Ông Phàn Tà Khé đón nhân Bằng khen của Thủ tướng CP |
Trong câu chuyện về các dân tộc ở Hà Giang, Ngô Văn Long nói : “Người Dao bây giờ tiến bộ lắm; điển hình là ông Phàn Tà Khé dân tộc: Dao; Đảng viên- Chủ Tịch UBND xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì – Tỉnh Hà Giang ”.
Nói đến ông Phàn Tà Khé, tôi nhớ rất rõ là người dân tộc Dao, quê ở xã rẻo cao Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì; những năm 2002-2003 đã là một nông dân sản xuất giỏi nhờ thành công của mô hình điểm. Trong những năm này đây thật sự là xuất hiện nhân tố mới, đột phá. Ông đã mạnh dạn đầu tư làm giàu như : có hơn 2,6ha rừng trồng, nhận trồng thêm 2 ha rừng của các hộ neo người; có 10 con trâu, 15 con dê và trên 100 con gia cầm các loại. Gia đình còn đầu tư mua máy sản xuất chè mi-ni chế biến chè xanh trị giá trên 30 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 6-7 lao động địa phương, tổng thu nhập đạt gần 100 triệu đồng/năm.
Là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa cách trung tâm huyện 32 km. Xã Nậm Ty rất khó khăn; nằm ở phía Nam lại là cửa ngõ của huyện Hoàng Su Phì; Có 7 dân tộc cùng sinh sống là: Dao, Mông, Kinh, Tày, Cao Lan, Hoa Hán, Mường; Địa hình dốc, chia cắt bởi các khe suối. Nền kinh tế xã chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu. Sản phẩm hàng hoá trao đổi có nhưng rất ít, đời sống của đồng bào nhìn chung gặp nhiều khó khăn, là một xã nghèo của huyện, tỉnh và cả nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển, trưởng thành; Đặc biệt cho đến năm 2001 trở lại đây với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư nhiều chương trình phục vụ phát triển sản xuất và đời sống; cùng với sự quan tâm của Tỉnh, Huyện, nhân dân xã Nậm Ty đã đoàn kết cùng phát triển, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở... Tuy được các nguồn vốn của nhà nước đầu tư cho xã, song còn dàn trải và chưa tập trung đồng bộ.
Trước thực trạng chung của các xã trong huyện, nhu cầu xây dựng cơ sở trường lớp cho học sinh, làm đường xuống các thôn bản, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng trụ sở thôn, làm cầu qua suối... là rất lớn và cần thiết. Tuy nhiên để chờ được sự đầu tư kinh phí và vật chất của Nhà nước tới xã không kịp thời.
Ông Khé đã cùng tập thể Đảng ủy- chính quyền xã Nậm Ty đã thấm nhuần tư tưởng “Học và làm theo tấm gương của Bác Hồ” trong tình hình hiện nay và chủ động xây dựng các chương trình, hạng mục cần tập trung xây dựng, phát động nhân dân “Xã hội hoá các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn”, để huy động sức dân xây dựng từng hạng mục công trình.
Với tinh thần đoàn kết vượt khó đi lên, sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong xã và làm tốt công tác dân chủ ở cơ sở, mọi việc đều thông qua dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Từ đó quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, xuất phát từ cơ sở thực tế của địa phương còn nhiều khu xóm chưa có nước sinh hoạt, ông Khé đã đến từng thôn, bản họp và bàn xây dựng, ưu tiên xây dựng mương để lấy nước ăn và tưới cho ruộng lúa. Hai con mương Hồ Piên và Tân Minh sau hơn một năm huy động sức dân đã hoàn thành , làm lợi cho xã, huyện hơn 2 tỷ VND.
Ngoài ra, ông Khé biết nếu chỉ trông chờ vào sự đầu tư của trên thì nguồn vốn và kinh phí trên cấp có hạn; Là một chủ tịch ông đã năng động họp cấp uỷ bàn bạc, họp dân lấy ý kiến, huy động nội lực trong nhân dân để đóng góp tiền của, công sức, vật liệu để xây dựng các công trình mà dân thấy thiết thực. Do vậy, nếu năm 2005 toàn xã mới có một tuyến đường giao thông 4m đến trụ sở các thôn. Thì
hai năm 2009 và 2010 xã huy động nhân dân mở đường ô tô vào đến 8/8 thôn bản. Đã mở mới thêm được 7 tuyến đường với tổng chiều dài là 11Km, với tổng giá trị thực hiện là 135 Triệu đồng, đảm bảo cho việc thuận tiện đi lại giao lưu hàng hoá, phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho nhân dân.
Đối với các công trình xây dựng cơ bản, xã đã huy động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, vật liệu xây dựng và công sức cho: 2 trường học cao tầng, bốn điểm trường, ba nhà lưu trú giáo viên, học sinh = 16 gian (Trị giá = 500 triệu đồng, trong đó: dân đóng góp = 300 Triệu đồng), một nhà làm việc trụ sở xã, một nhà công vụ xã, 8 nhà trụ sở thôn được xây dựng nhà cấp bốn, một nhà hai tầng Trạm y tế, một nhà hai tầng làm việc ở xã, hai công trình cung cấp nước sạch ở 2 khu dân cư Km 38 và khu chợ Nậm Ty, tổng giá trị công quy ra tiền và vật liệu nhân dân đóng góp về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng tổng giá trị khoảng trên 2 tỷ VND.
Tại đại hội thi đua yêu nước lần thứ 4 của tỉnh Hà Giang, ông Phàn Tà Khé vinh dự được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ. Trong niềm vinh dự và tự hào đón nhận phần thưởng cao quý của Chính phủ ông Khé tâm sư: Xã Nậm Ty, còn là xã nghèo, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn bởi xuất phát điểm thấp. Bên cạnh đó địa hình, địa mạo dốc, rễ trôi trượt trong mùa mưa, hệ thống giao thông hạn chế đang làm giảm tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Hiện nay Huyện đã chọn thôn Tấn Xà Phìn của Nậm Ty làm điểm trong 5 thôn xây dựng nông thôn mới; ngoài sự đầu tư của Nhà nước ra thì xã: từ cấp ủy đến chính quyền đến chi bộ các trưởng thôn, bản phải nỗ lực và nỗ lực huy động sức dân, nỗ lực huy động cộng đồng để đầu tư thích hợp cho mục tiêu xây dựng nông thôn miền núi phát triển. Trong đó: Đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi nội đồng, điện, trường học và trang bị nghề, khoa học kỹ thuật để nhà nông tự vươn lên.
CTV: Ngô Lê Lợi- 09/7/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét