ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Nốt ruồi trên mặt và một số chỗ khác người phụ nữ theo Nhân tướng học



Nốt ruồi ở vùng mặt

1/Nốt ruồi ở trán (vị trí số 1): Theo nhân tướng học phần mặt bên trái của nữ giới là dương, là chồng. Do đó nếu phần trán bên trái có nốt ruồi biểu thị hôn nhân bất thuận, khó có hạnh phúc.
2/Nốt ruồi ở mí mắt( vị trí số 2): Chủ nhân thường được những người khác giới lớn tuổi giúp đỡ hoặc có mối quan hệ rộng rãi với đối tượng này.
3/Nốt ruồi ở Gian môn (vị trí số 3): Gian môn trong nhân tướng học còn gọi là cung Hôn nhân, nếu vị trí này có nốt ruồi biểu thị nhân duyên dễ bị cản trở. Nữ giới có nốt ruồi ở vị trí này khó có hạnh phúc trong đời sống vợ chồng, đôi bên dễ bất hòa.
4/ Sơn căn có nốt ruồi (vị trí số 4): Nốt ruồi ở vị trí này biểu thị tình cảm của chủ nhân với chồng không tốt, dễ có nguy cơ đổ vỡ hôn nhân.
5/Nốt ruồi ở giữa sống mũi (vị trí số 5): Trong Chu dịch, mũi được gọi là cung Tài bạch, chủ về tài. Người có nốt ruồi ở vị trí này thường có mâu thuẫn về mặt kinh tế với chồng, dễ dẫn đến nguy cơ tan vỡ hôn nhân.
6/Nốt ruồi ở chóp mũi (vị trí số 6): Chóp mũi chủ về sinh thực khí. Nếu trên mũi có nốt ruồi biểu thị chủ nhân có dục vọng cao, tiền tài dễ bị tiêu tán hoặc vợ chồng dễ sinh bất hòa.
7/Nốt ruồi ở cánh mũi (vị trí số 7): Biểu thị các mối quan hệ của chủ nhân với người khác giới rất kém, chủ yếu nguyên do là vì khả năng giao tiếp kém, thái độ quá cứng rắn, không biết tiến thoái hợp lý, không biết thể hiện sự dịu dàng, mềm mỏng của nữ giới.
8/Nốt ruồi ở đuôi mắt (vị trí số 8): Mắt chủ về sự nghiệp. Nữ giới có nốt ruồi ở đuôi mắt biểu thị giữa chuyện tình cảm, nhân duyên với sự nghiệp, công việc có mối liên hệ. Có điều đa phần đây không phải là liên hệ tốt.
9/ Nốt ruồi ở Lệ đường (vị trí số 9): Biểu thị chủ nhân là người đa tình, đa sầu đa cảm, dễ nảy sinh tình cảm nam nữ rắc rối, ngoại tình...
10/Nốt ruồi ở xương gò má (vị trí số 10): Biểu thị sự tranh đoạt chồng, bạn trai của người khác.
11/Nữ giới có nốt ruồi ở má (vị trí số 11): Má là một phần trên khuôn mặt biểu thị vận thế tình cảm của nữ giới. Sách cổ có câu “nữ nhân tai bộ phàm hồng, tất định đào hoa” (nữ giới má hồng nhất đinh đào hoa”. Nếu như má có nốt ruồi biểu thị tình duyên hay hôn nhân không được bền vững.
12/Nốt ruồi ở vành ngoài của môi (vị trí số 12): Biểu thị nữ chủ nhân thường là người nói nhiều, đặc biệt là thích bắt chuyện với nam giới. Cũng chính vì thế mà người này thường gặp những chuyện thị phi, đào hoa xấu. Người này tuy bề ngoài mạnh mẽ nhưng nội tâm bạc nhược, dễ gây ra những chuyện thị phi với người khác giới, từ đó sức khỏe cũng dễ mắc các bệnh phụ khoa.

Xem tướng vùng  Ngực


1. Ngực tròn đầy: Trước tiên nói về vẻ bề ngoài, nếu khuôn ngực càng tròn trịa thì càng tốt, nếu có thể tròn đầy như 2 bát ăn cơm úp ngược thì đó là tướng phụ nữ lấy được chồng “đại gia”, điều kiện kinh tế rất tốt. Còn nếu ngực đầy như chỉ tròn dạng bán nguyệt, hai bên ngực cân nhau thì đường hôn nhân rất tốt, quan hệ vợ chồng hòa hợp, tuy không phải tướng “quý phu nhân” nhưng vợ chồng đồng tâm, vận trình sẽ dần khởi sắc.
 2. Ngực nhỏ, hình dáng như trứng ốp la: Người phụ nữ vận phu thê rất tốt, sẽ tìm được cho mình người chồng vô cùng tương xứng, cuộc sống sau hôn nhân thuận lợi, được chồng yêu chiều, con cái ngoan ngoãn hiếu thảo, cũng không xảy ra bất đồng với bố mẹ chồng mà ngược lại quan hệ còn rất tốt, cuộc sống bình an hạnh phúc.
 3. Ngực to đầy: Nếu sở hữu khuôn ngực to đầy, viên mãn thì đó cũng chính là thân hình ma quỷ, tuy đẹp nhưng không lành. Người này đường tình cảm thường gặp nhiều trắc trở. Nếu có thể lấy người hơn mình 10 tuổi trở lên hoặc đã qua một lần đò, hoặc đàn ông nước ngoài thì cuộc sống sẽ không đến nỗi nào. Còn ngược lại, nếu kết hôn với người đàn ông không đủ mạnh mẽ thì mối quan hệ vợ chồng, con cái, gia đình đều không được tốt, cuộc sống kém hạnh phúc.
 4. Ngực to vừa phải, hướng ra bên ngoài: Đây còn được gọi là ngực Đông Tây, hướng ra ngoài và cách xa nhau. Người này cung phu thê không được tốt, khó tìm được người chồng như ý, duyên phận với gia đình cũng không được sâu sắc. Sau khi kết hôn rất dễ có kẻ thứ ba xen vào phá vỡ hạnh phúc gia đình.
 5. Ngực gầy nhỏ: Người có khuôn ngực như thế này thì tâm địa thường hẹp hòi, tính cách có phần bi quan tiêu cực, có tâm cơ. Người này khá nhỏ mọn, hay ghi thù, các mối quan hệ xã hội không được tốt, khả năng sinh sản cũng kém, khó về đường con cái. Cuộc sống của họ thường vất vả, họ là người bảo thủ trong chuyện tình cảm, cũng không có nhiều đào hoa, tuy cũng có người theo đuổi nhưng thường gặp nhiều trắc trở, đối tượng yêu đương cũng là người gầy yếu.
 6. Ngực nhọn vểnh: Đây là người khá cứng rắn và mạnh mẽ, có tham vọng gây dựng sự nghiệp. Họ làm việc rất giỏi, giải quyết mọi chuyện đâu ra đấy, là người phóng khoáng, có quan hệ xã giao tốt. Duyên con cái khá vượng. Họ đòi hỏi cao về chất lượng cuộc sống, tuy kiếm tiền vất vả nhưng thường rất thoải mái chuyện tiền bạc. Trong chuyện tình cảm, họ khá cẩn trọng, song là người đào hoa, được nhiều người khác phái để ý. Tuy nhiên, quan hệ giữa họ thường phát triển thành tình bạn nhiều hơn là tình yêu. Người này kết hôn khá muộn, họ cũng là người nắm thế mạnh trong gia đình. Đối tượng yêu đương của họ cũng là những người khá tài giỏi, là tinh anh trong xã hội.
 8. Ngực mềm phẳng: Người có khuôn ngực thế này thường khá nhỏ nhen, cũng là người nhút nhát. Họ cũng có chính kiến nhưng không được vững vàng, hay tính toán chuyện thiệt hơn, các mối quan hệ xã hội khá lạnh nhạt, duyên phận con cái cũng bình thường. Họ có cuộc sống khá sung túc và ổn định, tình cảm hài hòa. Họ cũng có người theo đuổi nhưng không dễ để họ mở lòng mình, đối tượng yêu đương của họ cũng là người khá bình thường.
 9. Ngực rủ xuống: Người có bộ ngực rủ xuống thường không có chí tiến thủ, tính cách chậm chạp lề mề. Họ thường ít nói, có nhiều ý tưởng nhưng không mấy khi thực hiện, chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi người khác, đường con cái không vượng. Họ sống khá bi quan, chán nản, hay dựa dẫm vào người khác. Trong chuyện tình cảm, đây là người bị động, vận đào hoa kém vượng. Họ dễ tin người và trao tình cảm cho người khác quá dễ dàng nên hay bị tổn thương. Sau khi kết hôn, họ là người vợ rất biết nghe lời. Đối tượng yêu đương của họ là người bình thường, có phần bận rộn. 
10. Ngực nhỏ: Phụ nữ ngực nhỏ có tính hy sinh trong tình yêu nhiều hơn phụ nữ ngực lớn. Họ là mẫu người mẹ hiền vợ đảm. Song nếu ngực quá nhỏ, thậm chí bằng phẳng nên sẽ ảnh hưởng đến đường con cái.
 11. Ngực nhỏ mà vểnh: Người này tuy không có nhiều cơ may lấy chồng đại gia, sau khi kết hôn chồng họ cũng chưa chắc đã phất lên, nhưng đó sẽ là người chồng chu đáo, chung thủy, luôn chăm sóc cho vợ. 
 12. Ngực to mà bẹt: Sau khi kết hôn, họ sẽ có đời sống kinh tế sung túc, giàu có, tuy nhiên tình cảm vợ chồng càng ngày càng lạnh nhạt, song quan hệ mẹ con lại rất tốt, thường vì con cái mà giữ quan hệ hôn nhân.
13. Ngực vừa phải, to đều nhau: Nếu hai bên ngực cân, to đều nhau thì không cần phải quá to cũng thể hiện tình cảm vợ chồng rất tốt, gia đình đoàn kết, cuộc sống hạnh phúc yên bình. Ngược lại, nếu ngực không cân thì rất dễ gặp phải cảnh vợ chồng đồng sàng dị mộng.
 14. Ngực hình quả chanh: Cô gái này là người lạc quan yêu đời, hài hước tự trào, luôn khiến cho cuộc sống trở nên vui vẻ và tràn ngập tiếng cười. Họ không mong muốn gì nhiều, chỉ cần cuộc sống bình lặng, không quá nhiều sóng gió là được.
 15. Ngực hình quả dưa hấu: Nếu ngực phụ nữ mà vừa to vừa tròn như quả dưa hấu, tựa như đã làm mẹ thì đây là người phụ nữ được chồng rất yêu chiều, nâng niu, song không có quá nhiều hứng thú với chuyện gối chăn.
 16. Ngực hình quả dứa: Người này rất thông minh, có thể tự mình gây dựng sự nghiệp. Cô gái này cũng rất lãng mạn và chung thủy. Dù đối phương là người như thế nào, chỉ cần cô gái này đã xiêu lòng thì sẽ không dễ dàng từ bỏ.
 17. Ngực hình quả bưởi: Người này không quá nhiệt tình với chuyện phòng the. Tuy nhìn bề ngoài bốc lửa khiến người ta dễ nhầm tưởng ham muốn tình dục cao song kì thực, họ là mẫu phụ nữ truyền thống, khá ngây thơ và xấu hổ với chuyện đó. Họ thương yêu bạn đời của mình, sự chu đáo dịu dàng thường sẽ lớn hơn ham muốn về tình dục.
18. Ngực hình quả cam: Cô gái này khá thận trọng trong chuyện tình cảm, sẽ không nhanh chóng quyết định chuyện hôn nhân đại sự. Họ rất tự tin, cũng có mục tiêu phấn đấu của riêng mình, thích kết bạn song không dễ ngả vào lòng người khác. Đây không phải là người có nhiều hứng thú với chuyện tình dục.
 19. Ngực hình quả anh đào: Người phụ nữ có ngực nhỏ như trái anh đào không chỉ rất quyến rũ mà còn rất vui vẻ, dễ hưng phấn. Họ thích vui chơi, cũng là người rất thông minh. Đây là một nửa tuyệt vời mà ai cũng mong muốn, ham muốn tình dục của họ cũng khá cao.
20. Ngực hình quả lê: Người có khuôn ngực này không kiên định trong chuyện tình cảm, dễ vướng vào các mối quan hệ tay ba hay chuyện ngoại tình.
 21. Đầu nhũ hoa cong: Đây là người nhút nhát, hay sợ sệt, dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác, không đủ quyết đoán. Không phải là một người mẹ tốt nhưng là người tình quyến rũ.
 22. Đầu nhũ hoa to mà vuông: Người này đường tài lộc vô cùng tốt, con cái khỏe mạnh thông minh, hoạt bát đáng yêu.
 23. Quầng nhũ hoa rất to: Đây là người rất coi trọng đời sống tinh thần, yêu cầu cao đối với sự hài hòa trong suy nghĩ của hai vợ chồng.
 24. Đầu nhũ hoa nhỏ mà dài: Người này làm gì cũng phải dựa vào sức mình, tự lực cánh sinh chứ hiếm khi được người khác giúp đỡ.
 25. Đầu nhũ hoa thụt vào trong: Theo Đông y thì đây là dấu hiệu của khí huyết hư tổn, nên chú ý chăm sóc sức khỏe.
 26. Đầu nhũ hoa có nhiều lông to và thô: Người phụ nữ này tính tình khá nỏng nảy, không biết thông cảm cho người khác.
 27. Đầu nhũ hoa có 2 hoặc 3 sợi lông: Đây là người thông minh, có đầu óc tư duy, sống lý trí, làm việc bình tĩnh. Họ cũng là người dĩ hòa vi quý, không thích đua tranh. Con cái được nuôi dạy tốt, có khí chất nho nhã hơn người.
28. Đầu nhũ hoa có 1 sợi lông: Người này rất có chính kiến, tuy nhiên đường tài lộc gặp vài khó khăn, trở ngại. Đường tình cảm khá trắc trở, thích hợp lấy chồng muộn.

29. Có nốt ruồi ở 2 bên trái phải quầng nhũ hoa: Đây là người coi trọng quá trình chứ không quan tâm đến kết quả. Họ không thể sống thiếu tình yêu, thậm chí có phần si mê mù quáng nên dễ trở thành nhân vật chính trong cuộc tình ngang trái. 
30. Có nốt ruồi ở phía bên trên quầng nhũ hoa: Sức khỏe không được tốt lắm, nên chú ý ăn uống điều độ, tránh thức khuya, nếu không có khả năng cao mắc các bệnh về gan thận.
 31. Có nốt ruồi ở phía bên dưới quầng nhũ hoa: Chức năng sinh lý không tốt, tử cung hay bộ phận sinh dục dễ có bệnh.
 32. Ngực trái có nốt ruồi: Ngực trái tượng trưng cho dương khí, đời sống tình cảm của chồng hay người yêu của họ sẽ có nhiều trắc trở. Có thể hai người sẽ phải yêu xa.
 33. Ngực phải có nốt ruồi: Ngực phải tượng trưng cho âm khí, gia đình chồng hay người yêu có lục đục.
 34. Có nốt ruồi trên ngực: Đây được gọi là nốt ruồi đào hoa ở cả nam và nữ, người có nốt ruồi ở ngực thường dễ gặp phải đào hoa kiếp, cuộc sống tình cảm phong phú nhưng dễ phá tài phá sắc. Đây cũng là người khá háo sắc và dễ dàng đắm chìm vào chuyện hoan lạc.
 35. Có nốt ruồi bên trên ngực phải: thường thích những người đàn ông lớn hơn mình nhiều tuổi hoặc đã từng có gia đình.
 36. Có nốt ruồi trên ngực trái: Thích những người đàn ông ít tuổi hơn mình rất nhiều, coi trọng chuyện đụng chạm thể xác, thích sự thân mật gần gũi với người khác giới. 
 37. Đầu nhũ hoa cứng: Đây là người thông minh và giỏi tư duy, sống tích cực, giỏi xã giao, thích hợp làm các nghề liên quan đến ngoại giao. Có tướng vượng phu, cũng được quý nhân giúp đỡ nhiều. Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mĩ mãn, ham muốn tình dục cao.
 38. Có nốt ruồi đỏ trên ngực: Đây là nốt ruồi may mắn, chủ nhân của nó là người nhiệt tình phóng khoáng, đào hoa, tốt về đường con cái.

Xem tướng vùng kín: Mông


 

1. Mông cong đầy đặn: Người có tướng mông cong đầy, cảm giác nhiều thịt thì đường tài lộc cực kì vượng phát, ham muốn tình dục cũng rất cao. Đây là người có cá tính, có sức quyến rũ lớn. Họ không thích hợp ghép đôi với những người đàn ông bảo thủ và gia trưởng, sẽ khiến cho mối quan hệ đắm chìm trong mâu thuẫn và xung đột.
 2. Mông gầy: Nhìn mông xem tướng phụ nữ, phần mông gầy mỏng, ít thịt, hai bên mông lõm vào, đây là tứớng người phụ nữ cá tính bình thường, cũng không có nhiều tài cán, sợ khó sợ khổ, lại hay so đo tính toán nên khó có được bạn bè tri kỉ, cuối cùng cũng chẳng làm nên sự nghiệp gì. Người này số cả đời vất vả, làm nhiều mà hưởng chẳng được bao nhiêu, hôn nhân nhiều trắc trở, khó khăn đường con cái, hậu vận phúc mỏng, tiền bạc thiếu thốn, sức khỏe suy yếu, nhiều bệnh tật.
 3. Mông nhỏ mà chắc: Đây là tướng người vất vả khi còn trẻ, tài lộc không nhiều lại có phần nhỏ nhen, hẹp hòi. Từ trung vận, vận thế bắt đầu tốt dần lên, cũng có sự nghiệp của riêng mình, nếu có thể đem những kinh nghiệm tích lũy từ thời trẻ vận dụng vào hiện tại và kiên trì với mục tiêu đã định thì sẽ được báo đáp đủ đầy. Người này khá hẹp hòi trong chuyện tình cảm, cũng hay suy nghĩ linh tinh, ghen tuông vô cớ.
 4. Mông to nhỏ không đều: Nếu một người có cặp mông độ to nhỏ mất cân đối thì cuộc đời gặp khá nhiều chuyện trắc trở, nếu là nữ giới có thể khó có con. Họ thích đầu tư, mơ về giấc mộng đổi đời chỉ sau 1 đêm. Họ không thích hợp tự mình lập nghiệp, nên hợp tác với người khác thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Mông trái to hơn mông phải, người này nên kết hôn sớm. Mông phải to hơn mông trái, cuộc đời phải đối diện với nhiều khó khăn, nhiều quyết định trọng đại (với nam giới thì là các vấn đề về sự nghiệp, với nữ giới thì là các vấn đề về sinh nở).
 5. Mông phẳng bẹt: Người phụ nữ mà mông phẳng bẹt, thiếu đường cong là người có cá tính mạnh, có chủ kiến, không dễ tiếp nhận ý kiến của người khác, thích làm mọi chuyện theo ý của mình. Họ độc đoán, lại không dễ tin người, chuyện gì cũng ôm vào mình nên là mệnh khổ. Đây là nét tướng đại kị với phụ nữ, bởi người mông phẳng thường phải chịu cảnh cô đơn lẻ loi khi về già, duyên phận con cái mỏng, thậm chí không có con cái, tình thân cũng chẳng đậm đà. 
6. Mông dầy, có độ đàn hồi: Người này có sức sống vô cùng dồi dào, cũng là người thông minh, thường có cơ hội kiếm tiền rất tốt. Nếu mông dầy mà cong vểnh thì khá ham thích chuyện gối chăn.
 7. Có nốt ruồi ở mông: Dù là nam hay nữ thì người có nốt ruồi ở mông vận đào hoa đều cực vượng, xung quanh nhiều bạn bè khác giới, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt thì dễ gặp nhiều trắc trở trong đường tình cảm, vướng vào mối tình tay ba hoặc tình một đêm. Đường tài lộc của người này cũng khá suôn sẻ và thuận lợi. Nốt ruồi màu nhạt thì nhân duyên tốt, nốt ruồi màu càng đậm thì càng dễ bị soi mói, tiểu nhân ngáng đường. Nốt ruồi ở mông phần ngồi tiếp giáp với ghế thì tốt, tài vận sự nghiệp hanh thông. Nốt ruồi thiên về hai bên mông, gần với eo thì dễ gặp phiền phức vì chuyện tình cảm, người khác cảm mến nhưng không có duyên thành đôi lứa. Nói chung người có nốt ruồi ở mông tới trung vận sẽ dần ổn định, con cái hiếu thuận, vạn sự như ý, tuổi thọ cũng khá cao.
 8. Hai bên cạnh mông có khoảng hõm vào: Dù là nam hay nữ thì đây đều là người có khả năng tình dục cao, giỏi chuyện chăn gối, song khá tùy tiện trong chuyện tình cảm, dễ mắc phải mâu thuẫn trong tình cảm.
Có thể bạn quan tâm: Biết tuốt đàn ông qua tướng mông.
 9. Mông không có thịt: Người này duyên phận với con cái mỏng, thường không có nhiều con. Thời trẻ mưu sự khó thành, khó làm nên nghiệp lớn, tiền bạc cũng không nhiều, khi về già cô độc lẻ loi. Người này sức khỏe kém, thiếu kiên trì nhẫn nại. Nữ giới không có chính kiến, rất chăm chỉ làm việc nhưng không giữ được tiền trong tay. Nếu béo mà mông vẫn không có thịt thì cả sự nghiệp và tài lộc đều khó khăn, đường hôn nhân tình cảm cũng không được thuận lợi.
10. Mông to nhão: Người này tài vận không tồi, tiêu tiền cũng rất phóng khoáng. Là mẫu phụ nữ của gia đình, mẹ hiền vợ đảm, chẳng những hiền hậu dịu dàng mà còn thấu hiểu lòng người. Nhân duyên rất tốt, chuyện tình cảm vô cùng thuận lợi.

Xem tướng vùng kín: Tam giác mật


1. Vùng tam giác ít lông: Người mà vùng tam giác ít lông được gọi là “Tam chi tiễn”. Còn với vùng kín không có lông, nữ giới được gọi là “Bạch hổ”, còn nam giới được gọi là “Thanh Long”. Bạch Hổ mà gặp Thanh Long thì đại cát đại lợi. Nếu gặp phải Tam chi tiễn thì vô cùng bất lợi, người này có thể hại bạn đến tán gia bại sản, tai họa liên miên.
2. Lông mu vừa thẳng, vừa dài, vừa đen: là tướng dâm sát, tuy phú quý nhưng không được lâu dài.
 3. Lông mu màu vàng, mềm: Là tướng quý nhân. Theo tướng số, lông ở vùng tam giác mà rậm rạp như cỏ hay cứng như đinh thì đều là tướng thấp hèn.
4. Nữ giới có nốt ruồi ở vùng kín: Nốt ruồi ở vùng kín thì trái chủ quý, phải chủ lộc. Nữ giới là người có số đào hoa, cũng có ham muốn tình dục cao.
5. Nam giới có nốt ruồi ở vùng kín: Người này có số sinh quý tử, nếu không có con thì là số đào hoa, tình cảm thay đổi thất thường. Ở cậu nhỏ có nốt ruồi dễ lăng nhăng, gửi con khắp chốn.
 6. Nữ giới mà có nốt ruồi ở môi thì thường chỗ kín cũng có nốt ruồi, đường tình cảm gặp nhiều trắc trở.
 7. Hậu môn: Hậu môn kín, hai mông khép lại không nhìn thấy hậu môn thì là tướng giàu, có của ăn của để. Hậu môn lộ thì nghèo, không giữ được tiền.

(NLL –ST tháng 7/2017)

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Bài dự thi “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015” thành phố Hà Nội năm 2017



Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm
 (Thí sinh khoanh tròn câu trả lời đúng)

1.Hỏi: Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành khi nào và có hiệu lực kể từ ngày nào? 

a) Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.
b) Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2016.
Oc) Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
2. Hỏi: Bộ luật dân sự năm 2015 điều chỉnh những nội dung nào dưới đây?
a) Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân.
b) Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác.
c) Quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Od) Phương án a và c.
3. Hỏi: Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung người nào dưới đây phải có người giám hộ?
Oa) Người mất năng lực hành vi dân sự.
Ob) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
c) Người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. Hỏi: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh từ thời điểm nào?
a)  Khi là bào thai.
b)      Khi sinh ra.
Oc)Đủ 6 tuổi trở lên.
5. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và chỉ định việc giám hộ cho người này?
Oa) Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Oc) Tòa án nhân dân.
            6. Hỏi: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan Nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
            a) Mệnh lệnh hành chính và không phải chịu trách nhiệm dân sự.
            Ob) Bình đẳng với các chủ thể khác và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

7. Hỏi: Ai là chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự?

            Oa) Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
b) Người đại diện theo ủy quyền.
Oc) Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền.

8. Hỏi: Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì cần phải tuân thủ điều kiện nào sau đây?

a)  Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
d) Hình thức của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Oe) Tất cả các phương án trên.
9. Hỏi: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp nào sau đây?
a) Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
b) Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Oc)Tất cả các phương án trên.
10. Hỏi: Trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu thì sẽ có những hậu quả pháp lý nào đối với chủ thể giao dịch?
a) Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
b) Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
c) Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
d)  Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Oe) Tất cả các phương án trên.
11. Hỏi: Quyền đại diện được xác lập dựa trên căn cứ nào dưới đây?
a) Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Theo điều lệ của pháp nhân.
d) Theo quy định của pháp luật.
Oe) Tất cả các phương án trên.
12. Hỏi: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm những biện pháp nào sau đây?
a) Cầm cố tài sản.
b) Thế chấp tài sản.
c) Đặt cọc.
d) Ký cược.
đ) Ký quỹ.
e) Bảo lưu quyền sở hữu.
g) Bảo lãnh.
h) Tín chấp.
i) Cầm giữ tài sản.
Ok) Tất cả các phương án trên.
13. Hỏi: Quyền nào dưới đây cho phép người không phải là chủ sở hữu có quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác?
a) Quyền đối với bất động sản liền kề.
b) Quyền hưởng dụng.
c)  Quyền bề mặt.
Od) Tất cả các phương án trên.
14. Hỏi: Trong hợp đồng vay tài sản có lãi, thỏa thuận về lãi suất của các bên không được vượt quá mức lãi suất nào sau đây?
a) 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
b) 30%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
15. Hỏi: Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế phải có yêu cầu chia di sản trong thời hạn nào dưới đây?
a) 10 năm đối với cả bất động sản và động sản.
b) 20 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.
Oc) 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.
16. Hỏi: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc với điều kiện gì?
a) Được cha, mẹ đồng ý.
b) Được người giám hộ đồng ý.
Oc)Tất cả các phương án trên.
17. Hỏi: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc thì cần ít nhất mấy người làm chứng?
a) Ít nhất một người làm chứng.
Ob) Ít nhất hai người làm chứng.
c) Ít nhất ba người làm chứng.
18. Hỏi: Điều kiện nào dưới đây để di chúc hợp pháp?
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Oc) Tất cả các phương án trên.
19. Hỏi: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
a) Không có di chúc.
b) Di chúc không hợp pháp.
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
e) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
f) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
g) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Oh) Tất cả các phương án trên.
20. Hỏi: Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
 Oa) Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
 b) Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ của người chết.
 c) Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ của người chết.
Phần II. Câu hỏi Thi viết
(Thí sinh viết câu trả lời)
Câu hỏi 1. Hãy kể tên những quyền nhân thân và phân tích điểm mới được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền này?
Quyền nhân thân của cá nhân đã được cụ thể hóa đầy đủ nhằm xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ dân sự được quy định trong Hiến pháp và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trong phạm vi bài viết này, tôi đề cập đến các điểm mới liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015 so với Bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể:
1. Bổ sung trường hợp loại trừ năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Trước đây, người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hiện nay, Khoản 2 Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Không còn khái niệm không có năng lực hành vi dân sự
Khoản 2 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa đủ 6 tuổi được xếp vào chung nhóm người chưa thành niên, và giữ nguyên quy định về giao dịch dân sự đối với đối tượng này. Đồng thời, sửa đổi quy định về giao dịch dân sự đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi”.
Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.
3. Kết luận giám định mất năng lực hành vi dân sự phải là kết luận giám định pháp y tâm thần
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thêm các cụm từ “cơ quan, tổ chức hữu quan”, “pháp y tâm thần” vào quy định về mất năng lực hành vi dân sự: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự  tthì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự ”.
4. Quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Bên cạnh trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự như Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định, Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm quy định về “Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”. Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
5. Bổ sung quy định quyền nhân thân với các đối tượng khiếm khuyết năng lực hành vi dân sự
Khoản 2 Điều 25 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
- Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
- Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.
6. Quy định cụ thể về quyền có họ, tên
Ngoài các quy định đã được nêu tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung một số nội dung sau một cách chi tiết, cụ thể:
- Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.
- Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.
- Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theođề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
- Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
- Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
- Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặctrái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã nêu trên.
7. Về quyền thay đổi họ và thay đổi tên
Điều 27 và Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 đã tách riêng quyền thay đổi họ và quyền thay đổi tên thành 02 Điều, đồng thời, cụ thể từng trường hợp được phép thay đổi họ, trường hợp được phép thay đổi tên.
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau:
- Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.
- Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.
- Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.
- Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con.
- Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
- Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi.
- Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ.
- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau:
- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.
- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.
- Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
- Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.
- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.
- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
8. Về quyền xác định, xác định lại dân tộc
Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 đã ưu tiên nguyên tắc thỏa thuận khi xác định dân tộc của con trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc 02 dân tộc khác nhau. Nếu không thỏa thuận thì xác định theo tập quán. Trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghịcủa người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp: xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc 02 dân tộc khác nhau; xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
9. Bổ sung trường hợp khai sinh, khai tử cho trẻ chết sau khi sinh
Điều 30 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bổ sung trường hợp khai sinh, khai tử cho trẻ chết sau khi sinh: Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
10. Bổ sung quy định quyền đối với quốc tịch
Ngoài các quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 31 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung quy định: “Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật”.
11. Quy định các trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần có sự đồng ý của người đó
Điều 32 Bộ luật dân sự năm năm 2015 quy định các trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần có sự đồng ý của người đó:
- Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ như: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh;
- Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.
12. Thừa nhận quyền sống bên cạnh quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe”. Đồng thời nhấn mạnh rằng: “Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
- Thêm sự lựa chọn về trách nhiệm cho người phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa: “hoặc tự mình thực hiện hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất”.
 Bên cạnh sự đồng ý của người được thực hiện gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người thì yêu cầu việc thực hiện này phải do tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
- Thay cụm từ “người đứng đầu cơ sở y tế” thành cụm từ “người có thẩm quyền của cơ sở khám, chữa bệnh”: “Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý.
Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám, chữa bệnh”.
13. Về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Trước đây, Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định ngắn gọn: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể như sau:
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
14. Về quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Điều 35 Bộ luật dân sự năm 2015 đã gộp chung quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết thành 01 điều, đồng thời cụ thể nội dung quy định này:
- Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
- Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
- Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.
15. Quyền xác định lại giới tính
Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm hệ quả pháp lý do xác định lại giới tính: “Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và luật khác có liên quan”.
16. Lần đầu tiên, Bộ luật dân sự năm 2015 thừa nhận việc chuyển đổi giới tính
Đây là điểm mới nổi bật tại Bộ luật dân sự năm 2015 được cộng đồng người dân quan tâm rất nhiều. Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015 cho phép chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật. Theo đó, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
17. Về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Quyền này được Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 nhân rộng ra từ quyền bí mật đời tư quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005:
– Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
– Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
– Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
18. Về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2015 gộp chung các quyền về kết hôn, ly hôn, nuôi con, hưởng quyền chăm sóc của các thành viên khác trong gia đình thành 01 điều:
– Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình ðẳng của vợ chồng, quyền xác ðịnh cha, mẹ, con, quyền ðýợc nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
– Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.
19. Về nơi cư trú của cá nhân
Bên cạnh các quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 40 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung: “Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới”.
20. Về giám hộ
Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể về việc giám hộ. Đồng thời, thay cụm từ “tổ chức” thành “pháp nhân” tại quy định sau:
– Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình (gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là người được giám hộ).
– Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
– Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật về hộ tịch.
– Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
21. Bổ sung thêm đối tượng được giám hộ
Ngoài các đối tượng được giám hộ quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung các đối tượng sau được giám hộ:
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
22. Quy định cụ thể về người giám hộ
So với Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 48 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể hơn về người giám hộ:
– Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định được làm người giám hộ.
– Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
– Việc giám hộ không chỉ được thực hiện bởi cá nhân: “Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người”.
23. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định lại các điều kiện cần thiết của một cá nhân làm người giám hộ:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
24. Lần đầu tiên, quy định điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Trước đây, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định chỉ có cá nhân mới được phép làm người giám hộ, Điều 50 Bộ luật dân sự năm 2015 mở rộng việc giám hộ không chỉ là cá nhân mà còn là pháp nhân. Pháp nhân có đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ: có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ; có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
25. Về giám sát việc giám hộ
Điều 51 Bộ luật dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung thêm nội dung về giám sát việc giám hộ, cụ thể:
– Cử người giám sát việc giám hộ không còn là trách nhiệm của người thân thích của người được giám hộ mà việc này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận: Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ (thay thế cụm từ “có trách nhiệm” thành cụm từ “thỏa thuận”).
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
– Thành phần người thân thích của người được giám hộ không thay đổi so với trước, tuy nhiên làm rõ từ “bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột” thay vì sử dụng từ “bác, chú, cậu, cô, dì” như Bộ luật dân sự 2005.
– Nêu rõ cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ: “Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định”.
– Quy định cụ thể về người giám sát việc giám hộ và quyền, nghĩa vụ của người này. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
26. Về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Điều 56 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm nội dung về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi như sau: “Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Điều 57 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung nghĩa vụ của người giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: “Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ sau: Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; Quản lý tài sản của người được giám hộ; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ”.
Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2015 đã phân định rõ quyền của người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự và người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
– Đối với người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
+ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
– Đối với người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền sau:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.
+ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
27. Về thay đổi người giám hộ
Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm trường hợp được thay đổi người giám hộ:
– Người giám hộ là cá nhân bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự , có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự.
– Thủ tục thay đổi người giám hộ không thực hiện theo Bộ luật dân sự mà thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch: “Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch”.
28. Về hậu quả chấm dứt việc giám hộ
Điều 63 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung các nội dung sau:
- Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự  đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ;
- Trường hợp chấm dứt việc giám hộ do cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
- Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Đồng thời, cụ thể hóa nội dung hậu quả chấm dứt việc giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết: Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ. Nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
29. Về nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
Khoản 3 Điều 66 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm nghĩa vụ: “Thanh toán nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án”.
30. Về tuyên bố mất tích và hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích
Khoản 2, 3 Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm nội dung về tuyên bố mất tích như sau:
– Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình.
– Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch.
Khoản 4 Điều 70 Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung thêm nội dung về huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích như sau: “Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch”.
31. Về tuyên bố chết và hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
Khoản 1, 3 Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
- Kéo dài thời gian tuyên bố một người là đã chết đối với trường hợp bị tai nạn, thảm họa thiên tai: “Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (trước đây, quy định thời gian này là 01 năm)”.
- Bổ sung quy định sau: “Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch”.
Khoản 4, 5 Điều 73 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bổ sung thêm nội dung liên quan đến huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết như sau:
- Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Luật hôn nhân và gia đình.
- Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch.
Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân so với Bộ luật dân sự năm 2005. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng pháp luật, vấn đề xác định lại giới tính đã được ghi nhận. Như đã phân tích ở trên, Điều 37 Bộ luật dân sự năm năm 2015 quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Khi ghi nhận quy định này, Bộ luật dân sự năm 2015 đã đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận công dân trong xã hội mà không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc và phù hợp với thông lệ quốc tế chung. Nhà nước cần sớm có hướng dẫn để người được hưởng quyền cũng như các cơ quan, tổ chức liên quan dễ dàng áp dụng. Vấn đề xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính trong Bộ luật dân sự năm 2015 được xem là một bước tiến mới, bắt kịp xu thế toàn cầu trong hoạt động lập pháp của Việt Nam và là một tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam trong quá trình đấu tranh để được xã hội và pháp luật công nhận.
Câu hỏi 2. Hãy nêu quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung của các thành viên gia đình và sở hữu chung của vợ chồng?
Theo đó Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định sở hữu chung của các thành viên trong gia đình như sau:
1.Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chung của các thành viên trong gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sư đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định  tại Điều 213 của Bộ luật này.
Như vậy, nguồn gốc tài sản chung của các thành viên trong gia đình hình thành trên cơ sở đóng góp, cùng tạo lập theo các căn cứ xác lập quyền sở hữu khác được pháp luật thừa nhận; cơ chế thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung giữa các thành viên gia đình là cơ chế thỏa thuận, các thành viên gia đình thống nhất ý chí về các trường hợp chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản; sự thỏa thuận của các thành viên trong hộ gia đình đối với chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung khi tài sản này là động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong gia đình; trường hợp các bên không thỏa thuận, pháp luật không quy định thì buộc các thành viên trong ia đình thực hiện quyền sở hữu theo nguyên tắc chung theo phần, trừ trường hợp sở hữu chung của vợ chồng.
Câu hỏi 3. Hãy nêu nội dung căn cứ, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân?
PhầnIII. Câu hỏi Tự luận
(Thí sinh viết không quá 10 trang A4 tương đương 3.500 từ)
Câu hỏi. Hãy trình bày và phân tích những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2015 trong việc thực hiện, bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và quyền thừa kế?
1. Quy định về “chiếm hữu” là chế định độc lập với quyền sở hữu
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu. Như vậy, chiếm hữu là một trong những quyền năng mà chủ sở hữu tài sản có được đối với tài sản của mình. Với quy định như vậy thì quyền chiếm hữu là kết quả của quyền sở hữu, có nghĩa là phải có quyền sở hữu thì mới phát sinh quyền năng chiếm hữu, quy định này không hợp lý đối với những trường hợp xuất phát từ tình trạng chiếm hữu hợp pháp của các chủ thể mà đã cho phép xác lập quyền sở hữu hợp pháp cho họ trong Bộ luật Dân sự năm 2005 như các quy định: Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu; xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được tìm thấy.
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung chế định chiếm hữu thành một chế định độc lập với quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản theo cách tiếp cận tôn trọng tình trạng thực tế - mối quan hệ thực tế giữa người chiếm hữu và tài sản.
Quy định mới về chiếm hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền sở hữu, quyền bình đẳng trước pháp luật và trong đời sống dân sự. Bảo đảm trật tự xã hội, sự ổn định của giao dịch, giá trị kinh tế của tài sản, sự thiện chí trong quan hệ dân sự. Đối với người chiếm hữu vật thì họ có quyền yêu cầu Nhà nước can thiệp để chống lại hành vi của người khác làm ảnh hưởng đến việc chiếm giữ ổn định và hợp pháp của mình. Đồng thời, bằng quy định suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu đã công nhận người chiếm hữu có những quyền pháp lý nhất định. Người đang chiếm hữu vật được suy đoán là người có quyền hợp pháp đối với tài sản và sự suy đoán này có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người thứ ba trong trường hợp họ là người chiếm hữu ngay tình đối với tài sản.

2. Những điểm mới trong quy định về quyền sở hữu
Quyền sở hữu được coi là vật quyền thứ nhất, tuyệt đối và trọn vẹn nhất so với các loại vật quyền khác. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với vật, từ nắm giữ, kiểm soát về phương diện vật chất cho đến khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ vật và quyết định số phận vật chất, pháp lý của vật đó.
Tại chương về quyền sở hữu có nhiều vấn đề đã được quy định như: Quy định chung, nội dung quyền sở hữu, hình thức sở hữu, xác lập, chấm dứt quyền sở hữu. Trong đó có những cải tiến cho phù hợp trong giao lưu dân sự trong xã hội hiện nay. Cụ thể:

2.1. Về hình thức sở hữu (từ Điều 197 đến Điều 220)
Để cụ thể hóa và để bảo đảm sự thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và trên cơ sở vận dụng nguyên tắc việc xác định các hình thức sở hữu cần phải dựa vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận 03 hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân (từ Điều 197 đến Điều 204), sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206) và sở hữu chung (từ Điều 207 đến Điều 220) thay vì việc ghi nhận 06 hình thức sở hữu như trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc quy định hình thức sở hữu như vậy có ý nghĩa quan trọng:
Thứ nhất, sự phân loại này bảo đảm tính thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận tại các điều 32, 51 và 53, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc xác định hình thức sở hữu, theo đó, khi xác định hình thức sở hữu thì cần phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu tố ai là chủ thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành.
Thứ hai, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do đó, có thể xác định Nhà nước chính là chủ thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này. Vì vậy, trên cơ sở sở hữu toàn dân, Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận cụ thể vai trò của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản công.
Thứ ba, tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân (trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được gọi là hình thức sở hữu nhà nước) là một hình thức sở hữu đặc biệt, không thể coi là một dạng của sở hữu riêng hoặc sở hữu chung, do đó, các quy định này tạo ra một chế độ pháp lý riêng biệt đối với hình thức sở hữu này.
2.2. Về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Điều 236)
Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự, sự thống nhất trong quy định pháp luật liên quan đến thời hiệu hưởng quyền, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc chung về thời hiệu xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật mà không phân biệt tài sản đó thuộc sở hữu của ai, theo đó, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Quyền khác đối với tài sản (chương XIV)
Để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn, thuận lợi hơn cho việc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các tài sản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và tạo cơ chế pháp lý để các chủ thể không phải là chủ sở hữu thực hiện quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác, bảo đảm khai thác được nhiều nhất lợi ích trên cùng một tài sản, bảo đảm trật tự, ổn định các quan hệ có liên quan, Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và bổ sung quy định về quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.
Với những cải tiến và bổ sung như trên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã hoàn thiện các quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản phù hợp với các quan điểm chỉ đạo xây dựng bộ luật đó là:
- Thể chế hóa đầy đủ, đồng thời tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, cũng như những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành để bảo đảm Bộ luật Dân sự thực sự phát huy được ba vai trò cơ bản đó là: (i) Tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của các các cá nhân, pháp nhân, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công quyền vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự; (ii) Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, bảo đảm sự thông thoáng, ổn định trong giao lưu dân sự, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (iii) Là công cụ pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các thiết chế dân chủ trong xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng Bộ luật Dân sự thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm; có tính khái quát, tính dự báo và tính khả thi để một mặt, bảo đảm tính ổn định của Bộ luật, mặt khác, đáp ứng được kịp thời sự phát triển thường xuyên, liên tục của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự; bảo đảm tính kế thừa và phát triển các quy định còn phù hợp với thực tiễn của pháp luật dân sự, cũng như các giá trị văn hóa, tập quán, truyền thống đạo đức tốt đẹp của Việt Nam; có sự tham khảo kinh nghiệm xây dựng Bộ luật Dân sự của một số nước, nhất là các nước có truyền thống pháp luật tương đồng với Việt Nam.
_________________________________
                                            Bài của Ngô Lê Lợi Tổ dân phố 33
                                     –Phường Trung Hòa-Quân Cầu Giấy-Hà Nội