ẢNH CHỤP GIA ĐÌNH 21/12/2012

THẦY PHONG THỦY-TỬ VI-TRẠCH CÁT


NHẬN TƯ VẤN: phong thủy-Tử vi và xem ngày tốt xấu các việc::
+Phong thủy Dương trạch và Âm trach. Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng; bếp nấu; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Âm trạch tư vấn đặt mộ, lấy hướng trong nghĩa trang hoặc khu mộ gia đình.
+Chọn ngày Tốt các công việc: Xem tuổi xây nhà, sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới, ăn hỏi. Mua sắm ô tô và xe máy.
+Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.
Xem Tử vi: Dự đoán vận mệnh cuộc đời-Dự đoán năm lấy vợ, lấy chồng. Đại tiểu vận làm ăn tốt; Dự báo tang ma, ốm đau, vận hạn và Hóa giải đề cuộc sống tốt đẹp hơn.



Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Về nơi hoằng hóa bằng ánh sáng Phật pháp.

Chùa Hoằng Pháp huyện Hóc Môn TP Hồ Chí Minh-13/7/2011
                                                                             

Đó là chùa Hoằng Pháp ở  xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc cách thành phố khoảng 30km đi xe taxi hết 15 đến 20 phút.

Hôm đến chùa là ngày 13/7, chùa đang có khóa tu cho khoảng 3000 em học sinh. Ngay ở cổng vào chùa ban tổ chức của nhà chùa đang đón học sinh.

Theo quý thầy ở ban tổ chức chùa Hoàng Pháp hàng năm đón nhận các khóa tu cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, khóa tu  thứ nhất năm 2007 nhận hơn 300 em, khóa thứ II năm 2008 nhận hơn 700 em, khóa tu thứ III năm 2009 nhận hơn 1700 em, khóa thu thứ IV  2010 nhận hơn 3000 em, khóa tu  thứ V  năm 2011 sẽ đón nhận hơn 6000 em  và  khóa này sẽ chia làm 2 đợt, chùa đang đón học sinh  đợt 2 khoảng 3000 em.  Và có điều lạ là khóa tu học cho lứa tuổi học trò mà  năm sau lại cao hơn năm trước. Nhà chùa đã có lịch khóa tu cho cả mùa hè 2012 rồi đấy.

Thật đúng là nơi  hoằng hóa Phật pháp ! Thế mới biết tại sao chùa Hoằng Pháp lại có đông các gia đình phật từ gửi con em mình vào tu tập.

Theo quy định của nhà chùa trong những ngày các em học sinh vào tu học, nhà chùa đóng cửa không cho khách và phật từ vào thăm viếng chùa. Nhưng gia đình của tôi là ngoại lệ; vì trình bầy từ miền Bắc vào thăm, và từ thành phố xuống từ ngay buổi sáng, sau khi ban tổ chức hỏi người có trách nhiệm của chùa, quý thầy nhất trí đưa gia đình tôi và Mẹ tôi vào thăm viếng chùa.

Tôi biết về chùa Hoằng Pháp cũng không lâu , khoảng chừng 8 đến 9 năm gì đó, thông qua một người quen của vợ tôi cùng  bán hàng ở chợ tạm phố Trung Kính. Thỉnh thoảng cho “một đĩa băng về ánh sáng Phật pháp”; và  có lẽ chùa Hoàng Pháp là chùa đã giành nhiều thời gian và tiền của để phát tặng khách thập phương băng đĩa để hoằng hóa Phật pháp và đạo phật.

Hiện nay ở nhà tôi có chừng trên 20 đĩa, rất nhiều đĩa do Thầy Thượng Tọa Thích Chân Tính thuyết giảng , những đĩa này chủ yếu mua ở chùa Quán Sứ -Hà Nội; được  biết   chùa  Hoàng  Pháp đến nay đã phát hành ra rất nhiều  đĩa. Hôm đến chùa nhà chùa phát tặng cho đĩa “Bậc Đại Nhân –bài của thầy Thích Chân Tính”, chắc đây là đĩa mới nhất: nói về Phật Tổ Thích Ca Mô Ni.

Giới thiệu về chùa: Có lẽ đây là ngôi chùa to nhất miền Nam. Chùa tọa lạc trên khu đất diện tích 06 ha, tại thôn Thành Ông Năm, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 

Ngay cổng chùa là Tượng phật Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
                                                                          
Ngoài việc tu hành,  hoằng truyền Phật pháp, xây dựng ngôi Tam Bảo, Chùa Hoằng Pháp  luôn quan tâm đến người hoạn nạn. Năm 1965, trước cảnh màn trời chiếu đất của đồng bào bị chiến tranh tàn phá tại Đồng Xoài, trủ trì nhà chùa  đã đón nhận 60 gia đình gồm 261 nhân khẩu về chùa nuôi dưỡng trong 8 tháng, sau đó mua đất xây  55 căn nhà cho đồng bào định cư.

Năm 1968, do chiến tranh những trẻ thơ mất cha lạc mẹ không nơi nương tựa hoặc nghèo đói thất học ngày càng nhiều, nhà chùa lại thành lập viện Dục Anh, tiếp nhận 365 em từ 06 đến 10 tuổi về nuôi dạy. Năm 1974, với dự định mở làng cô nhi tiếp nhận thêm hàng ngàn trẻ thơ bất hạnh và thành lập đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, nhà chùa đã mua 45 mẫu đất tại ấp Phú Đức, xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh. Công việc khai hoang đắp đường đang tiến hành thì tháng 4/1975 đất nước thống nhất,  nhà chùa đã hiến số đất đó cho Ban Quản trị khu Kinh tế mới Lê Minh Xuân.

Chùa Hoằng Pháp có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao bóng mát quanh năm. Là địa điểm rất lý tưởng cho các em học sinh  đến sinh hoạt dã ngoại và cắm trại. Nhà chùa  đã tổ chức nhiều trại Hè  cho các em học sinh ở đây.

chùa  Xây dựng mang dáng vẻ cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút, 02 tầng mái ngói màu đỏ. Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bằng  bêtông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài ốp gạch men, mặt trong quyét sơn . Nền lát gạch granite nhập từ Tây Ba Nha. Toàn bộ cánh cửa, án thờ đề làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất tinh vi.
   
Dưới gốc cây Đào tiên trong sân chùa


                                                                           
Hai bên bậc cấp dẫn lên thềm tiền đình chính điện là hai con sư tử lớn bằng xi măng. Hai bên cửa chính điện là hai bức phù điêu khắc tượng thần Kim Cang với vẻ mặt cương nghị, thân hình mang dáng đẹp khỏe mạnh của người lực sĩ. Nội điện gồm tiền Phật hậu Tổ. Tiền điện thờ phật Tổ Thích Ca Mô Ni ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định, chiều cao khoảng 4,50m. Phía trên chung quanh vách tường là 07 bức phù điêu bằng xi măng chạm khắc hình ảnh cuộc đời đức Phật từ lúc xuất gia cho đến khi nhập niết bàn. Phía trên và dưới bức phù điêu đối diện với tượng Phật là hai hàng chữ “Phật Nhật Tăng Huy - Pháp Luân Thường Chuyển”. Trước án thờ là bao lam bằng gỗ điêu khắc hình “cửu long chầu nguyệt”. Phía trên bao lam là ba cuốn thư cũng bằng gỗ khắc chữ Hán; cuốn ở giữa đề THIÊN NHƠN SƯ, hai cuốn hai bên đề chữ TỪ BI và TRÍ TUỆ.
Hậu Tổ thờ cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử, Tổ khai sơn chùa Hoằng Pháp. Và trên tường là hai bức phù điêu miêu tả cuộc đời hành đạo của Ngài. Hai bên tả hữu là bàn thờ chư hương linh.

Đối diện với chính điện là tượng Phật Tổ  Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật tọa thiền dưới gốc cây Bồ đề. Phía trước cây Bồ đề là cổng tam quan mới đựơc xây dựng vào tháng 6/1999. Từ ngoài nhìn vào cổng tam quan, cổng chính đề chữ CHÙA HOẰNG PHÁP, hai cổng phụ bên trái đề chữ TỪ BI, bên phải đề chữ TRÍ TUỆ .



Mẹ và vợ tác giả (trong chính điện)

Trong chùa Hoằng Pháp (Con trai thứ Ngô Hoàng Đông)
                                                                                           
Tu gì ở chùa Hoằng Pháp: Trong 49 năm thuyết pháp, tùy theo căn cơ chúng sinh, đức Phật Tổ Thích-ca Mô-ni chỉ dạy tám vạn bốn ngàn pháp môn tu. Trong đó, pháp môn niệm Phật không ai hỏi mà Phật tự thuyết.

Niệm Phật là niệm danh hiệu Phật A-di-đà. A-di-đà có 3 nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang và Vô lượng công đức. Vô lượng công đức là công đức nhiều không thể nghĩ bàn, Vô lượng thọ là sống lâu không thể tính đếm, và Vô lượng quang là ánh sáng vô lượng, chiếu soi cùng khắp.

Đến chùa Hoằng Pháp nhớ lời Phật dạy chúng ta:  Phật niệm Phật để mau được thành Phật. Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết, nước dưới sông có lúc đục lúc trong, con người có đoàn tụ tất phải chia ly, có sinh ắt có tử. Do đó, muố n thoát luân hồi khổ, thoát khỏi sinh diệt phải gấp niệm Di-đà. Chỉ cần tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên, người niệm Phật sẽ được an lạc trong hiện tại, tương lai chắc chắn sẽ được vãng sinh…Chùa Hoằng Pháp nơi đây dưới sự hoằng pháp của các quý Thầy ;còn là nơi xây dựng nét sơ khai ban đầu cho các em nhỏ khi mới bước vào đời , là nền tảng vững chắc để các em tạo dựng niềm tin và sức mạnh về một lối sống lành mạnh; bảo tồn những giá trị tâm hồn cao đẹp của dân tộc , hướng đến đời sống chân-thiện-mỹ ; xa dời những cám dỗ, tiêu cực và cực đoan trong xã hội./.
Hà Nội 25/7/2011-Ngô Lê Lợi.

Công đức xây dựng chùa

Chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Hồ Chí Minh (Vợ và mẹ tác giả)
Công đức ở chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Hồ Chí Minh
                                                                    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét