ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Lễ cúng Tất niên


Lễ cúng Tất niên cũng là nghi lễ cuối cùng của một năm trước khi  đất trời chuyển giao sang một năm mới và Hương vị ngày Tết đã đến. Ngày Tết truyền thống sẽ thật thiếu vắng nhạt nhòa nếu không có lễ cúng Tất niên. Thông thường tễ Tất niên hay được tiến hành vào chiều cuối cùng của tháng chạp (30 tết hoặc 29 tháng chạp) cũng gọi là ngày Tết?
Ý nghĩa của cúng Tất niên

Tất niên còn gọi là “Lễ Tất niên” hay tiệc “Tổng kết năm cũ” là một nghi thức không thể thiếu của các gia đình dân tộc Việt nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục cổ truyền lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết (hoặc chiều 29 với tháng thiếu). Vào ngày này, các gia đình con cháu, người đi xa đã về tề tựu  quây quần bên nhau chuyện trò râm ran, nên các gia đình thường tổ chức tiệc mừng  để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới.  Ông bà cha mẹ anh chị em và con cháu tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, lao động kinh doanh mưu cầu cuộc sống.
Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi nhà đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Lễ vật cúng Tất niên
Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 (29) Tết, sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu  tụ  tập về đông vui.
Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị.
Thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng vuông  bánh tét tròn . Cỗ mặn và cả  chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Toàn gia đình tụ tập ăn tiệc chuyện trò vui vẻ, chuyện đã qua, bàn công việc năm mới…Sau đó mọi người nhanh chóng dọn dẹp để tập trung mâm lễ cúng Giao thừa đón quan Hành khiển năm mới và cúng Thổ công; gia tiên vào thời khắc giao thừa năm mới. Và một năm mới đã về háo hức và vui mừng đón Xuân mới?

Bài văn khấn

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.
Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.
Cộng đồng nội - ngoại Gia tiên dòng họ ...
Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ...

Hôm nay là ngày ...... tháng Chạp năm ..........
Tín chủ chúng con là: ………………………
Ngụ tại: …………
Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.
Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám long thành của gia đình chúng con.
Nam mô a di Đà Phật!(3 lần). Xem: clbphongthuythanglong.vn
                                                            clbphongthuythanglong.vn
(Ngô Lê Lợi-Tổng hợp và st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét