Tu Phật có dễ không? Trả lời “rất khó”? Tại sao vẫn có
hàng triệu người Tu Phật thành công? Đó
là có lòng kiên trì và nhẫn nại?
Để biết “Nghiệp” là gì; Nghiệp chính là “Nghiệp
Lực” là cái gì và ở đâu, trước tiên chúng
ta nên biết chữ “Nghiệp” được dịch từ chữ Phạn KARMA. Nghiệp có 3 thứ : “Nghiệp”
Thiện, “Nghiệp” Ác và “Nghiệp Vô Ký” (không thiện không ác).
“Nghiệp Lực” là sức mạnh của Nghiệp, các nhà khoa học gọi đó là
NĂNG LỰC (Power, Force). Sức mạnh của Nghiệp chính là động cơ khiến chúng sinh
dính mắc với sinh tử Luân hồi, khó mà thoát ra khỏi Tam giới (Dục, Sắc và Vô
sắc giới).
Người
ta lúc chưa tu thì không thấy gì , nhưng đến khi tu thì gặp đủ chuyện , thấy
tâm mình thường hay bị dao động . Thật ra tâm chúng ta lúc nào cũng “xao động”
và suy nghĩ “mông lung” nhưng lúc chưa tu tâm còn ô nhiễm nên không thấy , tới
khi tu rồi thì có chút công đức ,bắt đầu có chút “Định Lực” (phân biệt cái đúng
cái sai/hay ý thức việc làm đúng và sai) nên mới cảm nhận thấy dòng nghiệp thức
này , nhưng vì mới tu “Định Lực” còn kém nên dễ sinh phiền não mà buông thả
theo dòng nghiệp thức này tạo thêm nghiệp nữa , hay là do có một số nghiệp quá
khứ phải trả để gạn lọc bớt cho tâm sạch sẽ ,vì tâm ta đã tiến bộ , những chủng
tử lành trong tâm thức không chịu dung chứa những chủng tử ác , người tu đến
khi nào chứng Định Diệt Thọ Tưởng mới không còn thọ nhận dòng nghiệp thức ác
này.
Đó là lí do tại sao người tu muốn tiến nhanh thường muốn buông bỏ quá khứ , tìm nơi thâm sơn cùng cốc tu hành để bảo toàn công đức đang tu.
Do đó người tu phải thường xuyên sám hối , lễ Phật cầu chư Phật hộ trì cho mình trước dòng nghiệp ác chướng này và bản thân nên thường “khởi tâm đại bi” để buông xả bớt nhữngsuy nghĩ làm điều ác. Người tu Niệm Phật thì phải siêng niệm Phật , thì dù nghiệp có trổ ra cũng giải hoá được rất nhiều , nghiệp thay vì phải trả 10 thì bây giờ chỉ phải trả 1 , người niệm Phật lợi thế hơn người tu thiền nhiều , vì người tu thiền phải tự lực cánh sinh , còn người tu Niệm Phật thì nhờ nhiếp tâm niệm Phật nên dễ cảm ứng được Phật lực âm thầm gia trì ?
Khi đổ nghiệp có bị tội
không?
Trong kinh Tăng
Chi, đức Phật dạy: "Ai nguyện
nương tựa Phật, Pháp, Tăng, thì người ấy được gọi là Phật tử".
Đi theo Phật là đi theo con đường mà
Phật đã đi qua và đã giảng dạy lại cho đời. Ngài đã chứng kiếnnổi khổ của sinh, già, bịnh, chết và
đã từ bỏ đời
sống thế tục để tu tập và chứng ngộ sự thật của duyên khởi-vô ngã.
Đi theo Pháp hay thực hành Pháp là thực
hành Bốn Chân Lý Nhiệm Mầu
tức Tứ diệu đế, thực hànhGiới, Định, Tuệ, là đi ra khỏi dục vọng hay đi vào sự ly dục để thoát khỏi khổ
đau.
Đi theo Tăng là đoàn thể sống
theo tinh thần lục hòa (thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh,
ý hòa đồng duyệt, lợi hòa đồng quân, giới hòa đồng tu và kiến hòa đồng giải) và
đang tích cực thực
hành Pháp ly dục.
Khi chính thức là một Phật
tử, một Phật tử đúng nghĩa, thì
phải làm những việc gì?
Vì đạo Phật chủ yếu là tự nguyện chuyển tâm nên không có sự áp đặt và lôi kéo.
Người từ đạo khác chuyển qua đạo Phật
thường là do nghiên cứu kinh
sách Phật giáo, hiểu được cái tinh hoa thâm thúy của đạo Phật mà quay về đường
Giác.
Người Phật tử đúng nghĩa là người có tham dự một lễ “thọ Tam Quy” là Quy y Phật, Quy Y Pháp và Quy Y Tăng, gọi là “Quy Y
Tam Bảo”. Quy y nghĩa là trở về và nương tựa, nhưng chúng ta trở về đâu
và nương tựa cái gì? Chúng ta trở về với Phật giáo và
nương tựa vào Tam Bảo, Phật, Pháp, và
Tăng. Sau lễ quy y, người Phật tử được thầy truyền thọ Tam Quy đặt cho một pháp
danh. Pháp danh này là biểu tượng chính thức của
người Phật tử, nói lên sự chấp nhận nương tựa vào Tam Bảo về mặt tinh
thần.
Quy
y như
thế có nghĩa là hoan hỷ chấp nhận sự hướng dẫn của Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Phật Bảo là
chư Phật, Pháp Bảo là giáo pháp, cụ thể là Tam Tạng Kinh Điển, Tăng
Bảo là Tăng đoàn, đoàn thể của
những người đã ly gia cắt ái, đang tu hành thanh tịnh, đại diện Chư Hiền Thánh Tăng cả
ba thời để hướng dẫn Phật tử trên con đường đến bờ Giác. Khi quy y Tam Bảo là chúng
ta quy y Chư Phật, Chư Pháp và Chư Tăng.
Thật ra, Đức Phật không nói chúng ta quy y là
phải quy y với Phật, mà Ngài dạy chúng ta quy y là quy y với tự tính giác
của mình. Giác là Phật Bảo, Phật có nghĩa
là giác ngộ, quy
y Phật là quy y với
bậc giác ngộ. Như thế quy y Tam Bảo chính là Quy Y Tự Tính Tam Bảo,
tức là quay về tự tính giác ngộ sẵn
có của chính mình: Phật tức là Giác, Pháp tức là Chính, Tăng tức là Tịnh.
Khi đã quy y thì người
phật tử phải thực hiện “ Năm Giới” cấm của
giới Phật tử tại
gia, đó là: (1) không sát sinh, (2)
không trộm cắp, (3) không tà dâm, (4) không nói dối,
nói vu cáo, nói thêm bớt thêu dệt,
nói lời xấu ác, (5) không dùng các chất say làm mê mờ trí tuệ.
Kinh Phật nói: "Giới
như đất bằng, muôn điều lành từ đó sanh. Giới như thuốc hay, chữa lành các
bệnh. Giới như hòn ngọc sáng, hay phá mờ tăm tối. Giới như chiếc thuyền, hay
đưa người qua biển. Giới như chuỗi anh lạc, trang nghiêm pháp thân".
Cho nên việc thọ giới là điều cần thiết. Nếu nhận
thấy giữ được giới nào thì “ xin quyết
tâm” giữ giới đó. Tuy nhiên, vì đạo Phật là đạo tâm, hứa giữ giới thì
phải giữ lời hứa. Cũng vì thế mà nhà
Phật không áp đặt các em còn nhỏ tuổi phải quy y và thọ giới, vì các em chưa đủ
trí khôn để nhận thức được
tầm quan trọng của lời hứa, mà người thọ Giới phải trưởng
thành, đã biết suy nghĩ chín chắn, thì mới có thể giữ Giới mà không vi
phạm.
Tại sao quy y mà nên ăn chay: Người mới học Phật
không nhất thiết là phải ăn chay. Tuy nhiên,
các nghiên cứu khoa học cho biết việc ăn
uống có quan hệ và ảnh hưởng đến
tâm vật lý con
người. Họ cho rằng ăn chay rất
tốt cho sức khoẻ cả thân thể lẫn tính
tình.
Đối với đạo Phật, ăn chay có ba lợi ích. Một là nuôi dưỡng tâm từ bi.
Dù là một con vật, nó cũng có cha, có mẹ như chúng
ta, sao ta có thể nỡ lòng cướp đi sự sống của nó mà nuôi dưỡng sự sống cho mình. Thứ hai
là tránh quả báo do không tạo nhân
giết hại chúng sinh vì nhân quả đều đi theo như
bóng theo hình. Thứ ba là nuôi dưỡng tâm bình đẳng. Đức Phật dạy chúng
ta không những không sát hại mà
còn khuyên chúng ta nên tôn trọng và bảo vệ loài
vật vì chúng cũng đồng thể tánh, chúng
cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ một phần môi sinh trên trái đất, nơi
mà con người đang ở.
Trong một buổi giảng pháp, Hoà Thượng Thích Trí Tịnh, khi được hỏi về vấn đề này đã giảng rất cụ thểrằng: “Đại chúng nên
biết, nếu muốn có thịt để ăn, thì phải sát sanh.
Không tự giết thì cũng bảo người giết, cho nên ăn
thịt là nguyên nhơn cho sự sát hại sanh
mạng của các loài vật. Tất cả các thứ thịt, không luận là thịt gì, từ thịt heo,
bò cho đến tôm ốc v.v... thuộc về loài
thịt của chúng sanh đều không được ăn”.
Như vậy, người Phật tử đã quy y và
thọ năm giới được khuyến khích
là nên ăn chay. Nhưng nếu có gặp
trở ngại trong gia đạo hay vì
một hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn nào đó mà không ăn chay trường
được cũng nên tập ăn chay một số ngày
trong tháng, rồi tăng dần khi có thể được. Thế nhưng, không được tự mình sát sinh hay là yêu
cầu người khác sát sinh.
Như vậy khi đã phát nguyện và tự quy y mà “đổ
nghiệp” có tội gì?
Là vi phạm vào “Năm giới” cấm:
Đối với giới không sát sinh quy định, phàm ai
là đệ tử của Phật thì không được giết hại mạng sống của đồng loại hay những
sinh linh có sự sống. Việc giết hại có ba dạng đó là trực tiếp giết, xúi bảo
người giết, tùy hỉ trong việc giết hại. Cả ba dạng trên, người Phật tử không
được phạm vào. Ngoài ra giới không sát sinh không chỉ đề cao việc quí trọng
mạng sống của con người, mà ngay đối với những con vật cũng cần được quí trọng
mạng sống. Chính vì thế người Phật tử cũng cần giảm bớt giết hại sinh mạng của những
sinh vật sống xung quanh.Với giới không trộm cướp, người Phật tử cần hiểu trộm cắp là do lòng tham lam ác độc, chỉ nghĩ lợi cho mình mà quên nổi đau khổ của người khác. Chính vì thế nếu ai giựt lấy hay lén lấy đồ vật của người khác thì là phạm giới.
Riêng giới không tà dâm thì đức Phật quy định, người Phật tử tuyệt đối không phạm đến sự trinh bạch của kẻ khác, chỉ nên sống chung thủy một vợ một chồng.
Trong phạm vi giới này, những vị xuất gia khác với đệ tử tại gia ở chỗ không được có quan hệ tình cảm nam nữ. Vì nó chỉ làm cho thân tâm người tu không còn được thuần khiết trên con đường học đạo.
Kế đến là giới không nói dối. Đó là nói lời trái với sự thật để mưu cầu lợi mình, hoặc hại người, sự kiện xảy ra thế này lại nói thế khác, sửa trái làm phải, đổi trắng thành đen, khiến người khác mắc họa thì những người nói thế này là phạm giới. Trừ trường hợp vì lợi người lợi vật, không nỡ nói thật để người bị hại hoặc khổ đau, do lòng nhân cứu người cứu vật nói sai sự thật thì được xem là không phạm.
Cuối cùng là giới không uống rượu. Một người nếu uống rượu vào sẽ khiến ruột gan nóng bức, tâm trí quay cuồng, mất hết bình tĩnh. Không chỉ thế, khi uống rượu vào chắc chắn không có tội lỗi nào mà họ cũng dám làm, xấu xa gì cũng không sợ, mất hết lương tri.
Bên cạnh đó, người uống rượu nhiều còn gây nên bệnh tật cho thân thể, di hại cho con cái sau này. Với những tác hại như vậy thì người phật tử sao lại uống rượu.
Có trường hợp cho phép đó là khi người phật tử mắc bệnh, bác sĩ cho phép sử dụng để điều trị thì người này được uống thuốc rượu đến khi lành bệnh thì chấm dứt, nhưng cần phải trình cho chư Tăng biết trước khi uống. Ngoài chất rượu nói trên, những chất kích thích khác nếu không cần thiết người phật tử cũng không nên uống.
Tuy nhiên, nếu người phật tử không hành trì ngũ giới thì sẽ gây
ra những hậu quả, thậm chí còn bị tổn phước. Theo lời Phật dạy, hậu quả của
việc sát sinh bao gồm: Thân thể bị khuyết tật hay bị dị dạng; khuôn mặt xấu xí;
người xanh xao yếu ớt; đầu óc trì trệ; dễ bị hoảng sợ khi phải đối diện với
hiểm nguy; bị người khác sát hại hoặc chết yểu; chịu nhiều bệnh tật; có ít bạn
bè; phải xa cách người mình thương yêu.
Hậu quả của việc trộm cắp bao gồm: Trở nên nghèo khó; chịu nhiều
đau khổ cả về tâm và thân; bị đói khát hành hạ; không thực hiện được các ước
nguyện; cơ đồ không ổn định và dễ bị đổ bể; tài sản bị 5 kẻ thù phá huỷ, đó là
lụt lội, hoả hoạn, trộm cắp, con cái thuộc hạng phá gia chi tử và chính quyền
tịch thu.Hậu quả của việc tà dâm bao gồm: Bị người khác khinh rẻ; có nhiều kẻ thù; không được giầu có thịnh vượng; hạnh phúc bị tan vỡ; bị sinh ra làm người nữ; bị sinh ra là người có giới tính lệch lạc; sinh ra là người trong gia đình hạ liệt; bị ghét bỏ; phải xa cách người mình thương yêu; chịu đau khổ về thể chất.
Hậu quả của việc nói dối bao gồm: Bị nói ngọng; răng không đều; bị hôi miệng; dáng vóc yếu ớt; chức năng mắt và tai kém; bề ngoài trông khiếm khuyết; không có ảnh hưởng đối với người khác; nói năng cộc cằn; khó định tâm.
Hậu quả của việc dùng đồ kích thích bao gồm: Kém thông minh; lười nhác; thiếu khả năng tập trung; là người vô ơn; không có tâm tàm quý (hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi); bị điên loạn; có xu hướng làm điều bất thiện.
Ai đã
nguyện Tu Phật và “ quy y” đã là Phật tử, muốn có được đời sống an lạc, hạnh phúc, tiến bộ, chóng thành “đạo quả giác ngộ” thì phải hết sức cẩn trọng trong việc chọn thầy, chọn bạn, chọn pháp môn tu, chớ để tánh hiếu kỳ dẫn dắt, thì mới khỏi oan uổng công phu tu tập suốt cả một đời.
(Trích trong các sách về Phật –Pháp- HCM
16/10/2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét