địa phận tỉnh Nghệ An, từ chỗ rẽ là đường Hồ Chí Minh xuống đường  QL1 thuộc đường tỉnh dài 30 km. Xe qua huyện Diễn Châu (Nghệ An), qua thành phố Vinh. Khi đang còn là học sinh cấp II, được biết thành phố Vinh là thành phố được Cộng hòa dân chủ Đức quy hoạch đô thị –(Nước trong phe XHCN); khi Liên-xô đang là nước đứng đầu phe  XHCN, khi đó cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta đang vào những giai đoạn ác liệt khoảng những năm 1965-1972. Bây giờ cơ bản thành phố được xây dựng trên nền quy hoạch đó, nên tầm quy hoạch đẹp và thoáng, nhất là quy hoạch hạ tầng, đường xá rộng và có tầm nhìn, không giống quy hoạch Hà Nội rất ba lôm côm.
Qua cầu Bến Thủy; đi khoảng 11-12 km điểm đến đầu tiên là Đền Chợ Củi: Đền thờ Quan Ông Hoàng Mười. Theo dân gian đền này rất thiêng; có các lý do sau đây:
Cung thờ Quan Ông Hoàng Bẩy
                                                                    
Cung thờ Quan Ông Hoàng Mười
Đền Củi có tên chữ là Khu Độc linh từ được xây dựng ở cuối đời nhà Lê, là nơi thờ ông Hoàng Mười được truyền tụng linh thiêng. Đền ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cách thành phố Vinh (Cầu Bến Thủy) chừng 10 cây số, hoặc từ Hà Tĩnh trở ra 40 cây theo quốc lộ 1.
            Đền Củi nằm trên núi Khu Độc bên dòng sông Lam hữu tình là một trong những danh thắng có phong cảnh nổi tiếng ở Nghi Xuân.
Trong tâm thức dân gian của người vùng Hà Tĩnh - Xứ Nghệ, ông Hoàng Mười là hiện thân của vị tướng Lê Khôi (Nghĩa quân Lam Sơn), gọi Lê Lợi bằng chú. Ông có nhiều công trong chống giặc Minh xâm lược và là quan qua ba đời vua Lê làm đến chức Khâm sai tiết chế thủy, lục chư dinh hộ vệ thượng tướng quân.Ông mất năm Bính Dần (1446), an táng trên ngọn Long Ngâm của núi Nam Giới, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh và được xây đền thờ.
Sau đó ông lại được tấn phong là Uy Mục Đại Vương rồi Chiêu Trưng Đại Vương năm 1487.Cũng ở xứ Nghệ, ông Hoàng Mười được dân gian đồng nhất với nhân vật lịch sử nổi tiếng khác gắn bó với vùng quê này là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái Tổ từng làm Tri Châu Nghệ An.
Từ quốc lộ 1, men theo chân núi Ngũ Mã khoảng 300 mét, rồi xuôi theo bờ sông vài chục mét là đến đền Củi. Đây chính là nơi dãy Hồng Lĩnh vườn mình sà và dòng sông Lam. Đền tọa lạc trên núi Khu Độc thuộc Ngũ Mã hướng về phương Bắc, tựa lưng vào núi nhìn xuống Lam giang. Các tòa điện cao dần theo thế núi uy nghiêm, đường bệ dưới bóng nhiều cây cối cổ thụ.
Trước đền sông nước mênh mang tạo nên không gian kiến trúc huyền ảo, linh thiêng. Qua vài lần tôn tạo nhưng đền vẫn giữ được nét xưa thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi. Tam quan của đền đặt liền biến sông, cao 2 tầng, đường nét tinh sảo và mền mại uyển chuyển của đôi rồng chầu nguyệt. Mặt trước tam quan có câu đối: "Lam giang hiển hách tự thiên thu/ Ngũ mã anh linh chung tú khí".
Phía trong tam quan là hồ bán nguyệt ở sân thấp nhất của đền, vòng qua hồ qua 7 bậc thềm đến sân trên, bước thêm 5 bậc thềm nữa là tới đền.
Đền được xây dựng theo kiểu chữ tam gồm ba tòa, mỗi tòa ba gian. Các tòa thống nhất liên kết với nhau và bố trí thành các cung thờ. Thờ Tam tòa Thánh Mẫu, tiếp đến là Ngũ Vị Tôn Ông, sau đó là cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười rồi cung Trần Triều.
                                                                  
Ở cung thờ ông Hoàng Mười có hai bức đại tự "Mẫu Đức Chiếu ảnh" và "Huyền Từ Bố Chững" cùng câu đối: "Quá giả hóa tồn giả thần vị liệt Nam bang tứ bất/ Quốc hữu từ gia hữu danh cao thiên bản lục kỳ" (dịch: Cái đã qua là hóa, cái còn lại là thần, nước Nam có bốn vị bất tử/ Nước có đền, nhà có miếu, trời cao vốn có lục kỳ).
Xưa nay, người ta truyền tụng đền thiêng, mọi người đến cầu nguyện thường được ông linh ứng phù hộ. Quanh năm , khách thập phương và phật tử đến cầu xin lộc từ ngày mồng một Tết; không riêng người xứ Nghệ mà muôn phương khách về đây vãn cảnh hành lễ. Hội đền được tổ chức vào ngày 10 tháng 8 âm lịch. Ngôi đền cổ và phong cảnh nên thơ sẽ tạo cho du khách hành hương những giờ phút thảnh thơi, tĩnh tại hoặc chìm đắm trong văn chầu và không khí lễ hội truyền thống linh thiêng.    Tạm biệt đền Củi, xe lại chuyển hướng ra Thành phố Thanh Hóa, điểm đến là đền Cô Bơ. Đền Cô Bơ theo truyền thuyết:
Cô Bơ Thoải Cung. Cô vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa, giá ngự vào ra trong Cung Quảng Hàn. Có người còn nói rằng, Cô Bơ là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm.
Sau này Cô Bơ Thoải giáng sinh vào thời Lê Trung Hưng, tương truyền sự tích như sau: Đức Thái Bà nằm mộng thấy có người con gái xinh đẹp, dáng ngọc thướt tha, tóc mượt mắt sáng, má hồng, môi đỏ, cổ cao ba ngấn, mặc áo trắng đến trước sập nằm dâng lên người một viên minh châu rồi nói rằng mình vốn là Thủy Cung Tiên Nữ, nay vâng lệnh cao minh lên phàm trần đầu thai vào nhà đó, sau này để giúp vua giúp nước, thì Thái Bà thụ thai. Đến ngày 8/2 thì bỗng trên trời mây xanh uốn lượn, nơi Thủy Cung nhã nhạc vang lên, đúng lúc đó, Thái Bà hạ sinh ra được một người con gái, xem ra thì nhan sắc mười phần đúng như trước kia đã thấy chiêm bao. Thấy sự lạ kì vậy nên bà chắc hẳn con mình là bậc thần nữ giáng hạ, sau này sẽ ra tay phù đời nên hết lòng nuôi nấng dạy dỗ bảo ban. Cô lớn lên trở thành người thiếu nữ xinh đẹp, tưởng như ví với các bậc tài nữ từ ngàn xưa, lại giỏi văn thơ đàn hát. Đến khi cô vừa độ trăng tròn thì cũng là lúc nước nhà phải chịu ách đô hộ của giặc Minh, cô cùng thân mẫu lánh vào phía sâu vùng Hà Trung Thanh Hóa, nơi ngã ba bến Đò Lèn, thuộc huyện Hà Trung, Thanh Hóa. 
 Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, cô đã có công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền lại câu chuyện sau: Vào những năm đầu khởi nghĩa, quân ta (ý nói nghĩa quân do vua Lê Lợi chỉ huy) vẫn còn yếu về lực lượng, thường xuyên bị địch truy đuổi, một lần Lê Lợi (có sách nói là Lê Lai) bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp Cô Bơ đang tỉa ngô liền xin cô giúp đỡ, cô bảo người lấy quần áo nông dân mặc vào, còn áo bào thì đem vùi xuống dưới ruộng ngô rồi cũng cô xuống ruộng giả như đang tỉa ngô. Vừa lúc đó thì quân giặc kéo đến, chúng hỏi cô có thấy ai chạy qua đo không thì cô bảo rằng chỉ có cô và anh trai (do Lê Lợi đóng giả) đang tỉa ngô, thấy vậy quân giặc bỏ đi. Lê Lợi rất biết ơn cô, hẹn ngày sau đại thắng khải hoàn sẽ rước cô về Triều Đình phong công và phong cô làm phi tử.
 Sau đó cô cũng không quản gian nguy, bí mật chèo thuyền trên ngã ba sông, chở quân sĩ qua sông, có khi là chở cả quân nhu quân lương. Có thể nói trong kháng chiến chống Minh thì công lao của cô là không nhỏ. Đến ngày khúc hát khải hoàn cất lên thì vua Lê mới nhớ đến người thiếu nữ năm xưa ở đất Hà Trung, liền sai quân đến đón, nhưng đến nơi thì cô đã thác tự bao giờ, còn nghe các bô lão kể lại là ngày qua ngày cô đã một lòng đợi chờ, không chịu kết duyên cùng ai, cho đến khi thác hóa vẫn một lòng kiên trinh.
Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh Vua Cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô còn có danh hiệu là Cô Bơ Bông (do tích cô giáng ở ngã ba sông) hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà).
Ai có việc cần  đến kêu van cửa cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi.
Khi  giá ngự về đồng, già trẻ, từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông. Khi cô giáng vào ai, dù già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng) rồi cô cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi. Lúc chèo thuyền có khi có còn khoác thêm chiếc áo choàng trắng, trên khăn có cài ba nén hương, bên hông có dắt tiền đò, rồi khi chèo thuyền xong, cô lại cầm dải lụa để đi đo gió đo nước đo mây.
Lúc cô an tọa người ta thường xin cô thuốc để trị bệnh, vậy nên Cô Bơ ngự về thường hay làm phép “thần phù” để ban thuốc chữa bệnh.
Vì theo quan niệm nguyên xưa Cô Bơ Bông hầu cận Mẫu Thoải, lại theo sự tích nơi quê nhà cô là ở đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn nên đền cô được lập ở đó, gần đền Mẫu Thác Hàn (chính là Mẫu Thoải), gọi tên là Đền Cô Bơ Bông thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, trước đây đường đi vào rất khó khăn, nhưng hiện giờ đã được  sửa thành đường bê tông , nên giao thông đã dễ dàng hơn.Từ cầu Lèn (QL1) đi theo đường bê tông khoảng 15 km đến  Đền cô là nơi thắng cảnh “trên bến dưới thuyền”.
                  Đền Cô Bơ hiện nay đang trong giai đoạn trùng tu.
Khoảng 21 giờ Đoàn Tiếp tục hành trình, Đoàn ra Thị xã Bỉm Sơn đến đền Đền  Sòng Sơn (Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh) và  Đền  Cô Chín  Giếng (Thờ tiên nữ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh ).
                                                         
Cung Thờ Bà Chúa Liễu Hạnh Đền Sòng Thanh Hóa
                                                                             
1.Đền Sòng Sơn  ngày xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống,Thanh Hoá, nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn , tỉnh Thanh Hoá. 

Đền thờ Cô Chín Sòng Sơn
Theo sử ghi : “Ngôi đền Sòng còn gọi là đền Sùng Sơn, đền này dựng vào thời Cảnh Hưng triều Lê Hiến Tông (1740-1786) ngay tại nơi Bà Chúa Liễu Hạnh tái hiện xuống trần”. Chính  ở đền Sòng  trong một lần trùng tu vào tháng 4-1939 khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính ,  tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, rất ngạc nhiên khi thấy trong đó một cuốn sách có nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619-1628) đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương, tức Liễu Hạnh.
Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh tiên nữ giáng trần 3 lần: Lần 1 tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào năm Thiên Hựu - đời vua Lê Anh Tông (1557). Rồi nàng lại về trời sau 21 năm ở trần gian. Nàng giáng trần lần thứ 2 vào ngày kỵ thứ 2 của nàng - cũng ở làng An Thái, sau đó lại biến mất. Nàng giáng trần lần thứ 3 cùng với hai thị nữ là Quế Nương và Thị Nương tại Phố Cát (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) và hiển thánh tại Sùng Sơn.
         Theo “Truyền kỳ Tân Phả” của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) thì nàng có tên tuổi, quê quán hẳn hoi. Về bản chất, hình tượng Liễu Hạnh là một phụ nữ bình thường như bao phụ nữ khác. Đó là người con gái nết na, đoan trang, phúc hậu. Nàng là vợ thảo hiền, chung thủy, sống trong hạnh phúc lứa đôi, vẹn nghĩa, trọn tình. Làm mẹ thì yêu thương con hết mực. Khi phải về trời nàng vẫn lưu luyến cuộc đời trần tục thế gian. Trở thành tiên chúa nàng vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Liễu Hạnh thực sự có một cá tính mạnh mẽ. 
         Nàng đi mây về gió. Nàng giao du rộng rãi, mở quán bán hàng, xướng họa với các tao nhân mặc khách, làm cho họ kinh ngạc và khâm phục, như cuộc gặp gỡ ly kỳ giữa quan chánh sứ Phùng Khắc Khoan ở Lạng Sơn, với Trạng Bùng và cử nhân họ Lý, họ Ngô ở Hồ Tây Thăng long.
Câu đối ở đền Ngọc Hồ (Phủ Tây Hồ-Hà Nội), một trong những nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đã phần nào chứng tỏ Liễu Hạnh luôn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt Nam nói chung và người Thanh Hoá nói riêng:

                      " Chẳng thiêng cũng bụt chùa nhà, gái Thanh Hóa nữ thần có một
                               Đẹp nhất là tiên hạ giới, cõi Nam Thiên bất tử hòa tư”.

  
         Vị Trí: Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt gọi là Hồ cá Thần, tương truyền rằng hàng năm cứ đến cữ tháng giêng-hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội (từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 2 AL) thì không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Liễu Hạnh.


Khách hành hương lễ đền Cô Chín Sòng Sơn
 Hồ cá Thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ. Phía trước đền có chiếc cầu bằng đá do Bà Hoàng Thái hậu nhà Lê phát tâm công quả xây dựng từ năm thứ 33 triều Cảnh Hưng (1772). Cầu được bắc qua con suối chảy quanh đền làm tăng thêm vẻ ngoạn mục. Hai suối nước uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng Chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành Chín Giếng nước không bao giờ vơi cạn. 
Cung Thờ Cô Chín Đền Sòng Sơn
                                              
2. Đền Cô Chín Giếng Tại nơi có Chín Giếng nước : Nhân dân dựng một ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là Đền Chín giếng để thờ Cô  chín - cũng là một tiên nữ được Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh. Đền này cách đền Sòng 1km về phía Đông, du khách sau khi vãn cảnh Đền Sòng thường đến dâng hương Đền Cô Chín Giếng .
Lễ trong Đền Bà Chúa Thác Bờ
Trong  Đền Sòng Sơn: Bước qua cổng tam quan, ta thấy tượng Phật bà Quan âm Bồ tát; sau đó là cung Đệ Tam, nơi thờ Hội đồng Thánh Quan với các ông Hoàng và các Cô đệ tử, nổi bật là ông Hoàng Bơ (Ba), Ông Hoàng Bảy. Tại cung này phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương.

Tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát
                                                                    
Qua cung đệ tam du khách vào cung Đệ Nhị, nơi thờ Ngọc Hoàng (Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) và các Quan.
Đền Thượng Lào Cai
Qua cung Đệ Nhị là cung Đệ Nhất thâm nghiêm, ít khi mở cửa trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu hàng năm vào tháng Hai âm lịch. Gian chính có tượng thờ Thánh Mẫu, trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng. Hai bên là hai đệ tử thân tín Quế Nương, Nhị Nương đã cùng Liễu Hạnh giáng trần; Quế Nương trong trang phục màu hồng, Nhị Nương trong trang phục màu xanh. Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải (Thần Nước) và Mẫu Thượng Ngàn (Thần Núi rừng).
                                                                         

Cổng đền Thượng Lào Cai
Cổng đền Hạ Lào Cai
                                                                          
Thư dãn bên quán Cape ở  Thành phố Lào Cai-Hạnh phúc cuộc đời 

Đi lễ Đền
       Trên các cột và xà ngang trong Đền được trang trí 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối suy tôn, ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Tối Đoàn nghỉ ở Thị xã Bỉm Sơn. Ngày 1/5/2011 Đoàn tiếp tục lên đường, từ thị xã Bỉm Sơn theo đường Bỉm Sơn-Thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành) , đi tiếp ra xã Thạch Quảng (huyện Thạch Thành) đến Đường Hồ Chí Minh, dài 46km.  Đi theo đường Mãn Đức , theo quốc lộ 6, qua dốc Cun Theo đường vào Thung Nai, đến Hồ Thung Nai đi Đền bà chúa Thác Bờ.
 Theo tuyến Du lịch: Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 đến tỉnh Hoà Bình, sau khi thăm đập thuỷ điện sông Đà, đi tiếp khoảng 5km thì rời quốc lộ 6, rẽ vào một con lộ chạy vòng quanh qua các sườn núi.  Khách sẽ xuống thuyền tại bến Thung Nai để ra hồ tham quan các đảo. Trên đảo có chợ nổi Thác Bờ diễn ra vào sáng chủ nhật mỗi tuần.
Cách Hà Nội khoảng 100Km về phía tây bắc, Thung Nai, một xã lòng hồ sông Đà từ lâu là một địa chỉ mà nhiều du khách thích dừng chân khi lên Hòa Bình.
Trên hồ có hai ngôi đền thờ bà Đinh Thị Vân người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền bè khi vua dẹp giặc Đèo Cát Hãn vào năm 1431. Và có một Động rất đẹp.ờ chính.Ngồi trên thuyền; trên Hồ Thung Nai, nơi đây khi chưa có thủy điện Hòa Bình là nơi rừng núi rậm rạp và có hồ nước nên Nai thường xuống ăn cỏ và uống nước; nay có nhà máy điện nơi này trở thành hồ tích nước mênh mông ; là điểm du lịch nổi tiếng và nuôi cá của nhân dân vùng lòng hồ.  
                            
Cảnh 2 bên đường mòn Hồ Chí Minh nay là đường Hồ Chí Minh, bản làng giờ đây đang ngày càng đổi mới và rất đẹp
Cảnh một góc Thị xã Bỉm Sơn Hôm nay (36 năm trước nơi đây bị bom Mỹ tàn phá nặng nề) đang thay da đổi thịt
Cung thờ Cô Chín-Đền Sòng Thanh Hóa
Cá vàng trong hồ
                                                                                  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét