ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Vào nhà mới nên chọn ngày tốt?

Chúc mừng Thầy Nguyễn Ngọc Thuyết nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2012
           Khi  mới học môn “Dịch học” nhiều người không tin lắm vào các cách chọn ngày tốt xấu? Bởi vì nhiều người cho rằng “người xưa” căn cứ vào chu kì chuyển vận của mặt trời, mặt trăng và các vì sao...mà phân định ra thời tiết , làm thành lịch để phục vụ lao động sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khi đó do kiến thức nhận biết của con người còn hạn hẹp nên cứ đời nọ truyền đời kia nên thành “sách lịch” đến đời nay; và nay con người do khoa học phát triển nên không tin vào cách chọn ngày của “người xưa” .

            Nhưng qua nghiên cứu môn “Dịch học” thì có thể những nhận định trên đã nhầm; vì con “người xưa” rất thông minh và hơn chúng ta ngày nay!

Chuyện thế này; ở châu Phi ở nước cộng hòa Gabon có một mỏ quặng Uranium (dùng làm năng lượng hạt nhân, năng lượng nguyên tử) nước này do lạc hậu về khoa học và công nghệ , tự mình không thể sản xuất được tinh quặng Uranium mà phải xuất khẩu qua nước cộng hòa Pháp. Năm 1972 một nhà máy của Pháp đã nhập khẩu quặng này của Gabon. Sau khi về sử dụng thấy hàm lượng rất thấp và nghi ngờ là Gabon đã sử dụng rồi xuất sang Phap. Nước Pháp đã cử một đoàn nghiên cứu sang hiện trường mỏ của Gabon; Quan thăm dò khảo sát đánh giá ; điều bất ngờ đã xẩy ra là mỏ quặng lớn nhất của Gabon là một lò phản ứng hạt nhân đã sử dụng cách đây...2 tỷ năm trước và lò đã vận hành được trên 50 vạn năm. Như vậy trái đất của chúng ta đã từng có một nền văn minh nhân loại rất hiện đại và cách chúng ta ít nhất trên 2 tỷ năm trước. Đây chính là nền văn minh tiền sử và loài người xuất hiện như thế nào và biến mất một cách kì lạ? Các vốn kiến thức như “Kinh dịch”; “Phong thủy”; Học thuyết âm dương ngũ hành...chắc chắn là của nền văn minh tiền sử mà ngẫu nhiên tồn tại đến ngày nay và truyền đời và có thể nước Việt Nam ta đã tiếp thu được từ nền văn minh trước đây?..

            Về môn “Dịch học” thầy Nguyễn Ngọc Thuyết phó Giám đốc Trung tâm: Trung tâm nghiên cứu và phát triển Kinh dịch thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á. Trong bài giảng về “Lập quẻ Dịch và dự đoán theo quẻ Dịch” Thầy Thuyết có nói về ý nghĩa  của việc chọn ngày vào nhà mới, cưới hỏi...nên chọn thật cẩn thận nếu không sẽ gặp họa hay gặp trắc trở sau này.(Chọn ngày tốt cho tất cả các  loại công việc)

Câu chuyện có thật về “Xem ngày chết của cái quạt của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm-một người rất giỏi Dịch học ở Việt Nam”.

Sấm Trạng Trình thì nhiều người biết nhưng ít người biết rằng lúc sinh thời, cụ Trạng đã từng tự kiểm chứng khả năng tiên tri (dự đoán ) của mình khi tự lấy số tử vi cho cái quạt rồi cẩn thận theo dõi kết quả để xem mình đoán đúng hay trật.

Một hôm trời mùa hạ, bà Trạng đi chợ mua về cho cụ một cây quạt giấy. Cụ tính ngày giờ, rồi lấy cho cây quạt một lá số tử vi. Cụ đoán ra cái ngày chết của nó. Tất cả những việc làm ấy, cụ đều bí mật không cho một ai hay. Cụ phân vân nghĩ: “Nếu để dùng, lâu ngày nó sẽ rách hoặc thất lạc đi, cái đó là sự bình thường. Nếu đúng như số thật, thì quả nó như vậy, mọi việc đều do nơi tiền định, không ai có thể ngăn cản được, thì ta hãy cất đi xem nó ra thế nào. Đúng đến ngày ấy, nó có chết thật không?”

Nghĩ vậy, cụ niêm phong cây quạt và treo ngay trên chỗ đầu giường. Tới ngày, cây quạt vẫn còn nguyên. Bữa đó từ sáng đến chiều, cụ ở nhà cả ngày để xem cây quạt chết ra sao. Thỉnh thoảng cụ lại ngắm nghía, và lấy phất trần phủi những hạt bụi bám xung quanh.

Trưa hôm ấy, người cháu gọi bà Trạng bằng cô, có việc cần, đến mấy lượt thỉnh cụ lại chơi, cụ cũng từ chối không đi. Anh ta nghĩ cho cụ giận mình về việc chi mà không nói, đến than thở, nói với bà Trạng, để nhờ bà đốc cụ đi dùm cho, không có, công việc anh không thành.

Bà Trạng từ sáng đã ngứa mắt thấy cụ cứ chốc chốc lại phủi bụi cho cây quạt. Bà lên đốc cụ đi sang cho nhà cháu. Cụ không đi. Bực mình, bà Trạng liền la lối ỏm tỏi: “Ông ở nhà làm gì, con cháu nó mời mấy lần, mà ông không chịu sang. Tôi mua quạt về dùng, đâu phải để ông cất đi, làm đày tớ mà phủi bụi cho nó”

Vừa la lối bà Trạng vưa nhẩy lên với lấy cây quạt xé tan nát thành từng mảnh. Thấy vậy, cụ Trạng cả cười nói: “Đúng thật, ta tưởng nó chết thế nào, thì ra như vậy đó”.Bà Trạng cũng không biết ý cụ nói thế là làm sao. Lúc đó cụ mới chỉnh tề khăn áo đi sang nhà người cháu, và kể lại đầu đuôi câu chuyện với mọi người. Ai nấy cũng đều phục cụ là tiên tri”.

            Một câu chuyện khác về tài dự đoán của Ngài! Khi còn làm quan Ngài hay đến  dinh Tổng Đốc Hải Dương thăm. Và khi biết ở đây đang xây dựng lại Phủ ; Ngài hay đi lại xem xét và biết ngày, giờ của các loại vật liệu xây dựng công trình này.

            Truyện rằng: “Lúc sắp mất, Trạng có giao cho con cháu một cái ống tre sơn son thếp vàng gắn bít hai đầu và dặn đến đúng năm tháng ấy ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Tống Đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu vãn được tình thế gia đình nhưng tuyệt đối không được ai mở xem, trừ quan Tổng đốc.

Cái ống tre ấy truyền đến người cháu 7 đời cụ, mới rước lên Dinh quan Tổng đốc, đúng vào ngày giờ đã ghi trong gia phả. Khi quan mở ống, thấy một cuộn giấy, ngài rút ra xem thấy có hai câu chữ nho:”Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách,/Nhĩ cứu ngã thất thế chi bần“.Nghĩa là :”Ta cứu mày khỏi sà nhà đổ,Mày cứu ta cháu bảy đời nghèo”.

Đang lúc bận việc, quan Tổng Đốc thấy hai câu nói xấc xược gọi quan bằng mày ấy, ngài cả giận sẵn cầm chiếc quạt, ngài đứng dậy chạy lại định đánh người cháu Cụ. Nhưng vừa bước khỏi sập, chiếc xà nhà đã từ ngay trên đỉnh đầu đổ rớt xuống đánh rầm một cái. Phúc bảy mươi đời, ngài mới bước ra, nên không sao.

Quan Tổng Đốc lúc đó mới giật mình, hiểu rõ Cụ Trạng đã cứu cho mình khỏi cái chết bất đắc kỳ tử. Quan phải ân cần xin lỗi người cháu Cụ, mời về tư thất thế đãi cơm rượu, rồi đưa một số tiền ra giúp, để cứu vãn cho gia đình con cháu Cụ khi đó đang lâm vào hoàn cảnh cực kỳ túng thiếu”.

            Qua hai câu chuyện trên sẽ trả lời cho những ai còn băn khoăn học “Dịch học làm gì?” và có nên chọn ngày Tốt không? Hay thây kệ vô sư vô sách!

(Ngô Lê Lợi-tháng 12/2012)

                          
                Hình ảnh lớp Dịch học-Tử vi do Trung tâm nghiên cứu và phát triển kinh dịch Đông Nam Á đào tạo







                                                                                



                                                                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét