ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Làm giàu từ cây chè shan tuyết ở huyện Hoàng Su Phì




                                                                     
Cây chè của người dân tộc Dao do xưởng chè  Chiến Hảo  km 38  trồng-thu mua và  SX 

Đã gần một năm về hưu, nay trở  lại thăm nơi công tác cũ là huyện Hoàng Su Phì  của Hà Giang. Đến thăm nhà  anh Hoàng Hải Lý , nay là Chủ tịch huyện ; nói chuyện và thân mật mời uống nước chè. Anh hào hứng nói về việc phát triển cây chè  còn gian nan và việc phát triển cho thương hiệu cây chè của huyện .
 Anh Lý nói: “ Nói đến chè Hà Giang là nói đến chè  của huyện Hoàng Su Phì  từ lâu đã nổi tiếng với  những vùng chè Shan tuyết cổ thụ mọc trên độ cao trên 1.200m so với mực nước biển. Ở độ cao này, có những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân cao 2-3m, tán rộng, lá chè hấp thụ nguồn không khí trong lành đã tạo ra hương thơm, lại rất sạch với vị đượm rất đặc trưng của vùng chè Hoàng Su Phì ”. 

Ông  Vũ Văn Chiến Giám đốc chè xanh Chiến -Hảo km 38 Nâm Ty và Tác giả

Vị chè của Hoàng Su Phì khác nơi khác là vị chát ngọt, ngậm trong miệng thấy vị ngòn ngọt lan tỏa lâng lâng rất dễ chịu, rất tốt cho giải nhiệt và chữa bệnh. Nguyên liệu sản xuất chè được chọn lọc từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, sinh trưởng trên vùng núi có độ cao trên 1.200m quanh năm mây mù bao phủ; không dùng các loại phân bón và thuốc trừ sâu. Chè uống được chế biến theo phương pháp cổ truyền với công nghệ phù hợp tiến tới sản xuất bằng công nghệ hiện đại, sản phẩm trở thành đặc sản của chè Hà Giang.

Đến nay, vùng chè hàng hoá của Hoàng Su Phì đã mở rộng ra 12 xã với diện tích 350 ha, trong đó 270 ha cho năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha. Mở rộng diện tích chè, các cơ sở chế biến chè trên địa bàn cũng không ngừng tăng với 49 cơ sở chế biến chè công nghiệp và chế biến trong dân; trong đó, có 5 Hợp tác xã chế biến chè quy mô 3-5 tấn/ngày, 43 cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 200-1.000kg chè búp tươi/ngày.

Thông thường theo các tua, tuyến du lịch du khách thường hay mua chè của hai xã nằm trên trục đường ô tô từ Bắc Quang vào huyện . Lý do rất đơn giản bởi hai xã này có sản lượng chè cao  và có chè ngon bán, lại tiện đường đi lại,thuận tiện cho mua bán. Chè thường được du khách mua ở hai cơ sở là hợp tác xã chè Phìn Hồ ở xã Thông Nguyên ( có thương hiệu: FIN HO TRA) và xưởng chế biến chè xanh Chiến Hảo (có địa chỉ: Chè shan tuyết cổ thụ Tấn Xà Phìn, thôn Tấn Xà Phìn xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì  tỉnh Hà Giang. Có thương hiệu: chè shan tuyết Chiến Hảo).
HTX chè Phìn Hồ: Ở xã Thông Nguyên chè sản xuất chủ yếu của người Dao thôn Phìn Hồ  thôn này có trên 120 ha cây chè Shan tuyết cổ thụ có tuổi đời từ 50 năm đến hơn 150 năm được nhiều thế hệ trước thừa kế lại. Những năm trước đây chè được người Dao hái, chế biến thành chè xanh xô, chè vàng, chè lam rồi đem ra huyện bạn Bắc Quang bán cho người dưới xuôi lên buôn chè, một số chè cho ngựa thồ qua biên giới bán cho Trung Quốc  lấy tiền mua hàng hóa thiết yếu phục vụ cho gia đình. Ngoài ra họ đem chè đi đổi lấy lương thực, thực phẩm, vải vóc với người các dân tộc khác trong vùng không trồng được chè. Do giá chè lên xuống thất thường, có năm chè thu hái, chế biến không có người mua nên có một số hộ có cây chè ở xã  đã chặt bỏ cây chè để lấy đất trồng lương thực. Nhưng người Dao vẫn thủy chung với cây chè do thế hệ trước để lại, không những thế nhiều hộ còn  trồng thêm cây chè. Người Dao  vẫn chưa vừa lòng vì cây chè của họ cho nguyên liệu họ tốt mà chè họ làm ra chưa được thị trường tiêu thụ mạnh. Nguyên nhân đã được người Dao tìm ra đó là họ chưa có kỹ thuật để làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, phương tiện để chế biến chè thô xơ, thủ công, nhỏ lẻ…Và để có sản phẩm chè đạt chất lượng cao, được thị trường chấp nhận, người Dao ở Phìn Hồ đã họp nhau lại thành hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè. Đứng đầu là anh Lý Chòi Nhàn , người con của bản làng, anh đã xin đi học đại học “vừa học vừa làm” tại tỉnh; để học cách làm giàu đưa đời sống của người Dao thôn Phìn Hồ đi lên.
Năm 2008, hợp tác xã chè của  người Dao  đã đầu tư trên 1 tỷ VND (trong đó vốn nông nghiệp trọng tâm của huyện Hoàng Su Phì hỗ trợ 250 triệu VND ) lắp đạt một dây chuyền chế biến chè tại trung tâm thôn và mua 20 máy chế biến chè mi ni cho các hộ ở thôn. Để mọi người đều biết chế biến chè sạch, HTX đã mời Trường Dạy nghề của tỉnh về mở 2 lớp cho nhân dân của thôn học kỹ thuật thu hái chè, chế biến các loại chè theo tiêu chuẩn, từ đó chọn lọc một số xã viên HTX làm công nhân của HTX... Ngoài ra HTX còn cử người có trình độ đi tham quan, học tập để chế biến chè ngon ở các tỉnh như  Yên Bái, Thái Nguyên. Chè tươi của 100% nhân dân trong thôn được HTX thu mua theo giá thỏa thuận theo thời vụ đảm bảo người dân và HTX đều có lãi. Đến nay năng xuất ổn định là trên 20 tấn chè xanh đạt chất lượng cao. Sản phẩm chè Phìn Hồ đã có mặt ở thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận .
Vụ chè một này của năm 2011, HTX đã xuất xưởng trên 10 tấn, bán với giá 90.000đ đến 100.000đ. Năm nay HTX phấn đấu sản xuất trên 30 tấn chè xanh đạt chất lượng cao bán trên thị trường. Theo đó thu nhập người lao động đạt từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng. Hiện nay, chè Phìn Hồ có đại lý tiêu thụ, tiếp thị tại các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng sơn, Hà nội, Hải Phòng… và cả Thái Nguyên nơi có tiếng chè ngon. Thu nhập người lao động đạt từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng. Hiện nay, chè Phìn Hồ  đã tiếp thị và có đại lý tiêu thụ tại các tỉnh: Hà Nội, Tuyên Quang, thành phố Hà Giang,  Phú Thọ,  Lạng sơn, Hà nội,  Thái Nguyên.Ngày nay, người Dao ở Phìn Hồ đã không còn lo thiếu cái ăn mà  đang vươn tới khá giả và trở nên giàu có  nhờ phát triển và làm giàu từ cây chè shan tuyêt. 
Xưởng chế biến chè xanh Chiến Hảo ở xã Nậm Ty cách huyện Hoàng Su phì khoảng 30 km: do vợ chồng anh Vũ Văn Chiến cùng vợ là chị Hảo thành lập năm 2009. Anh Chiến quê ở một xã thuộc đồng chiêm trũng của tỉnh Hà Nam; trong  những năm 80 vợ chồng anh là công nhân thuộc công ty chè Hà Giang, Đến năm 1994 công ty chè giải thể, vợ chồng mua đất lập nghiệp tại thôn Tấn Xà Phìn xã Nậm Ty. Ở xã Nậm Ty , toàn xã có 8 thôn ; với 7 dân tộc sinh sống là Dao, HMông, Kinh, Mường, Tày, Cao Lan và Hán. Dân số toàn xã có hơn hai nghìn bốn trăm dân, với  hơn năm trăm hộ, trong đó dân tộc Dao có dân số lớn nhất chiếm 78%, tiếp đến là dân tộc HMông chiếm 20%, các dân tộc khác chỉ chiếm 2% dân số. Do điều kiện đất dốc, dân cư thưa thớt, địa hình chia cắt mạnh và giao thông kém phát triển nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đạt rất thấp dưới 2.000.000đ / người/năm, nhưng trong đó thu nhập từ chè chiếm 45-50%; nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển.
Anh thấy tiềm năng từ cây chè là rất lớn. Để tự cứu mình và để làm giàu chính đáng từ cây chè, và giúp nhân dân trong vùng xóa đói giảm nhanh nghèo; Vì xã Nậm Ty và các xã lân cận có  diên tích cây chè cho sản lượng chè lớn. Từ thu nhập chè để nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực. Gia đình anh đã chủ động  huy động vốn trong gia đình anh em họ hàng để đầu tư xây dựng một nhà xưởng  đểt thu mua   và sản xuất  chè rộng  400m2. Mua máy móc làm chè trên 1 tỷ VND (Trong đó được huyện HOàng Su Phì  hỗ trợ 80 triệu VND). Từ khi xưởng sản xuất đi vào hoạt động ; xưởng đã thu mua chè tươi của ba xã là Nậm Ty, Nam Sơn, Bản Péo; phục vụ tốt thu mua hết chè tươi của trên 200 hộ dân sống bằng nghề trồng chè. Giá cả linh hoạt theo từng vụ, bình quân 6.000đ đến 7.000 đ/ 1kg chè tươi. Giá  này gấp đôi những năm  trước . Xưởng chè Chiến Hảo thường xuyên có 20 công nhân là người địa phương với mức lương từ 3.500.000 đđến 4.000.000đ/tháng/người. Mỗi năm bình quân xưởng của anh sản xuất được 50 đến 60 tấn chè khô giá chè khô khoảng 30.000đ/kg, trong đó chè xanh chất lượng  cao khoảng 10 đến 15 tấn, giá bán 90.000đ đến 100.000đ/kg;  vụ giáp tết giá bán có thể lên đến 120.000đ đến 140.000đ/kg. Làm giàu chính đáng từ cây chè  đến nay gia đình anh đã định cư và bước đầu đã xây dựng được một ngôi nhà hai tầng khang trang  rộng khoảng 100m2,   sắm được một ô tải 2,5 T  phục vụ cho thu mua chè tươi và một ô tô du lịch 7 chỗ ngồi.
Kết thúc bài này muốn nói lên tâm sự của anh Hoàng Hải Lý Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì: "Huyện Hoàng Su Phì  đang phấn đấu từ nay trở đi không những chỉ tạo ra những vùng chè tập trung mà còn kêu gọi đầu tư xây dựng các cơ sở, nhà máy chế biến chè với công nghệ hiện đại, từng bước tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao, có uy tín, thương hiệu trên thị trường; để nhân dân vùng chè ngày càng giàu lên từ cây chè shan tuyết ”./.
  (Hà Nội, ngày 5/7/2011- CTV Ngô Lê Lợi)
                                                         

Chè thành phẩm
                                                                       
Xưởng chè Chiến Hảo

Thương hiệu chè Chiến Hảo có mặt trên thị trường Hà Giang


 

Đường Vào huyện  Hoàng Su Phì bây giờ rất đẹp

Xem thêm ở:   phuongdonghoaloi.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét