Trong thực tế đời sống tu tập hằng ngày: Lời chân ngôn (chân thật) có sức mạnh rứt trù ác nghiệp và cải biến tâm tình, biến hóa khí chất nhưng quyết phải: Vô ngã, vô chấp… bất tiếm (là không lấn lướt người khác). Bất tặc (là không sát hại người khác). Bất dục (là không tham dục) thì mới mong kết hợp với đạo. Nếu thực hành cẩn trọng dần dần sẽ sớm được thành công, tùy theo tâm lượng (hữu cầu tất ứng, vô nguyện bất tùng) tự thành chính quả (sở cầu, sở ứng). Thấu triệt đạo lí là nguồn gốc của sự tu trì ứng nghiệm. “Tâm an đắc lí” là hiểu lí nhân đạo rồi có thể ngộ lí thiên đạo.
Theo kinh sách nhà Phật: Bước thứ nhất đã thành, tức là chân thật không hư dối, không dối thì không hư vọng, không hư vọng thì tất cả là chân, chân thì trở về với thành, thành thì sáng, sáng thì thông, thông ắt biến, biến thì hóa. Cảnh giới tối cao của hóa chính là “Thần”. Cho nên đạo chí thành không thể nói hay dụ được. Người có trí học đạo, chẳng phải từ trên thành ý, mà không thể dụng công phu. Tất nhiên, công phu là điều cơ bản quan trọng trong đời sống tu hành. Cho nên người tu trì trước hết phải dứt trừ dục niệm, chấp sắc, chấp hình.
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dạy: "Người tu hành sau khi thành đạo quả thì có thể hiện thần thông quảng đại, biến hóa chẳng lường được..."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét