Tôn Giả Ca Diên Chiên |
Họ
nghèo vì biếng nhác, vụng về, đau ốm… thì đã đành. Nhưng có người đã hết sức cố
gắng, đã làm đủ mọi cách nhưng vì nhiều lý do khác nhau chi phối nên vẫn không
thoát được nghèo túng, thậm chí có người nghèo đến nỗi gần như mạt. Cái nghèo
khó luôn bó lấy cái khôn ngoan nên có lúc họ gần như cùng quẫn. Vẫn biết “cùng
tắc biến” nhưng “biến” không phải lúc nào cũng “thông” nên nghèo khó và lận đận
cứ quay vòng lẩn quẩn mãi.
Mấy ai
biết rằng, chúng ta giàu có hôm nay là do nhân lành của bố thí ngày trước. Và
mấy ai ngộ ra rằng, sự nghèo khó trong hiện tại là do nhân ác nơi quá khứ trộm
cướp của người. Nên người giàu muốn về sau tiếp tục khá giả giàu sang thì cần
bố thí, san sẻ nhiều hơn. Còn người nghèo muốn đổi đời thì trước hết nên thành
tâm sám hối nghiệp chướng rồi phát tâm công quả, bố thí (ngoài bố thí trong khả
năng, rất cần tùy hỷ thí) và chí thú làm ăn lương thiện may ra mới khá lên
được.
Thế
nên, giàu sang cũng không nên quá tự hào và ỷ lại, mà nghèo khó cũng không nên
quá tự ti và làm quấy làm càn.
Hãy
chiêm nghiệm lời dạy của Thế Tôn về sự giàu nghèo để tìm ra hướng đi đúng đắn
cho cuộc đời mình:
“Một
thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ
Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ở
trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã được thực hành, thực hành nhiều
rồi lại thành hạnh địa ngục, hạnh ngạ quỷ, hạnh súc sanh, nếu sanh trong loài
người rất là nghèo túng, áo không đủ che thân, cơm chẳng đầy miệng như là việc
ăn trộm.
Này các
Tỳ-kheo! Nếu có người ý thích trộm cắp lấy tài vật của người khác, liền đọa
trong ngạ quỷ, súc sanh; nếu sanh trong loài người rất là nghèo túng. Vì sao
thế? Vì đoạn dứt nghiệp sống của người khác. Thế nên này các Tỳ-kheo, hãy học
đừng lấy của chẳng cho. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
- Ở
trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã được thực hành, thực hành nhiều
rồi hưởng phước trong loài người, hưởng phước trên trời, được chứng Niết-bàn,
như là bố thí rộng rãi.
Này các
Tỳ-kheo! Nếu có người rộng hành bố thí, ở đời hiện tại được sắc đẹp, được sức
lực, được đầy đủ, trên trời, trong loài người hưởng phước vô lượng. Thế nên,
các Tỳ-kheo, nên hành bố thí, chớ có tâm keo kiệt. Như thế, này các Tỳ-kheo,
hãy học điều này!
Bấy giờ
các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Ngũ
giới, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.185)
Rõ
ràng, cuộc sống hiện tại của mình là do chính phước nghiệp của mình chi phối.
Nhân quả - Nghiệp báo luôn gắn bó chặt chẽ với nhau như bóng theo hình. Suy
nghiệm sâu sắc chúng ta sẽ thấy, giàu hay nghèo đều có nguyên nhân, không phải
ngẫu nhiên hay tự nhiên, không do hên xui may rủi, tự thân mình tài giỏi hay
vụng về chỉ là tác nhân trong hiện tại còn có sự chi phối mãnh liệt của nhiều
tác nhân quá khứ nữa.
Thấy
được như vậy rồi, người đệ tử Phật sống có trách nhiệm với bản thân mình, tin
tưởng sâu sắc vào nhân quả, tôn trọng tài sản của người khác, quyết không lấy
bất cứ thứ gì dù nhỏ như cây kim ngọn cỏ nếu không được cho, nhất là thận trọng
với các nguồn lợi có được dễ dàng vốn không phải do công sức mình làm ra. Chỉ
thực hành chừng ấy thôi, người đệ tử Phật đã làm được rất nhiều trong quá trình
tu dưỡng và hoàn thiện tự thân cũng như đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng
xã hội lành mạnh, văn minh.Trong bối cảnh đời sống xã hội mà trộm cướp như
rươi, tham nhũng là quốc nạn thì nhận thức và tu dưỡng bản thân về “giàu và
nghèo” theo như lời Phật dạy có ý nghĩa căn cơ trong việc thiết lập nền tảng
đạo đức cho cộng đồng. Chỉ cần tu tập hạnh “đừng lấy của chẳng cho” và “nên
hành bố thí, chớ có tâm keo kiệt” thì đã góp phần không nhỏ đem đến bình an cho
bản thân và phú cường cho đất nước. (Quảng Tánh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét