ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Pháp sư Tịnh Không nói về người bệnh ốm đau lâu ngày?

(Tam Thánh Tây Phương)

Trong nhiều bài kinh chúng ta cũng thường thấy hình ảnh đức Phật bị bệnh tật, bị  bệnh. Đúng vậy đã có thân thì phải có bệnh. Vậy bệnh từ đâu đến? đức Phật dạy bệnh tật cũng do nhân quả sinh ra, do nghiệp lực tác thành. Sau khi đọc qua bài Kinh Miếng Đá Vụn, chúng ta sẽ thấy được một hình ảnh mô tả rất cụ thể và sinh động về một sự việc xảy ra khi chân của Đức Phật  bị miếng đá bể đâm phải vào chân.

Đó là một sự việc rất thường tình, rất bình thường, rất giản dị của đức Phật trong những lúc Ngài bị những chướng ngại ác pháp của môi trường nhân quả tấn công vào xác thân vô thường.
Những lần đức Phật bị bệnh trên cái thân tứ đại vô thường này, thì tâm tư của Đức Phật không hờ biểu lộ một chút sợ hãi hoặc lo lắng gì cả.

Về thân thì những cảm thọ rất đau đớn khốc liệt đang hoành hành liên tục hiện hữu trên xác thân của Phật, mà về tâm thì Đức Phật  chỉ hướng đến đó là “chính niệm tỉnh giác”. Chúng ta hãy xem cách thức, phương pháp đức Phật làm chủ vượt qua những cảm thọ của bệnh tật  “Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não”.

Phương pháp mà đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh tật đó là Phật chỉ dùng phương pháp “Chánh Niệm Tỉnh Giác”. Trên thân này dù cảm thọ đau đớn khốc liệt đến đâu thì Ngài vẫn không  sợ hãi, vẫn không  lo lắng, vẫn không  bị tác động, vẫn không  bị chi phối bởi những cảm giác, cảm thọ đau đớn khốc liệt đang hiện hữu trên thân của Ngài. 

Đời sống sinh hoạt của đức Phật rất bình thường. Hằng ngày, đức Phật vẫn sống một đời sống “phạm hạnh” trong sạch hoàn toàn. Sống với ba y một bát, ngày ăn một bữa, không cất giữ tiền bạc, đức Phật là một du tăng khất sĩ nên không có nơi nào là chùa, tịnh xá, để Ngài tạm trú  lâu dài, Ngài thường đi du tăng từ chỗ này đến chỗ kia để đem giáo pháp giác ngộ sự thật của khổ đau đến cho chúng sanh có đầy đủ nhân duyên tiếp nhận chánh pháp.
     
     Pháp sư Tịnh Không nói về những người ốm đau lâu ngày không khỏi (không do bệnh ung thư).Là những  “người sống không ra sống mà chết không ra chết”.Những người này thường bị ốm do một hoặc nhiều bệnh và thường nằm hay ngồi một chỗ ngắn thì 2-3 năm dài thì hàng chục năm; có người dầm dề tại chỗ; có người ăn rất ít mà chỉ tốn tiền thuốc; có người không tốn tiền thuốc nhưng lại ăn rất khỏe “ăn như hùm đổ đó” con cháu phục dịch rất khổ; làm“khuynh gia bại sản”? Trong thực tế con cháu có gia đình  người bệnh còn khênh người bệnh ra ngoài trời “Xin ông trời có mắt cho người bệnh đi sớm”; có gia đình còn đục mái nhà cho mưa nắng rọi vào mong người bệnh sớm ra đi?

Tại sao lại như vậy; Những người này theo Pháp sư Tịnh Không:

Thứ nhất là do nhiều đời trước nhiều kiếp (hay ngay trong đời này) nợ nần nhiều nên “oan gia trái chủ” đến đòi nợ? Và hành cho con nợ ốm đau dài ngày?

Thứ hai: Do trong nhiều đời nhiều kiếp đã tu và làm nhiều điều thiện lành hay ngay trong đời này; do vậy vẫn  còn một chút “phước báu” muốn hưởng nốt rồi mới “đi được”?

Gặp phải những cảnh trên; theo hóa giải của PS Tịnh Không; là gia đình của người  bệnh nên “Khai thị” cho người bệnh là phải biết “Tu Phật” và “Tu Phước”( các tôn giáo khác cũng thực hiện tương tự theo cách của Phật giáo). Tu Phật là niệm Phật và Tu Phước là làm nhiều việc từ thiện.Trước tiên “nói để” người bệnh biết đến Phật-Pháp vì đã là con người thì ai cũng phải trải qua quá trình “Sinh-Già-Bệnh-Chết”. Đối với người bình thường có cuộc sống an lạc thì quá trình bệnh cũng ngắn rồi “đi theo ông bà tổ tiên” hoặc người  đã “Tu Phật”thì “đi” rất nhanh không làm khổ con cháu; quá trình “ Già” thường dài hơn và vẫn có cuộc sống khỏe-sống vui-sống có ích.

    Hóa giải của PS Tịnh Không đối với người bệnh mắc nợ  trong nhiều đời nhiều kiếp hay đời này mắc nợ nhiều thì  đều “phải trả” trước khi “ra đi”; cho nên phải hướng dẫn để người bệnh đồng ý “tu Phật và Quy y”; sau đó xem người bệnh có còn tài sản gì không (nếu quy trị giá là tiền là tốt nhất); nếu người bệnh không còn thì con cháu phải bàn nhau giúp người bệnh ; việc đầu tiên là sử dụng một phần tài sản đó  đến cúng dường “tam bảo”; sau đó là làm từ thiện ngay trong xóm làng hay địa phương mình, như  giúp  người nghèo, góp xây trường học, góp quĩ khuyến học, quĩ từ thiện…Những việc này phải thông tin để người bệnh biết và hàng ngày hướng dẫn người bệnh “niệm phật A DI Đà”; nên để tượng Phật A Di Đà hoặc tượng Tam thánh Phật (Tượng A DI ĐÀ-QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT-ĐẠI THẾ CHÍ-BỒ TÁT) trước mặt người bệnh để  nhìn thấy. Làm được như vậy thời gian ngắn người bệnh sẽ “vãng sanh” về nước Cực Lạc của Đức  Phật  A DI ĐÀ. Còn người "còn Phước báu" khi đã hưởng "hết phước" cũng mau siêu thoát về về nước Cực Lạc của Đức  Phật  A DI ĐÀ;

(Trường hợp những người bệnh trên chưa hết số sẽ khỏi bệnh) ./,


 (Ngô Lê Lợi- TP Hồ Chí Minh ngày 24/10/2018)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét