ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Lập nghiệp trên miền quê mới Sóc Trăng.



Vợ chồng CCB Phạm Văn Dòng ở phường 10 thành phố Sóc Trăng
                                                                   
Cứ mỗi năm hội đồng ngũ  những cựu chiến binh của thôn Thanh Nộn xã Thanh Sơn -huyện Kim Bảng- tỉnh Hà Nam lại gặp nhau một ngày để kỷ niệm ngày nhập ngũ: 10/12 hàng năm. Hôm đó vui lắm, anh em tụ tập  chén rượu, chén trà rất vui. Ngày hôm đó khoảng trên hai mươi anh em gặp mặt, người xa nhất là ở Hà Nội, Nam Định, số còn lại ở ngay trong huyện.

Hội đồng ngũ chụp năm 2004
                                                                    
Hội đồng ngũ thôn Thanh Nộn xã Thanh Sơn hàng năm gặp mặt ảnh chụp 30-4- 2006
                                                                             
Hàng năm gặp nhau, luôn luôn thiếu một người bạn cũng là cựu chiến binh; giải phóng xong miền Nam anh ở lại chiến trường , lấy vợ và  lập nghiệp trên vùng quê mới  tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam bộ; người đó là anh Phạm Văn Dòng.
                                                                            
Dòng ở xóm 2 thôn Thanh Nộn; nhớ ngày nhập ngũ đang học cấp III trường huyện; ở cái tuổi 20 ấy có biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui ở cái thôn quê, chưa mưa đã ngập chưa nắng đã hạn ấy. Bù lại tạo hóa lại cho quê hương một con sông Đáy đẹp như giải lụa vắt qua xã. Những đêm thanh gió mát trai gái đưa nhau ra đây tình tự. Gió mát hiu hiu thổi, nhìn đoàn thuyền ăn hàng đầy ắp xuôi ngược trên sông. Ánh trăng  vàng rải xuống dòng sông và phản lên một màu vàng giàu có cho quê hương. Đâu đó rìu dặt tiếng sáo trúc ai thổi nghe trầm bổng làm cho buổi tối thêm huyền ảo. Vui nhất vào những ngày hè, lũ trẻ con đánh đu trên mấy cây phượng vĩ, nóng trong người chúng lại  rủ nhau xuống sông tắm, đùa nghịch sao mà ngày ấy vui thế nhỉ?

Lứa tuổi những người ở vào trạc tuổi 17-19-20 , ăn còn chưa no mà đã được vào bộ đội để đánh giặc. Những năm tháng ấy ai mà trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì mừng lắm, vì mình đã trưởng thành, muốn thoát ly ra khỏi làng, rồi ra sao thì ra. Còn những bậc cha mẹ thì lại lo lo, con mình còn nhỏ, ăn chưa no lo chưa tới đi bộ đội không biết có theo kịp anh kịp em không?

Nhớ đêm xã đoàn tổ chức liên hoan, sao mà vui thế. Có văn nghệ hẳn hoi, tuy là “cây nhà lá vườn” thôi nhưng mà vui. Cũng đêm ấy xã tổ chức liên hoan bánh kẹo, uống trà, mỗi tân binh chuẩn bị nhập ngũ được tặng một cái túi có 1 týp thuốc đánh răng và 1 bàn chải, có lẽ đây là tặng vật đầu tiên trong cuộc đời của mỗi thanh niên mới lớn. Nhớ lại đêm đấy không biết có phải mùng một hay là ngày gì đó mà ở đình Thượng các cụ đi lễ đình; và các cô gái làng cũng đi theo mang giúp lễ; Đám tân binh rủ nhau đi ra đình để xem....và có người còn trêu gái, Thanh niên là vậy đấy! Có thể nói đa số thanh niên lên đường nhập ngũ năm ấy không ai có mảnh tình vắt vai để mà thương mà nhớ (trừ mỗi anh Tam năm ấy cưới vợ trước lúc đi bộ đội). Cho nên tình yêu mà những người lính đã giành cho ai là sâu nặng lắm, có gỡ cũng không ra đâu.

Rồi hôm sau, xã đội giao quân cho huyện đội, mỗi người được phát quân trang ngay, mặc vào, tuy theo số nhưng  đều rộng thùng thình. Trông buồn cười lắm, lại trêu nhau. Anh chỉ huy nhận quân, phải nghiêm mặt anh em tân binh mới không trêu nhau. Và đêm đấy, đến 10 giờ  khoảng gần 600 quân của huyện hành quân bộ ra bến tàu Phủ Lý  về nơi huấn luyện, tàu chạy đến gần sáng là đến Bỉm Sơn –Thanh Hóa, vì là tàu quân sự nên đi không nghỉ.

Buổi đầu đi bộ đội là như vậy đấy. Phía trước là mặt trận, là Mỹ-Ngụy, là sự  gian khổ và có thể phải hy sinh vì đất nước, vì nhân dân. Nhưng phía sau người của người lính là gì; là trách nhiệm của người thanh niên khi đất nước có giặc, là gia đình, là người thân, là lũy tre xanh, là dòng sông Đáy mến thương.

Đã đi đánh giặc là gác lại tất cả gia đình, quê hương, bạn bè...có người còn có cả vợ, con, sự nghiệp nữa...
         
Một thời của người lính là như thế, đi đánh giặc mà lòng nhẹ nhõm thanh cao, không đòi hỏi, không yêu cầu; chỉ biết tuân lệnh của chỉ huy ra đi chiến đấu để giải phóng Miền Nam.
          Trong những người lính đã trở về với đời thường, có người ăn ra làm nên thành đạt nhưng cũng có người còn khốn khó. Nền kinh tế mang đậm nét thị trường là như vậy. Có người thì tiến lên , có người thì thụt lùi thậm chí có người quẫn trí và tự sát. Điểm lại một số anh em để biết.

Trong số đó Biểu là người như vậy, với gần chục năm ở chiến trường, chiến tranh và khó khăn nhưng anh vẫn tồn tại, anh đã chiến đấu, đã qua nhiều chiến trường từ chiến Đông Nam bộ đến Tây Nam bộ và đã chiến thắng trở về lấy vợ, sinh con; nhưng vốn không có trình độ văn hóa, lại làm ăn khó khăn ở vùng quê chiêm trũng làm chẳng đủ ăn, mà áp lực gia đình lại lớn.Nên anh đã tìm đến cái chết. Hàng năm họp đồng ngũ hội vẫn mời vợ anh đến dự.

Trong số anh em đồng ngũ có lẽ Minh là gặp may mắn nhất; quê anh ở thôn Bút Sơn có nhà máy xi măng lớn nhất miền Bắc những năm 90 do cộng hòa Pháp giúp. Tiềm năng của quê anh là có nhiều núi đá vôi. Anh đã xin quy hoạch một quả núi để khai thác đá xây dựng; đến nay anh đã đầu tư một dây chuyền sản xuất đá xây dựng với số vốn vài tỷ đồng. Tuy sống ở quê nhưng anh có lẽ là đàng hoàng nhất trong hội, có tiền tiêu rủng rỉnh, gần vợ con, gần họ hàng lối xóm.

Sau là Anh Tam, khi ra quân với hai bàn tay trắng, về quê không trình độ văn hóa, không nghề nghiệp, anh lọ mọ kinh doanh đủ thứ nghề, lên rừng lấy củi về mở ngay lò nung vôi tại nhà; huy động cả nhà làm vôi, nhưng chẳng ăn thua gì, vì phải mua đá, thuê ô tô , đầu tư thì nhiều bán lãi chẳng được bao nhiêu. May quá có người bạn làm nghề xây dựng công trình cầu-đường giao thông cho anh đi cùng để trông vật liệu, ban đầu anh bạn giao cho những công trình nho nhỏ và cho vay vốn. Và thật không phụ công con người có sức khỏe có trí, có công mài sắt có ngày nên kim. Chăm chỉ như con kiến tha lâu cũng đầy tổ, nay gia đình anh có hẳn một công ty có tiếng và liên danh liên kết thêm. Công ty của anh hoạt động trên vùng miền núi Sơn La chuyên nghành làm các công trình giao thông. Đến nay anh có một cơ ngơi kha khá, có  hẳn một khu nhà có mấy trăm mở thị trấn Văn Điển Hà Nội; có ô tô riêng để đi lại. Mừng nhất các cơn anh đã thành đạt, cũng theo nghiệp bố cũng hành nghề xây dựng công trình giao thông. Các con anh đều đã trưởng thành và anh đã lấy vợ gả chồng cho các con, anh chị đã lên ông bà mấy năm nay rồi. Xin chúc mừng cái hạnh phúc mà anh tự tìm và có được đến ngày hôm nay; Hạnh phúc mà có hôm nay anh hơn chúng tôi vì anh đã mang nó đi chiến trường nên nó đẹp mãi mãi.

Anh Kỷ, từ khi ra quân về quê anh chịu khó học thêm, có bằng cấp 3 anh tham gia vào Hội đồng nhân dân xã Thanh Sơn, hiện nay anh là phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã Thanh Sơn và đang theo  học lớp  cao cấp lý luận.

Anh Tùng về quê, anh  còn tham gia thoát ly công tác nay nghỉ mất sức, có lương hưu lại có một quán bia nho nhỏ đủ cho sinh hoạt gia đình.

Có lẽ phải nhắc đến một người nữa là Hiếu, Hiếu ở gần nhà Dòng nhất; ra quân về địa phương Hiếu tham gia vào Đoàn xã giữ chức bí thư xã Đoàn. Có lẽ thời bao cấp phù hợp với Hiếu hơn có lương sống cũng dễ chịu. Nhưng Hiếu không năng động lắm, do vậy một thời gian thì nghỉ Đoàn xã; xã cấp cho một miếng đất ở gần ủy ban xã , cũng làm một căn nhà nho nhỏ; ngày ngày vợ Hiếu bán hàng rau cỏ theo “mua gì bán nấy”, không hiểu chợ ở quê bán như vậy có đủ ăn không?

Còn tác giả thì sao. Đã tham gia vào chiến dich: Cuộc tấn công và nổi dậy của quân và dân miền Nam-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử của dân tộc;  và thuộc mũi miền Tây Nam bộ ; Đơn vị xuất phát từ  tỉnh Cămbốt (trên đất Campuchia), đơn vị đã quân quản thành phố Cần Thơ tại căn cứ hải quân Bình Thủy khoảng một tháng; sau đó chuyển quân về  gần phi trường ở tỉnh Sóc Trăng. Phiên hiệu của đơn vị là D23-11.  Đơn vị hay đi lại quen nhất là đường Trần Hưng Đạo, nay là trục lớn nhất của Sóc Trăng - vì trùng với quốc lộ 1; tỉnh lúc đó do mới giải phóng nên không cho bộ đội đi chơi, mà theo chế độ huấn luyện tại doanh trại và gác. Nếu đi lại ra ngoài doanh trại phải 3 đến 5 người;  đi ra ngoài ít lắm. Đơn vị ở khi đó  có lẽ  bây giờ gần trường quân chính quân khu 9  ; đóng quân ở Sóc Trăng được 3 tháng. Do khi ấy Cam pu chia bắt đầu gây hấn; nên đơn vị hành quân lên trấn giữ ở căn cứ Chi Lăng ở huyện biên giới Tri Tôn (Châu Đốc-Ann Giang). Sau đó được Bộ quốc phòng cho ra Bắc học ở trường giao thông đường bộ thuộc tỉnh Vĩnh Phú, ra trường tháng 5/1980; Bộ Giao thông vận tải điều tăng cường cho tỉnh Hà Tuyên (gồm Tuyên Quang và Hà Giang bây giờ).Và trên  31 năm sống , công tác ở huyện miền núi biên giới Hoàng Su Phì của Hà Giang, tham gia cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới của bá quyền Trung Quốc trên 11 năm (1980 đến 1991); có thể nói Hoàng Su Phì là huyện có tuyến giao thông đi lại khó khăn nhất miền Bắc tính đến thời điểm này. Đường độc đạo vào huyện dài có 60 km nhưng có đến trên 70 “khúc cua”; tuy nay đã nghỉ hưu rồi nhưng  mong muốn được Đảng- Nhà nước-Chính phủ và tỉnh Hà Giang nên ưu tiên và quan tâm vốn để  đầu tư cải thiện mở đường giao thông để con đường này để đồng bào đi lại cho dễ dàng hơn.

Mỗi năm về họp hội, các bạn lại nhắc đến Dòng, thâm tâm muốn vào miền Nam thăm bạn nhưng điều kiện không cho phép,  nay mới có điều kiện đi thăm bạn. Bay vào đến thành phố Hồ Chí Minh là 10 giờ đêm 10/7; ngày 11 dự lễ khai trương chi nhánh của của con trai song, là ngày 12 thuê taxi đi Sóc Trăng ngay. Phải nói lên điều không tưởng là miền Tây Nam bộ đổi mới nhiều quá. Cái mới nhất là giao thông bây giờ quá thuận tiện; nếu nói từ năm 1998 vào Cần Thơ phải qua hai con phà thì nay là hai cây cầu quá đẹp là Mỹ Thuận và Cần Thơ.  Cái thứ hai là phương tiện giao thông rất nhiều và đa dạng. Nếu ngày trước giải phóng chỉ có mấy hãng xe đò thì ngày nay có rất nhiều hãng xe chở khách và taxi. Miền Tây Nam bộ thật đúng với câu ngạn ngữ  “miền tây gạo trắng nước trong ai vô trong đó thì không muốn về”; ngon nhất là cơm trắng ăn với cá kho tộ thì quên sầu luôn. Nên  Dòng mê câu đó nên đánh hết giặc rồi mà đâu muốn về quê là vậy.

7 giờ sáng xe taxi chuyển bánh, theo dự định là ngủ một đêm tại nhà Dòng để tâm sự loài chim biển. Đi cùng Mẹ và vợ. Xe đi từ thành phố Hồ Chí Minh  qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, đến Sóc Trăng dài 240 km. Đường đi miền Tây Nam bộ đẹp quá, đường bằng phẳng, hai bên đường là những cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay. Những ruộng lúa đang mùa thu hoạch trải dài đến tận chân trời. Xa xa những thôn ấp đầm ấm, quây quần tuy nhiên do quỹ đất nhiều nên các mái nhà ở khá xa nhau như kiểu ở của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc. 11 giờ trưa; còn cách Sóc Trăng 10km, nghỉ ăn trưa bên một quán cạnh con kênh thấy tàu xuồng đi lại xình sịch. Ăn theo kiểu cơm phần, 30 nghìn /người; cơm gạo trắng, với canh ngó sen nấu cá rô đầu vuông,thêm đĩa cá lóc dán, ngon quá ta. 12 giờ đến thành phố Sóc Trăng thành phố bây giờ mới quá không còn quá khứ ở nơi đây. Từ miền Bắc đã có dự định là đi đến chùa Dơi Sóc Trăng ngôi chùa của người khme. Khi đóng quân ở đây đã cùng mấy anh em trong đơn vị trốn đi vào chùa; ngày ấy chưa hiểu nhiều về Phật giáo chỉ thấy chùa có nhiều Phật thôi.

Cổng vào chùa Dơi Sóc Trăng (Vợ chồng tác giả và mẹ tác giả)

Một góc chùa Dơi Sóc Trăng Tác giả và mẹ tác giả)

Trong chùa Dơi-Tượng Phật tổ niết bàn
                                                                     
Nhưng nay thì biết rồi. Chùa Dơi được xếp hạng là Di tích danh thắng cấp Quốc gia đầu tiên ở Sóc Trăng . Đây là ngôi chùa của đồng bào Khme, có kiến trúc, hoa văn đặc sắc, to đẹp vào bậc nhất trong số 92 ngôi chùa Khme của tỉnh. Đặc biệt, từ hàng trăm năm nay, khuôn viên rộng trên 3ha với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi. Ngôi chùa này đã hơn 400 tuổi. Chùa thờ phật. Xe đỗ cách chùa khoảng 300m, phải đi xe lôi vào chùa.

Sau đó quay ra đường Trần Hưng Đạo đường trục chính của thành phố Sóc Trăng bây giờ. Hỏi thăm vào nhà của Dòng. Hỏi mấy người quanh khu trường quân chính là tìm thấy; vì đã là lính trinh sát rồi nên đã có kinh nghiệm hỏi đường; Tìm vào những gia đình bộ đội có tuổi 56-60 tuổi thì dễ hỏi vì những cỡ đó mới biết về Dòng. Quả là tìm thấy.

Vào nhà thấy vợ và con của Dòng mừng quýnh,  thấy Dòng khỏe mạnh là mừng rồi. Bây giờ Dòng  đang là Chủ tịch hội cựu chiến binh của phường 10. Dòng trông khỏe lắm, và còn rất nhanh nhẹn. Ngồi với Dòng, câu chuyện xoay quanh những kỷ niệm về đời lính, anh em, chuyện quê hương. Đời người ai cũng vậy có chuyện vui buồn,  “mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” phải không Dòng? Cách mạng thành công nhờ ơn Đảng, Bác Hồ, quân đội, nhiều mảnh đời đổi mới. Có gia đình đang là nghèo hèn do cống hiến với cách mạng được đổi đời đủ ăn đủ mặc tiến tới giàu có; ngược lại các gia đình địa chủ, cường hào , hay chống phá cách mạng bị trừng trị trở thành nghèo khó việc đổi ngôi này âu cũng là do tạo hóa hay chăng?  
                                                                              
Vợ-chồng Phạm Văn Dòng  khi mới xây dựng  gia đình và con gái đầu chụp 1982
                                                                   
Phạm Văn Dòng tâm sự năm 1982 anh lấy vợ, chị là quân y sĩ cùng đơn vị và cháu gái đầu sinh năm 1982  bây giờ cũng là giáo viên, xây dựng gia đình rồi chồng công tác ở tỉnh đội Sóc Trăng. Cháu thứ hai là trai làm nghề xây dựng bước đầu cũng tạm đủ ăn, cũng xây dựng gia đình rồi vợ là cô giáo, và có một cháu gái rất xinh. Vợ dòng đã nghỉ hưu hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng kinh tế đủ ăn. 
"Mái ấm" của Phạm Văn Dòng
                                                                      
Gia đình ở trên một công đất khoảng 1000 m2, xây được một căn nhà khoảng 40 -50m2 , xung quanh trồng rau, cây trái, nuôi gà làm thực phẩm,  thế là ổn quá rồi.

Tác giả  và Bạn CCB Phạm Văn Dòng

Vợ chồng Tác giả  và vợ chồng Bạn Phạm Văn Dòng (Vườn nhà Dòng)

                                                                   
Gia đình anh toàn phần hưởng lương, các cụ ta có câu “trông lên thì không bằng ai, nhìn xuống chẳng ai bằng” . Cuộc sống là thế, mà giấc mơ chắc cũng chỉ thế thôi, đòi gì nữa; xưa cha ông ta có câu “một túp Lều tranh hai trái tim vàng” ở gia đình Dòng thấy đúng lắm.

Con Dâu và cháu nội

Con gái và cháu nội
                                                                    
Tâm giao 3 tiếng đồng hồ, Mẹ muốn về thành phố Hồ Chí Minh không muốn ngủ lại, vì con trai Ngô Hoàng Đông đã bố trí tour du lịch đi Campuchia vào ngày mốt rồi, nên chia tay vợ chồng Dòng về để cho Mẹ nghỉ một hôm vì Mẹ đã 78 tuổi rồi. Dòng hỏi có còn trở lại không? Trở lại chứ vì đã ngồi nhâm nhi với nhau đâu. Bữa nay đến để cho biết nhà thôi, còn đến nữa. Vợ con Dòng chuẩn bị cho mấy gói bánh Pía đặc sản của Sóc Trăng và,  bắt cho một con gà ta miệt vườn. Nể quá, chẳng lẽ bạn cho không lấy. Nhận quà  thôi. Cảm ơn thịnh tình của vợ chồng Dòng và các cháu.

Nay về Bắc rồi, nhớ mãi buổi gặp Dòng, nhớ người bạn thuở tuổi hoa thời  chăn trâu cắt cỏ, tuổi đuổi bướm, bẻ hoa,  tuổi  học trò như vô vàn chuyện cổ tích đã viết thành sách: “nhất quỉ nhì ma thú ba học trò” sau trên 35 năm mới gặp lại . Chúng ta tuy tóc đã điểm sương nhưng tình bạn, tình đồng đội vẫn còn mãi mãi, phải không Dòng nhỉ? Chúc vợ chồng thật hạnh phúc, chúc các con Dòng thành đạt , chúc cuộc sống luôn vui và khỏe.
Chúc tình cảm của Hội hội đồng ngũ – những cựu chiến binh của thôn Thanh Nộn- xã Thanh Sơn đẹp mãi !

(Hà Nội, 22/7/2011-Ngô Lê Lợi).

Vườn cây trái của Phạm Văn Dòng

Con gái (cả) của Phạm Văn Dòng hiện là cô giáo tiểu học
                                                                          
Con dâu và cháu nội của Phạm Văn Dòng

Các ban đồng môn: Thành-Yến-Nguyễn Chí Thành (xóm 1) và Nguyễn Hồng Quang xóm 3

Các bạn Dũng ở xóm 3 và Bạn Phạm Hải Yến ở xóm 1

Gặp  mặt hội đồng môn bạn học với Dòng (lớp 7A) năm 2011 (chụp ở nhà Bạn Công)

Gặp mặt hội đồng môn  lớp 7A-đầu năm 2011

Gặp mặt hội đồng môn (lớp 7A) năm 2007 (Bạn Yến tổ chức gặp mặt)
                                                                           
Viết thêm : Ngày 29/4/2023 3 anh em (Kỉ -Thắng-Lợi) cùng nhập ngũ 12/1974 và cùng thôn Thanh Nộn  đã về thăm lại nơi đóng quân ngày đầu nhập ngũ tròn 49 năm : thôn Đồng Trẩm -xã Thành Tiến-huyện Thạch Thành -Thanh Hóa . Nơi đây đổi mới và rất phát triển. Cánh đồng Trẩm là nơi đóng quân của đơn vị C2-D 858 và cách đó vào gần chân núi Dâu nơi đóng quân của D bộ 858. Màu xanh bát ngát của lúa. Mấy anh em đi lại con đường rèn vai ; rèn chân khoảng 15 ngày đi lấy củi từ Đồng Trẩm ra trung tâm huyện đến khu vực lấy củi là đội 7 nông trường Thạch Thành khoảng 10 km . 
Nhớ mãi hôm đó là ngày đầu nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có đợt không khí lạnh tràn về Thạch Thành và Thành Tiến trời mưa rất to. 
Anh Phạm Văn Kỉ (áo trắng) -Anh Nguyễn Văn Thắng (áo đen) 

Đồng Trẩm và phía sau cánh đồng Trẩm và Núi Dâu 





Ăn cơm ở nhà hàng Hiếu Quý (phố Cát TT Vân Du -Thạch Thành-TH)


                                                                           

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét