ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Tại sao khi sinh nhật không nên sát sinh?


Theo Phật giáo không có chủ trương mừng sinh nhật, ngay cả lúc đức Thế Tôn còn tại thế Ngài cũng nghiêm cấm hàng đệ tử tổ chức ngày sinh của Ngài và cũng không cho phép đệ tử của Ngài để tâm vào những việc vô ích như vậy.

        Có người đặt câu hỏi rằng: “Đức Phật đã nghiêm cấm tổ chức ngày sinh cũng như ngày mất của Ngài vậy tại sao những người theo đạo Phật vẫn làm?!”. Xin thưa, việc kỉ niệm ngày đản sinh của đức Thế Tôn  cũng không ngoài mục đích làm cho chúng sinh thấy và hiểu được cuộc đời cũng như công hạnh rạng ngời vĩ đại của bậc Chánh Đẳng Giác. Đồng thời làm tăng trưởng thiện tâm đối với người có nhân lành, khuyến tấn họ noi theo gương sáng của đức Thế Tôn mà tinh tấn hành trì, cũng nhờ nhân duyên này khiến cho kẻ tà tâm giảm dần nghệp ác, phát lồ sám hối, hành thiện tích đức chuộc lại lỗi lầm. Việc làm lợi lạc cho hữu tình như thế mà không đáng làm ư?

        Dẫu rằng sinh thời đức Thế Tôn không cho phép làm những điều đấy, vì không muốn ngoại đạo dèm pha, và vì những việc làm đấy không có lợi ích gì trong việc tu tập. Ngày nay chúng ta cách Phật đã xa, nhắc đến danh hiệu Phật còn có người vẫn không biết huống chi thông hiểu và thực hành giáo pháp của Ngài, vì lẽ đó mà chư Tổ  đã tùy phương tiện mượn hình ảnh ngày đản sinh của Đức Từ phụ để nhắc nhở tôn vinh cuộc đời và hạnh nguyện bất khả tư nghì của Ngài, hầu mong chúng sinh có thể cảm niệm được ân đức cao dày này, phát tâm Bồ đề tin sâu Tam Bảo, hành thiện tích đức gieo nhân Phật pháp cho đời này và mãi những đời sau.


        Còn chúng ta, chưa thoát khỏi hệ lụy của kiếp luân hồi, một khi tám ngọn gió độc thế gian (lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) và trôi lạc trong “sinh-già –bệnh-chết” với bao nỗi khỏ;thổi tới là thân tâm xiêu vẹo ví như nhà tranh trước bão lớn, hầu hết những việc chúng ta làm trước tiên là nghĩ đến cái lợi cho riêng ta hoặc vả chăng là cho những người thân mà ta yêu quí. Khi chưa thoát ra được những trói buộc đó thì liệu việc chúng ta làm có lợi ích gì cho ai không, hay trong cái vui chốc lát đó mà hậu quả lại khôn lường. Chưa hết, có nhiều người tiền bạc có thừa, nhân ngày sinh ấy mà giết mạng những sinh vật khác để làm tiệc thiết đãi bạn bè, ăn uống no say mà đâu biết rằng nghiệp báo sẽ mang trong nhiều kiếp, bởi lẽ lấy sinh mạng của kẻ khác để nuôi thân mình đã là không thể mà lại còn kêu gọi bạn bè chung vui, ca hát say sưa trên nỗi đau của chúng sinh khác, liệu có bất nhẫn lắm không? Ta đánh dấu ngày sinh…lại giết bao chúng sinh khác là sao? Để ăn mừng…? 

        Phật dạy trong 8 cái khổ của kiếp người “sinh khổ” đứng đầu, vậy mà chúng ta lại lấy cái khổ làm vui, ăn mừng trong cái ngày đầu tiên của chuỗi dài đau khổ, thật quá đau thương! Đã thế lại còn gieo biết bao nhiêu nghiệp chướng, oán cừu, mang lấy vô số khổ đau từ cái “sinh nhật” ấy.
Chúng ta dù là Phật tử hay không phải Phật tử, nếu là người có trí thì nên suy ngẫm. Riêng đối với đệ tử Phật gia thì cố nhiên phải biết 8 cái khổ ấy là gì, và phải quán niệm về sự vô thường của kiếp người, mượn ngày sinh ấy để mà quán chiếu về sự hoại diệt biến đổi khôn lường của thân tứ đại mong manh này, quán chiếu để thấy rõ hơn, sâu sắc hơn về lời dạy của đức Thế Tôn từ đó mà nỗ lực tu tập cầu mong thoát ly sinh tử, đây chính là món quà sinh nhật quý giá nhất mà chỉ có sự tinh tấn của cá nhân cộng với sự gia trì của Tam Bảo chúng ta sẽ có được.

        Còn  là một người con có hiếu, hãy làm lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ….  bằng cách mang đến cho họ những giây phút an lành trong cuộc sống, vâng lời và phụng dưỡng hết lòng, và bạn cũng nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách thực hành tám con đường chân chính (quan điểm chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính), làm mô phạm cho con cháu trong gia đình, làm yên lòng ông bà, cha mẹ. Đồng thời hãy hướng cho họ một đời sống tâm linh chân chính, quay về nương tựa nơi Phật, Pháp và Tăng gieo chút duyên lành cho đời sống tương lai và tạo dựng sự bình an vững chãi trong tâm hồn ở giây phút hiện tại. Làm được ít nhiều trong số những điều đó bạn cũng đã xứng đáng được gọi là người con có hiếu.

 Nhữn người còn trẻ  thông minh thì hãy dành một chút suy nghĩ về nỗi cực khổ của bố mẹ bạn. Họ đã từng cưu mang chúng ta trong dạ, nuôi ta lớn lên với bao nhiêu đắng cay khó nhọc. Vậy mà giờ đây ta trả ơn họ bằng cách gây thêm cho họ bao nhiêu phiền muộn chỉ vì muốn bằng bạn bè, muốn cho mọi người thấy ta cũng sành điệu như ai, biết ăn mặc đúng phong cách xìtin, biết xài đồ hiệu v.v… mà ta đã gây áp lực với bố mẹ, có nhiều trường hợp trộm cắp tài sản gia dình hoặc giết bố mẹ chỉ vì muốn có tiền để tổ chức sinh nhật cùng bạn bè.
Sao bạn không tự hỏi rằng nếu khi bạn có gia đình rồi có con, và con của bạn đối xử với bạn như chính bạn đã đối xử với bố mẹ bạn thì lúc đấy tâm trạng của bạn sẽ như thế nào? Bạn sẽ làm gì với con bạn?
        Chỉ cần dành cho vài phút để ý nghĩ này thoáng qua trong tâm trí sẽ cảm nhận được điều muốn chia sẻ là gì? Thay vì đi cùng chúng bạn ăn uống thâu đêm, vui đùa lãng phí thì  hãy tổ chức một buổi tiệc trà và thêm vào đó là một chiếc bánh kem nhỏ nhắn do chính bạn mua hoặc làm từ tiền quà sáng, hoặc tiền mà bạn có được một cách chân chính, rồi quây quần bên bạn là bố mẹ, người thân trong gia đình và những đứa bạn thân nhất. Và xin bạn đừng quên rằng ngày sinh bạn cũng là ngày bạn nên hứa với lòng sẽ nỗ lực làm việc tốt/kinh doanh tốt hay  học tốt, vâng lời bố mẹ thầy cô, quí mến giúp đỡ bạn bè và luôn biết yêu thương muôn loài. Làm được như thế thì chắc chắn ngày sinh  sẽ vô cùng ý nghĩa, đừng nên nghĩ về quà/ăn uống  và sẽ giận nếu cha mẹ/người thân không mua quà về trong ngày sinh nhật.
        Hy vọng có thể chia sẻ đôi điều cùng mọi người, để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc tổ chức sinh nhật hay mừng lễ thượng thọ cho ông bà bố mẹ. Cần nhất là tránh sát sinh, đừng gây áp lực cho người thân của bạn và cũng nên chi tiêu có chừng mực nhất là trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước như hiện nay. Và xin bạn nhớ cho: “những gì bạn gieo hôm nay nó sẽ trổ quả trong ngày mai”. Ăn uống/tiêu pha lãng phí kiếp này kiếp sau sẽ tái sinh ở những nước nghèo khổ và nhiều dịch bệnh?

            Đại sư Liên Trì khuyên 7 việc không nên  sát  sinh:


1. NGÀY SINH NHẬT KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH

Cha mẹ đau đớn, sinh ra ta vất vả. Ngày sinh ra ta chính là ngày mẹ ta chết dần đi. Vì vậy nên phải cấm tuyệt việc sát sinh, nên ăn chay, làm nhiều điều thiện, cầu cho cha mẹ tăng thêm phúc thọ. Cớ sao lại quên nỗi vất vả của cha mẹ mà nỡ lòng sát hại sinh linh?

2. SINH CON KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Không có con ắt phải buồn lo, sinh được con thì rất vui. Sao không nghĩ xem, loài cầm thú cũng biết yêu thương con, cớ sao mình sinh con ra lại khiến cho con của loài khác phải chết? Như vậy có thể yên tâm được sao? Than ôi đứa trẻ vừa mới sinh ra, đã không vì nó tích đức mà lại sát sinh, thế chẳng là mê muội lắm sao?

3. CÚNG GIỖ KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Khi cúng giỗ người đã khuất hoặc tảo mộ vào tiết xuân thu đều nên cấm việc sát sinh để tạo phước đức. Trong tự nhiên sẵn có tám loại thực phẩm quý để dâng cúng, đâu thể bới xương cốt dưới cửu tuyền lên mà ăn sao? Sát sinh để dâng cúng chính là đại bất hiếu!

4. HÔN LỄ KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Việc cưới hỏi ở thế gian, có đủ nghi lễ thì thành chồng vợ, nào có phụ thuộc vào việc sát sinh? Khi lập gia đình là đã bắt đầu nghĩ đến việc sinh con. Trước lúc sinh con mà làm việc giết hại, quả là nghịch lý. Như vậy là ngày lễ tốt lành mà lại làm việc hung dữ, giết hại, chẳng phải là mê muội lắm sao?

5. ĐÃI KHÁCH KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Ngày lành cảnh đẹp, chủ hiền đãi bạn rau, gạo, quả, trà không trở ngại chi đến cảnh trí nhà Phật. Cớ sao lại giết hại mạng sống? Cùng cực béo ngọt, vui ca say sưa với cốc chén, giết hại oan uổng bao mạng sống trên mâm ăn! Than ôi! Người có tấm lòng, nhìn thấy như vậy chẳng buồn lắm sao?

6. CẦU AN KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Người đời có thói quen sát sinh để tế thần, mong thần phù hộ. Không nghĩ rằng mình tế thần là muốn tránh cái chết, cầu sự sống, nhưng giết hại mạng sống loài khác để mong cho mạng mình sống lâu quả thật là nghịch lý, tàn độc hung ác.

7. BUÔN BÁN KHÔNG ĐƯỢC SÁT SINH
Phàm là con người ai cũng phải vì cơm ăn áo mặc. Hoặc phải đi săn bắt, hoặc phải xuống nước bắt cá, mò tôm, hoặc phải giết trâu, bò, lợn, chó... cũng chỉ vì kế sinh nhai. Nhưng xét lại, những người không làm các nghề này cũng vẫn có cơm ăn áo mặc, đâu vì thế mà phải chết đói chết rét? Làm nghề sát sinh ắt sẽ chịu quả báo bị giết hại. Lấy việc giết hại mà được giàu có thì trăm người chẳng có lấy một! Ngược lại còn phải chịu ác báo trong nay mai, không có gì nguy hại hơn thế. Sao không cố gắng thay đổi nghề nghiệp, chọn những cách sinh nhai hiền lành chẳng phải tốt hơn sao?
Người Phật tử phải luôn tâm niệm bảy điều này để làm kim chỉ nam trong đời sống hằng ngày.
Người giữ giới không sát sinh được thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp. Nếu dốc hết sức làm việc phóng sinh, lại thêm chuyên tâm niệm Phật, không những tăng trưởng phước đức mà còn nhất định sẽ được tùy nguyện vãng sinh, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, tiến lên địa vị không thối chuyển.

Trong lịch sử đã có nhiều vị lãnh đạo đất nước và các vị vua không tổ chức sinh nhật; Vua Đường Thái Tông cả đời không tổ chức ăn mừng sinh nhật?

 Đường Thái Tông mặc dù thân cao quý là thiên tử nhưng lại không tổ chức mừng sinh nhật linh đình, bởi ông cho rằng ngày này là ngày mẹ ông phải chịu bao khổ nạn. Cho nên ông thường vào ngày sinh nhật của mình mà đẫm lệ khóc thương. Đặc biệt, tấm lòng hiếu thảo biết ơn này, đã lưu lại văn hóa truyền thống báo hiếu cho hậu thế?

(Theo nhiều sách) HCM ngày 28-10-2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét