ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Huyện Hoàng Su Phì mở đường giao thông.

 Huyện Hoàng Su Phì của Hà Giang bây giờ so với huyện   cách đây trên 30 năm của  thế kỷ trước đã khác đến nỗi lớp hậu sinh đi xa về , lớp cán bộ tiền bối lên thăm huyện khó mà hình dung được. Ngày trước, ở Hoàng Su Phì  nhỡ có ai nhận điện bố ốm, mẹ mất thì cũng phải mười lăm ngày, nửa tháng mới về được đến nhà. Một tuần chỉ có hai chuyến xe khách, nhưng là xe của Nhà nước, phải thuộc đối tượng ưu tiên đặc biệt, đủ thứ giấy giới thiệu, kiến nghị của cơ quan mới mua được vé.
Nhân dân xã Thông Nguyên hăng hái mở đường vào thôn bản xa

Kiểm tra  đường Vinh Quang -Bản Máy sau mỗi cơn mưa

Đồng chí Lại Trần Hà  Phó Trưởng phòng Công-thương Hoàng Su Phì

Là một cán bộ mẫu mực luôn "Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ"
                                                                          
Về đến bến xe thị xã Hà Giang lại cũng trình ra đủ thứ giấy tờ,  nói  vã nước bọt, nhanh lắm cũng mất đứt vài ngày. Đàn ông đi lại còn đỡ, còn phụ nữ nghĩ đến chuyện chen chúc, chờ chực, ngủ vạ vật đã hết hồn. Thôi đành ở lại cho xong. Vì thế mà nhiều người, từ khi lên đến các huyện vùng cao là ở lại suốt mấy chục năm, không dám tính đến chuyện về xuôi. 

Cái thời gian khó ấy....Nói lại: Có lẽ đúng như vậy; ngày trước từ tỉnh vào huyện chỉ có một con đường từ Tân Quang-huyện Bắc Quang vào trung tâm huyện lỵ Hoàng Su phì chỉ dài   60 km, qua trên 70 cái “cua tròn như mâm xôi” thế mà cán bộ,bộ đội... chỉ đi bộ là chủ yếu. Thường từ Tân Quang vào đi mất 2 ngày; ngày đầu nghỉ ở Nậm Ty, ngày sau đi tiếp vào huyện. Thế mà   đã có một thứ ma lực nào đó từ chính cái sự thiếu thốn đói nghèo của cuộc sống trên vùng  núi đất này,  khiến cho người ta đã đến là không thể dứt áo ra đi được nữa.  ... như nhiều người mà hôm nay chúng ta đã gặp  thì cuộc đời của họ, con cháu họ cũng đã và đang gắn với mỗi bước thăng trầm của mảnh đất này. Hẳn là không chỉ vì miếng cơm manh áo.  Song con người cũng như con chim bay mỏi cánh, ngựa đi mỏi chân, ngửa mặt nhìn mỏi mắt, nhiều người chỉ đến được một lần rồi không bao giờ muốn trở lại, lại cũng có những người đến rồi ở hẳn, không bao giờ rời xa... để cho mỗi mùa xuân đến đây ngày càng thêm ấm áp rực rỡ.
            
         Mười năm trở lại đây, thực hiện các nghị quyết của tỉnh Hà Giang  huyện Hoàng Su Phì  và thêm được sự đầu tư trọng điểm của Nhà nước qua các chương trình 135, 120, 30A... về đẩy mạnh phát triển giao thông miền núi, bộ mặt về mở đường giao thông đã thay đổi cơ bản. Song công tác mở đường ở đây cũng có cái khó của nó: Huyện Hoàng Su Phì  và Xín Mần là 2 huyện núi đất trên dãy Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang có mạng lưới giao thông khó khăn nhất tỉnh, với địa hình bị chia cắt mạnh, nền đường không ổn định, chủ yếu là đất lẫn với đá bị phong hóa, tạo nên mặt xốp, khô bụi về mùa đông, dễ thấm nước, tạo dòng chảy về mùa mưa. 

Với một địa lý như vậy, các xã, các cụm dân cư phân bố không đều, những tuyến đường càng phải dài thêm theo các bình độ để có thể làm lên một hệ thống giao thông khép kín, hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển theo hướng đa hàng hóa, bền vững lâu dài. Nhiều tuyến đường đã mở ra; Khi mùa mưa tới, nỗi lo không riêng của cơ quan quản lý, ban phòng chuyên môn mà là nỗi lo chung của mọi cấp, mọi ngành trong huyện thậm chí là của cả tỉnh. Khi có mưa lũ kéo về chỉ sau một đêm mưa, hàng km đường được đẩy xuống vực sâu hàng trăm mét. Phát triển giao thông ở miền núi vốn đã khó khăn, lại nằm trên vùng chia cắt mạnh thì không thể "cầu toàn" ở bất cứ tuyến đường nào vào mùa mưa, sự cố giao thông sẽ dồn dập và nhiều hơn.
 Ngay các huyện, xã, thôn bản đã có kế hoạch bảo đảm giao thông. Nhưng vẫn có hàng trăm trường hợp "bất khả kháng" xảy ra làm hàng nghìn ngày công lao động, hàng trăm triệu đồng đầu tư bị mất không chỉ trong "nháy mắt".

Đường giao thông về thôn bản luôn được nhân dân tu sửa đi lại thuận tiện.

Cán bộ và dân cùng khảo sát đường về thôn bản vùng cao của huyện.
                                                                
Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước đầu tư mở đường ô tô theo chương trình, kế hoạch; huyện Hoàng Su Phì  còn xã hội hóa công tác mở đường dân sinh. 

Hàng năm thông qua các cuộc họp HĐND , UBND huyện đã phân, giao tiêu chuẩn mở đường dân sinh: mở đường rộng từ 3m đến 4,8 m từ trung  tâm thôn ra trung tâm xã. Nhân dân rất hào hứng đảm nhận. Đối với các xã đã có đường ô tô UBND huyện lên kế hoạch giao cho các xã tự huy động nhân dân đảm bảo giao thông trong mùa mưa bão. Do vậy đến nay huyện Hoàng Su Phì  đã phát triển đường giao thông  khá của tỉnh Hà Giang. Đánh giá thành tích mở đường giao thông  hàng năm;  huyện Hoàng Su Phì đã  được Bộ GTVT tặng cờ cho huyện có thành tích xuất sắc về công tác mở đường giao thông, 3 xã: Tiên Nguyên, Thông Nguyên, Sán Sả Hồ được Bộ GTVT tặng cờ cho xã có thành tích mở đường giao thông. 
Đặc biệt xã Tiên Nguyên là xã điểm về thành tích mở đường giao thông  dân sinh từ năm 1991. 

    Đặc biệt là công tác tuyên truyền của huyện về  nâng cao được ý thức của người dân bảo vệ các công trình giao thông, như việc làm ruộng bậc thang, kéo nguồn nước qua đường; tăng cường trồng rừng để bảo vệ ta-ly đường, không   chăn  thả gia súc rông trên đường, có phân công người dân tuần đường  trong mùa mưa, lũ./.
            (CTV: Ngô Lê Lợi) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét