Vào
khoảng tháng 6 năm 1975; đơn vị D23-11 (nay thuộc Lữ đoàn 6-Quân khu 9) hành
quân lên trấn giữ ở căn cứ “thiết giáp Chi Lăng ” (Căn cứ này tại vùng Bẩy núi
thuộc huyện biên giới Tịnh Biên-An Giang). Mình và người đồng đội thân thiết
Nguyễn Thế Vũ có quen một gia đình người Khme cách nơi đóng quân khoảng 2,5 km;
cứ chiều thứ 7 hai anh em lại rủ nhau đến gia đình người dân này chơi. Vùng này
do mới giải phóng nên tình cảm quân dân rất thân thiết.
Và
rất thịnh tình gia đình coi 2 anh em như người thân trong nhà. Thi thoảng 2 anh
em cũng giúp cùng gia đình dùng xe bò đi
chở phân ; chở giống ra ruộng cho anh chị. Quá đỗi thân thuộc anh chị còn cho
mượn cả xe đạp đi về doanh trại những hôm chơi khuya quá 22 giờ đêm.
Anh có một cái đồng hồ Seiko Nhật
thỉnh thoảng anh cho 2 anh em mượn những hôm phải gác ca gần sáng? Lí do những
ca gác gần sáng chỉ những ai đã là lính mới hiểu? Lính mà gác các ca đầu hay
vặn đồng hồ để cho nhanh hết ca; ai gác ca gần sáng thường gác 2-3 giờ là
chuyện thường. Nên buổi chiều mà tiểu đội trưởng lên lịch là hai an hem hay đi
mượn đồng hồ để biết giờ ? Và anh chị lại cho mượn khi có ca gác gần sáng đến…?
Lại nói khi mới giải phóng; nhìn lớp lính già (Nhập ngũ
những năm 60- 70 ) ai cũng có một con seiko automatic Nhật hoặc Oorient
automatic Nhật nhìn lớp mặt dạ quang trắng hoặc xanh là điều mơ ước của lớp
lính trẻ; lính mới. Vì lính trẻ lính mới binh nhì binh nhất; hoặc Hạ sỹ lương
có 5 đồng; khi mới giải phóng thì đồng hạng 500 ngàn (một tờ tiền ngụy) sao mua được đồng hồ?
Hôm nay nhân ngày sinh nhật (28/8) con trai mua tặng bố một con Seiko
Nhật có giá 10 triệu đồng Việt Nam; lại nhớ về một thời gian khổ khi còn trong
quân ngũ; nghĩ đến những ca gác mà lòng bồi hồi sao xuyến? Một thời quân đội ta
còn nghèo đã tôi luyện lên những con người anh dũng làm nên lịch sử và đầy tự hào của quân đội ta từ Nhân Dân mà
ra./.
(Ngô Lê Lợi-Nhân ngày
sinh nhật và kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2018 ở Hà Nội)